Mùng 3/3 Âm là ngày gì?

Hằng năm cứ vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, các gia đình người Việt lại cùng nhau làm những đĩa bánh trôi, bánh chay đầy màu sắc dâng lên ban thờ tổ tiên, Thần linh... Vậy ngày mùng 3/3 Âm là ngày gì? Liệu đây có phải là ngày bánh trôi bánh chay không? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.

Mùng 3/3 Âm lịch là ngày gì?

Mùng 3 tháng 3 Âm lịch chính là Tết Hàn Thực. Một số địa phương còn gọi ngày này với cái tên dân dã hơn đó chính là ngày bánh trôi bánh chay. Bởi cứ vào ngày này hằng năm, người dân lại chuẩn bị các nguyên liệu để làm bánh trôi, bánh chay dâng lên ban thờ Phật, ban thờ gia tiên, Thần linh. Đây cũng chính là một trong những ngày Tết quan trọng và có ý nghĩa to lớn với người dân Việt Nam.

Ngày bánh trôi bánh chay

>>> Có thể bạn quan tâm: 

Tìm hiểu về nguồn gốc của ngày Tết Hàn Thực mùng 3/3 Âm lịch

Theo tiếng Hán, "Hàn" có nghĩa là lạnh, "Thực" có nghĩa là thức ăn. Vậy nên "Tết Hàn Thực" chính là ngày Tết ăn đồ lạnh. Sở dĩ ngày Tết này xuất hiện tại Việt Nam là do sự du nhập văn hóa từ Trung Quốc bởi lẽ đây chính là phong tục xa xưa tại Trung Quốc, và xuất hiện từ thời Xuân Thu (770 - 221 TCN).

Chuyện kể rằng, vua Tấn Văn Công nước Tấn lúc bấy giờ gặp phải cảnh lưu vong, hết trú nước Tề, lại qua nước Sở. Bên cạnh Tấn Văn Công có một hiền sĩ tên Giới Tử Thôi đi theo phò trợ và giúp đỡ ông rất nhiều.

Một hôm, trên đường đi lánh nạn, lương thực, thức ăn của 2 người đã cạn kiệt hết, Giới Tử Thôi đành lén cắt 1 miếng thịt ở đùi mình đem nấu cho vua Tấn Văn Công ăn. Vua ăn xong thì mới biết rõ sự tình và vô cùng cảm kích trước tấm lòng của Giới Tử Thôi.

Về sau, Tấn Văn Công dành lại ngai vàng, trở về làm vua nước Tấn và đã ban thưởng rất hậu hĩnh cho những người có công. Tuy nhiên, ông lại quên mất Giới Tử Thôi. Mặc dù vậy, Giới Tử Thôi cũng không lấy làm oán hận mà chỉ nghĩ phò tá vua là chuyện nên làm. Sau đó, Giới Tử Thôi đã đưa mẹ mình vào núi ở ẩn.

Mãi sau, Tấn Văn Công nhớ ra mới cho người đi tìm Giới Tử Thôi nhưng ông nhất quyết không quay trở về. Lúc này, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng với ý định ép Giới Tử Thôi quay về. Tuy nhiên, Tấn Văn Công không ngờ đã vô tình đẩy 2 mẹ con Giới Tử Thôi vào chỗ chết.

Tấn Văn Công vô cùng ân hận bèn cho lập miếu thờ. Hằng năm cứ vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch là ngày mất của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn và ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ ngày hôm trước. Vì thế, ngày này về sau được gọi là Tết Hàn Thực.

>>> Tham khảo: Văn khấn ngày mùng 3 tháng 3, bài cúng Tết Hàn Thực chuẩn nhất

Tết Hàn Thực

Ý nghĩa của ngày bánh trôi bánh chay - ngày Tết Hàn Thực

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, ngày Tết Hàn Thực vẫn có những nét rất riêng, mang đậm chất văn hóa Việt.

Khác với ngày Tết Hàn Thực của người Trung Quốc, vào ngày này, người Việt Nam chúng ta không kiêng lửa mà vẫn nấu bình thường. Đặc biệt, người Việt còn sáng tạo ra bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho đồ ăn lạnh để phù hợp với ý nghĩa của từ “Hàn Thực”.

Với người Việt, Tết Hàn Thực là dịp để thể hiện sự thành kính đối với công ơn dưỡng dục của ông bà, tổ tiên, những vị vua, tướng có công gây dựng đất nước... Không chỉ dâng bánh trôi, bánh chay lên ban thờ vào ngày 3 tháng 3, ở một số địa phương của Việt Nam, người dân còn tổ chức tiệc bánh trôi, bánh chay để dâng lên Hai Bà Trưng vào ngày 6 tháng 3 Âm lịch hay dâng lên vua Hùng vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch.

Vậy ngày 10 tháng 3 Âm lịch chính xác là ngày gì? Mặc dù người dân có làm bánh trôi, bánh chay vào ngày này nhưng ngày 10 tháng 3 lại không hề liên quan tới Tết Hàn Thực. Chính xác thì ngày 10 tháng 3 Âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc ngày Quốc giỗ của Việt Nam. 

>>> Tìm hiểu: Giỗ Tổ Hùng Vương có được nghỉ không? Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ mấy ngày?

Ngày 3/3 Âm lịch là ngày gì

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được ngày mùng 3/3 Âm là ngày gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn đang xem: Mùng 3/3 Âm là ngày gì?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết