Nếp cẩm có tác dụng gì? Gạo lứt đen có phải là gạo nếp cẩm không?

Nếp cẩm có tác dụng gì? Gạo lứt đen có phải là gạo nếp cẩm không? Hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn về gạo nếp cẩm các bạn nhé!

Gạo nếp cẩm là gạo gì?

Gạo nếp cẩm là gạo gì?

Gạo nếp cẩm (black rice) hay còn được gọi là gạo nếp than, là các loại gạo thuộc giống loài Oryza sativa và là một loại gạo trong số họ gạo nếp.

Gạo nếp cẩm thường có màu đen sẫm và sẽ chuyển sang màu tím sẫm khi được nấu chín. Màu tím đậm của nếp cẩm chủ yếu là do hàm lượng anthocyanin cao có trong gạo, hàm lượng còn cao hơn tính theo trọng lượng so với các loại hạt khác.

Gạo nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20% so với các loại gạo thường khác. Gạo nếp cẩm còn chứa tới khoảng 8 loại amino acid cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác tốt cho sức khỏe. Trong gạo nếp cẩm chứa khá nhiều chất xơ, các chất chống oxy hóa. Đặc biệt, nếp cẩm cũng là nguồn cung cấp vitamin E phong phú.

Gạo nếp cẩm có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau như cháo, các món tráng miệng, bánh gạo nếp cẩm, bánh mì, mì sợi, sữa chua nếp cẩm…

Nếp cẩm có tác dụng gì?

Nếp cẩm có tác dụng gì?

Nếp cẩm rất giàu dưỡng chất đa và vi lượng có lợi cho sức khỏe

Theo cơ sở dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture - USDA), gạo nếp cẩm chứa hàm lượng protein cao nhất, chiếm khoảng 9% trọng lượng khô. Bên cạnh đó, hàm lượng sắt sinh học của nếp cẩm cũng rất cao, đây là loại khoáng sinh học có vô cùng vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng hồng cầu, các đơn vị tế bào giúp vận chuyển oxy đến toàn bộ các cơ quan trọng trong cơ thể của chúng ta.

Gạo nếp cẩm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao

Nếp cẩm chứa hàm lượng cao về chất đạm, chất xơ tiêu hóa và sắt sinh học. Bên cạnh đó, gạo nếp cẩm còn chứa 23 hoạt chất sinh học có tính chống oxy hóa cao bao gồm cả flavonoids và carotenoids. Các chất chống oxy hóa này vừa nhiều hàm lượng lại vừa có hoạt tính sinh học cao, đây là một giải pháp sinh học an toàn để trung hòa, hóa giải tác hại của các gốc tự do - nguyên nhân gây lão hóa.

Gạo nếp cẩm giàu hoạt chất sinh học anthocyanin

Hoạt chất sinh học anthocyanin thuộc nhóm flavonoids thực vật có trong gạo nếp cẩm là một loại sắc tố hữu cơ có màu đỏ hoặc màu đỏ tía, tím và xanh đậm… Chất anthocyanin này có công dụng chống viêm, chống oxy hóa và hỗ trợ chống ung thư mạnh mẽ. Bên cạnh đó, anthocyanin còn có thể giúp cơ thể chống lại một số bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tim, bệnh béo phì và một số loại ung thư.

Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Các hoạt chất sinh học nhóm flavonoids và các chất chống oxy hóa khác có trong gạo nếp cẩm đã được chứng minh hỗ trợ giúp cơ thể phòng chống bệnh tim mạch và các tai biến tim mạch hiệu quả.

Hỗ trợ phòng chống ung thư

Theo các nghiên cứu khoa học trên thế giới, gạo nếp cẩm được chứng minh là có khả năng hỗ trợ phòng chống ung thư đại tràng và giúp làm giảm tế bào ung thư, đồng thời giúp hạn chế khả năng di căn ở những trường hợp bị ung thư vú.

Hỗ trợ sức khỏe cho đôi mắt

Thành phần lutein và zeaxanthin có trong gạo nếp cẩm khá nao cùng với các hoạt chất chống oxy hóa khác sẽ giúp hỗ trợ sức khỏe mắt của chúng ta rất hiệu quả. Các chất lutein và zeaxanthin còn có công dụng chống viêm rất hiệu quả, giúp phòng ngừa thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi. Đồng thời, chúng còn bảo vệ võng mạc thông qua việc hạn chế các tác hại của gốc tự do và các ánh sáng xanh từ môi trường bên ngoài.

Gluten-free giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Nếu cẩm chứa thành phần dinh dưỡng không có gluten (gluten–free) nên rất an toàn. Nếp cẩm là loại thực phẩm thay thế lý tưởng các chất bột đường khác cho những bệnh nhân Celiac, đây là một loại bệnh về rối lại tiêu hóa do không dung nạp được gluten.

Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của gan

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, gạo nếp cẩm có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm mỡ ở gan và các bệnh lý thoái hóa mỡ khác ở gan không do rượu gây ra.

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Gạo nếp cẩm có chứa thành phần giàu anthocyanin, chất xơ tiêu hóa và các polyphenolic, các chất này giúp tác động đến quá trình điều hòa đường huyết thông qua cơ chế điều phối các bể chứa đường dự phòng ở các cơ và gan, đồng thời giúp kiểm soát hấp thu đường từ ruột vào máu.

*Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tài liệu khoa học và y khoa.

Gạo lứt đen có phải là gạo nếp cẩm không?

Gạo lứt đen có phải là gạo nếp cẩm không?

Gạo lứt

Gạo lứt và nếp cẩm có giống nhau không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hai loại gạo này nhé.

Như đã đề cập ở trên, gạo nếp cẩm (black rice) hay gạo nếp than là một loại gạo nếp có màu đen sẫm hoặc tím đem, đỏ đậm và khi nấu chín sẽ thường có màu tím đậm.

Trong khi đó, gạo lứt (brown rice) là các loại gạo chỉ loại bỏ phần vỏ trấu và vẫn được giữ lại lớp cám bên ngoài. Gạo lứt không có màu trắng như các loại gạo thông thường và thường rất giàu chất dinh dưỡng.

Vậy gạo nếp cẩm và nếp than có giống nhau không? Câu trả lời là chúng không giống nhau, nếp cẩm và gạo lứt là hai loại gạo hoàn toàn khác nhau.

Phân biệt gạo lứt và nếp cẩm

Phân biệt gạo lứt và nếp cẩm

Để phân biệt gạo nếp cẩm và gạo lứt, chúng ta sẽ phân biệt chúng dựa trên các yếu tố sau đây:

Về ngoại hình của gạo

  • Gạo nếp cẩm: Nếp cẩm thường có hạt mẩy, hạt gạo hơi dài hoặc tròn gần giống hạt gạo nếp thông thường.
  • Gạo lứt: Gạo lứt có nhiều hình dạng khác nhau, gạo lứt nếp thì thường có hạt tròn và gạo lứt tẻ thì hạt thon hơn.

Về màu sắc của gạo

  • Gạo nếp cẩm: Gạo nếp cẩm thường có màu cơ bản là đỏ đậm và tím đen.
  • Gạo lứt: Gạo lứt sẽ có màu sắc tùy thuộc vào loại gạo lứt. Nhìn chung, gạo lứt thường có màu hơi vàng, bạn có thể nhìn rõ vỏ cám và phôi mầm của hạt gạo.

Về độ dẻo khi nấu của gạo

  • Gạo nếp cẩm: Gạo nếp cẩm rất dẻo, các hạt gạo thường bám dính vào nhau, chín mềm và có mùi mang đặc trưng của gạo nếp.
  • Gạo lứt: Gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp đều có độ dẻo ít, khi ăn thường có cảm giác cứng và bạn phải nhai kỹ mới nuốt được.

Về khả năng nảy mầm của gạo

  • Gạo nếp cẩm: Gạo nếp cẩm không thể nảy mầm vì chúng đã được loại bỏ lớp vỏ cám và phôi mầm trong quá trình xay xát.
  • Gạo lứt: Gạo lứt hoàn toàn có khả năng nảy mầm nếu chúng được ủ đúng và mầm gạo lứt là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.

>>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Bạn đang xem: Nếp cẩm có tác dụng gì? Gạo lứt đen có phải là gạo nếp cẩm không?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết