Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời 2021 là ngày nào? Hình ảnh Đức Mẹ hồn xác lên trời
Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời 2021 là ngày nào? Bài giảng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời như thế nào? chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời 2021 là ngày nào? Bài giảng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời như thế nào? META mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Nội dung
Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời 2021 là ngày nào?
Lễ Đức Mẹ lên trời (hay còn gọi là lễ Đức Mẹ Mông Triệu) là một ngày lễ quan trong của các Kito hữu thuộc Giáo hội Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, Cộng đồng Anh giáo bởi họ tin rằng khi Đức Maria qua đời thì linh hồn và thể xác của người đã được đưa về thiên đàng.
Giáo hội Công giáo Rôma định sự kiện này là một “tín điều” (điều phải tin) do Giáo hoàng Piô XII ban hành vào 1/11/1950 qua hiến chế "Munificentissimus Deus" (Thiên Chúa vô cùng vinh hiển). Trong hiến chế, Giáo hoàng Piô XII tuyên bố rằng: Sau khi hoàn tất cuộc đời Dương thế, Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa vừa vô nhiễm vừa mãi mãi đồng trinh, đã được đưa vào vinh quang thiên quốc cả hồn lẫn xác” bởi những ly do như “Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, thân xác Đức Giêsu sinh ra từ thân xác Đức Maria, thân xác Đức Maria không hề sa sút nhưng vẫn trinh khiết vẹn toàn và điều đó xứng đáng nếu thân xác ấy không bị hư nát sau khi chết. Hơn nữa, do đã liên kết chặt chẽ với Đức Kitô trong sứ mạng cứu độ của Người ở trần gian nên Đức Maria cũng thật xứng đáng được chia sẻ tình trạng vinh quang của thân xác.
Trong thánh kinh không có bằng chứng trực tiếp nào về việc Đức Maria lên trời. Hội thánh công giáo rút ra kết luận đó từ cách gọi Đức Maria đầy ân sủng được ghi trong Tin mừng Luca. Vì đầy ân sủng nên Đức Mẹ được gìn giữ khỏi phải chịu hậu quả của tội lỗi, tức là thân xác không phải hư nát sau khi chết và được hạnh phúc trên trời ngay cả khi ngày tận thế chưa đến. Khi đặt niềm tin vào việc Đức Mẹ hồn lên trời, Hội thánh không dựa vào kinh thánh mà dựa vào truyền thống được kể lại. Đây chắc chắn là giáo ly đã được mạc khải bởi vì các giám mục Công giáo trên toàn thế giới đã nhất trí tin rằng đó là một phần trong mạc khải của Thiên Chúa. Ngoài ra, niềm tin về Đức Mẹ lên trời cũng được biết đến như là nền Thần học Thánh Mẫu trong giáo hội chính thống Đông Phương.
Theo đó, Đức Mẹ hồn lên trời là một ngày lễ lớn, thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 hằng năm. Trong năm 2021 thì lễ Đức Mẹ lên trời vào Chủ Nhật ngày 15 tháng 8.
Bài giảng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời
Đức Maria là người được chúc phúc, không chỉ vì Mẹ là người đã lắng nghe Lời Thiên Chúa, mà còn vì Mẹ đã đem Lời Chúa ra thực hành. Khi đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa vào lòng của mình, Mẹ đã không giữ Ngôi Lời lại cho riêng mình mà vội vàng đem Chúa đến cho người khác. Hôm nay, cùng với toàn thể Hội Thánh, chúng ta hân hoan mừng lễ Đức Maria, hồn xác lên trời. Mẹ lên trời, mang lại cho chúng niềm hy vọng, cậy trông và đầy ủi an, vì Mẹ đi đâu thì chúng ta cũng đi đó. Nhưng tại sao Đức Mẹ lại được đặc ân cao cả như vậy? Bởi cứ theo lẽ thường, thì sau khi nguyên tổ phạm tội, tất cả loài người đều phải chịu đau khổ và cuối cùng phải chết. Thân xác của chúng ta, khi kết thúc cuộc đời này, phải hư nát đi, đợi chờ ngày phán xét trong cuộc phán xét chung thẩm. Nhưng đối với Đức Mẹ, trong niềm tin của chúng ta, thân xác Mẹ đã không bị hủy diệt, vì Mẹ được Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác. Phải chăng vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa? Phải chăng vì Mẹ đã được ơn vô nhiễm nguyên tội ngay từ lúc đầu thai? Phải chăng vì Mẹ là Đấng trọn đời đồng trinh? Hay phải chăng Mẹ đã đồng công cứu chuộc cùng với người Con chí thánh của mình là Đức Giêsu Kitô? Vâng, đúng như vậy. Nhưng hôm nay, Tin Mừng theo thánh Luca còn cho chúng ta biết thêm một lý do quan trọng nữa. Sở dĩ Đức Mẹ được đưa lên trời cả hồn lẫn xác là vì Mẹ là Đấng đã vâng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa. Mẹ là mẫu gương lắng nghe Lời Thiên Chúa Bài đọc thứ nhất được trích trong sách Sử Biên Niên, nói về việc vua Đavít cho triệu tập toàn dân lại, và tổ chức một cuộc rước kiệu hòm bia Thiên Chúa thật linh đình. Cùng với nhà vua, còn có những người đứng đầu các thầy Lêvi, các ca viên, nhạc công, với đàn sắt, đàn cầm, thanh la não bạt. Đoàn rước tiến đi trong tiếng đàn ca hoan hỉ cùng tiến về Lều Hội Ngộ – là nơi đặt Hòm Bia. Họ vừa đi vừa hát: “Lạy Chúa, xin lên đường tới nơi an nghỉ. Chúa và Hòm Bia oai quyền Chúa cùng đi”. Hòm Bia giao ước là chiếc hòm được chạm trổ công phu, trong đó có chứa 2 tấm bia giao ước có ghi 10 điều răn mà Thiên Chúa đã truyền cho dân của Ngài qua trung gian là Môsê. Đối với Itraen, sự hiện diện của Hòm Bia giao ước cũng chính là sự hiện diện của Giavê Thiên Chúa. Đó cũng là niềm tự hào của dân Chúa chọn, bởi vì xung quanh Itraen, không có vị thần nào lại trực tiếp ở với dân của mình. Quả thật, còn gì hạnh phúc hơn khi được Thiên Chúa ở cùng. Đức Trinh Nữ Maria cũng được nhìn nhận là Hòm Bia Thiên Chúa, như chúng ta vẫn đọc trong kinh cầu Đức Bà: “Đức Bà là Hòm Bia Thiên Chúa”. Sở dĩ chúng ta tuyên xưng như vậy, là vì Đức Mẹ là người đã cưu mang Ngôi Lời Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô trong cung lòng của mình. Kể từ lúc Mẹ nói lời xin vâng khi sứ thần Thiên Chúa truyền tin, thì cung lòng của Mẹ trở nên Hòm Bia cho Thiên Chúa ngự vào. Khi xuống thế làm người, Ngôi Lời Thiên Chúa đã không chọn một người Mẹ cao sang, quyền quý, nhưng đã chọn Đức Maria, một tì nữ thấp hèn, trong ngôi làng nhỏ bé Nazaret. Tại sao vậy? Thưa bởi vì Mẹ đã lắng nghe lời Thiên Chúa. Cũng như biết bao thiếu nữ Dothái khác, Mẹ cũng biết rõ lời ngôn sứ Isaia loan báo 8 thế kỷ trước đó: “Này đây, một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai”. Nhưng Mẹ không bao giờ nghĩ là mình lại chính là “thiếu nữ đầy ơn phúc ấy”. Chẳng thế mà khi thiên thần Gabriel truyền tin, Mẹ hết sức ngỡ ngàng: “Việc đó xảy đến thế nào, vì tôi không biết đến người nam?”. Sau khi nghe thiên thần giải thích, Mẹ đã hiểu rằng, Mẹ đang được mời gọi cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa và Mẹ đã cúi đầu thưa “Xin vâng” với tất cả sự khiêm tốn và lòng tin tưởng thiết tha: “Này tôi là nữ tì của Thiên Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”. Nếu không là người thường xuyên suy gẫm Lời Chúa, chắc hẳn khó lòng mà hiểu ngay ra được đâu là chương trình và ý định của Thiên Chúa. Mẹ là mẫu gương thực hành Lời Thiên Chúa Đức Maria là người được chúc phúc, không chỉ vì Mẹ là người đã lắng nghe Lời Thiên Chúa, mà còn vì Mẹ đã đem Lời Chúa ra thực hành. Khi đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa vào lòng của mình, Mẹ đã không giữ Ngôi Lời lại cho riêng mình mà vội vàng đem Chúa đến cho người khác như Tin Mừng theo thánh Luca đã thuật lại: Trong những ngày ấy, Đức Maria vội vã lên đường đi đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa, để gặp bà chị họ Êlisabet, khi ấy đang có mang được 6 tháng. Mẹ đã ở đó giúp bà chị họ cho tới khi “Mẹ tròn con vuông”. *** Mừng lễ Đức Trinh Nữ Maria hồn xác lên trời hôm nay, Lời Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy nhìn lại đời sống của mình xem chúng ta đã biết lắng nghe và thực hành Lời Thiên Chúa hay chưa? Trên một tấm bia mộ cổ của một người Công Giáo đạo đức có ghi đôi câu đối: “Tin không việc làm, đức tin chết. Sống chẳng yêu thương, cuộc sống tàn”. Quả thật, chủ đề “Lắng nghe và thực hành Lời Chúa”, có thể chúng ta đã nghe đến nhàm tai; nhiều người chép miệng: “ôi dào, biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Vâng, từ xưa tới nay, tôi và anh chị em đã từng tự hào mình là người có đạo, chúng ta đã nghe Lời Chúa rất nhiều, nhưng trong giáo xứ, đây đó vẫn có những tranh giành, vẫn có những gia đình chưa được hòa thuận, vẫn có những gian lận trong làm ăn, vẫn có những bất công trong việc hành xử với anh chị em cùng xóm làng, cùng xứ đạo. Liệu như vậy, có phải chúng ta đang thực hành Lời Chúa dạy ? Chúng ta tự hào rằng: mình vẫn đi nhà thờ, vẫn đọc kinh, tham dự Thánh Lễ, nhưng đôi khi lại thiếu bác ái với anh chị em của mình. Chúa nói: “Ai nghe và thực hành Lời Chúa thì như người khôn biết xây nhà trên đá”. Còn chúng ta, mặc dù tin vào Đức Ki-tô, nhưng trong cuộc sống thực tế, chúng ta lại xây ngôi nhà cuộc đời của mình trên những thứ cát như tiền tài, quyền lực, danh vọng... Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI đã khẳng định: “Ngày nay, người ta cần những chứng nhân hơn là những nhà giảng thuyết. Sở dĩ người ta nghe lời những nhà giảng thuyết bởi vì người ta đã thấy họ sống chứng nhân”. Thánh tông đồ Giacôbê Tông đồ cũng đã từng nói: “Bạn hãy chứng minh cho tôi thấy đức tin không có việc làm của bạn. Còn tôi, bằng việc làm, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy thế nào là tin” (Gc 2, 18). Chúng ta nghĩ gì về lời mời gọi đó? “Lạy Chúa, từ trước tới nay, chúng con vẫn thường tự hào mình là người có đạo, chúng con đã nghe Lời Chúa dạy rất nhiều, nhưng lại chưa đem ra thực hành. Nhiều lần chúng con ngại ngần, nhát đảm, không dám làm chứng cho Chúa qua việc làm chứng cho sự thật, cho những điều thiện khiến cho nhiều người vì chúng con mà mất niềm tin vào Chúa. Nguyện xin Chúa, qua lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, giúp chúng con kể từ đây, thống nhất giữa lời nói và việc làm; để mai ngày, khi đến trước tòa Chúa, chúng con sẽ vui mừng nhận được lời chúc phúc của Chúa: “Phúc cho anh em là những người đã lắng nghe và thực hành Lời Chúa”. Amen! |
Hình ảnh Đức Mẹ hồn xác lên trời
Trên đây là một số thông tin về lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời 2021 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Bạn đang xem: Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời 2021 là ngày nào? Hình ảnh Đức Mẹ hồn xác lên trời
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Đam mỹ là gì? Thụ là gì, công nghĩa là gì trong đam mỹ?
- Cách giải đen tháng cô hồn xua vận rủi, đón điều may
- Nguồn gốc Tết Trung thu: Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào?
- Ngày xá tội vong nhân là gì? Lễ xá tội vong nhân là ngày nào?
- Bách hợp là gì? Top tiểu thuyết bách hợp hay nhất
- Thơ hay về hoa hồng, stt về hoa hồng, câu nói hay về hoa hồng trong tình yêu, cuộc sống