Nguồn gốc Tết Trung thu: Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào?

Tết Trung thu là một ngày Tết quen thuộc với mỗi chúng ta nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết đặc biệt này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về nguồn gốc của Tết Trung thu tại Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé!

Tết Trung thu là một ngày Tết quen thuộc với mỗi chúng ta nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết đặc biệt này.

Nguồn gốc Tết Trung thu: Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào?

Nguồn gốc Tết Trung thu

Tết Trung thu là một ngày lễ được rất nhiều người Việt Nam nói riêng và người dân một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... mong đợi. Tết Trung thu đã có lịch sử từ rất lâu trước đây, nhưng không phải ai cũng biết rõ về nguồn gốc của nó.

Trên thực tế, đến nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc của ngày Tết Trung thu, không rõ ngày Tết này có nguồn gốc từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay được du nhập từ Trung Quốc vào nước ta. Tuy nhiên, theo một số nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân - Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Nguồn gốc Tết Trung thu

Nhìn chung nguồn gốc Tết Trung thu hiện chưa rõ ràng nhưng không thể phủ nhận rằng Tết Trung thu của Việt Nam và Trung Quốc có khá nhiều điểm tương đồng về mặt ý nghĩa cũng như về hình thức. Mặc dù vậy, điển tích về Tết Trung thu của hai nước lại cho thấy sự khác biệt khá rõ rệt.

Theo những điển tích cổ của người Trung Hoa thì Tết Trung thu của Trung Quốc bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu.

Ngoài ra, cũng có một tích khác liên quan đến nguồn gốc ngày Trung thu đó là sự tích Hằng Nga và Hậu Nghệ. Tương truyền Hằng Nga và Hậu Nghệ là một đôi phu thê tương ái, Hậu Nghệ được Vương Mẫu nương nương ban cho thuốc trường sinh, chỉ cần uống là có thể thành tiên bay lên trời. Nhưng vì quá yêu Hằng Nga nên không nỡ rời xa nàng, Hậu Nghệ bèn đưa nàng cất thuốc đi.

Sau đó không lâu, trong một ngày Hậu Nghệ cùng học trò đi xa, có một kẻ xấu là Bồng Mông đột nhập vào nhà ép Hằng Nga đưa ra thuốc trường sinh nhưng nàng không chịu. Trong lúc nguy cấp, Hằng Nga lấy thuốc uống xong thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng cửa sổ và bay lên trời. Nhưng còn vương vấn tình nghĩa vợ chồng nên nàng chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên trên đó. 

Sau khi Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, người dân lần lượt bày hương án dưới ánh trăng để cầu xin Hằng Nga ban may mắn bình an. Từ đó xuất hiện phong tục “bái nguyệt” vào Tết Trung thu được lưu truyền trong dân gian.

Nguồn gốc của Tết Trung thu

Tại Việt Nam, nguồn gốc của Tết Trung thu lại gắn liền với sự tích chú Cuội. Chú Cuội, một lần đi rừng tìm được cây thuốc cải tử hoàn sinh đem về trồng đã cứu sống được nhiều người và được yêu mến kính nể. Trong một lần cứu sống con gái lão địa chủ chết đuối hồi sinh, cô đã xin lấy Cuội làm chồng. Đôi lứa hưởng những ngày hạnh phúc tuy nhiên cô vợ Cuội mắc tính hay quên. Những khi đi làm xa, Cuội dặn "có tiểu thì đi bên Tây, chớ tiểu bên Đông, cây dông lên trời" mà cô vợ như lú lẫn ruột gan, vừa nghe xong là quên ngay.

Vào một buổi chiều, cô vợ không nhớ lời dặn cứ nhắm vào cây quý tiểu. Bỗng nhiên mặt đất chuyển động, gió thổi ào ào, cây đa đảo mạnh, bật gốc phi lên trời xanh. Đúng lúc, Cuội đi kiếm củi về, hớt hải nhảy bổ đến níu cây lại. Nhưng sức người có hạn, cây đa kéo cả Cuội cứ thế bay lên cung trăng. Từ đấy, cứ mỗi dịp ngày rằm, ánh trăng sáng nhất, khi ngước nhìn lên, người ta thấy một vết đen hình cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc. Đó chính là chú Cuội đang chờ ngày được trở về trần gian.

>>> Xem thêm: Sự tích Tết Trung Thu ngắn gọn, câu chuyện về Tết Trung Thu

Ý nghĩa của Tết Trung thu

Nhìn chung, dù nguồn gốc ngày Tết Trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc tuy không giống nhau nhưng đều được biết đến như một ngày Tết của tình thân, của sự yêu thương và sum vầy. Trong văn hóa Việt Nam, hình ảnh mặt trăng mang rất nhiều ý nghĩa về tinh thần. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Chính vì vậy, ngày rằm tháng 8 - ngày mặt trăng tròn và rõ nhất trong năm được coi là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều sẽ quây quần bên nhau, khi đêm xuống, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ... Ngoài ra, ngày rằm tháng 8 còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Tết Trung thu ở các nước

Mặc dù cùng một ngày Tết Trung thu nhưng các quốc gia khác nhau sẽ có cách ăn Tết rất khác nhau.

Tết Trung thu Việt Nam

Tết Trung thu của Việt Nam

Ở Việt Nam, Tết Trung thu còn được coi là ngày hội dành cho thiếu nhi bởi vào ngày này, các em nhỏ sẽ được nhận những món quà xinh xắn từ người lớn, được xem múa Lân, được cùng các bạn rước đèn lồng và được phá cỗ. Ngoài ra, Tết Trung thu của Việt Nam cũng chính là ngày Tết Đoàn viên, Tết của sự sum vầy. Người ta thường dành cho người thân trong gia đình những món quà ý nghĩa và cùng quây quần bên nhau thưởng thức ánh trăng, tâm sự về những điều trong cuộc sống bên mâm cỗ, bánh Trung thu và những tách trà tỏa hương thơm nhẹ nhàng.

Tết Trung thu Trung Quốc

Tết Trung thu của Trung Quốc cũng có nhiều hoạt động tương tự như Việt Nam bởi đây cũng là ngày mang ý nghĩa của sự đoàn viên. Vào ngày rằm tháng 8, các gia đình Trung Quốc thường quây quần bên nhau để thưởng thức những chiếc bánh Trung thu được làm rất cầu kỳ, cùng ôn lại những việc đã làm được trong khoảng thời gian vừa qua. Ngoài ra, trên các đường phố ở Trung Quốc vào dịp này còn được treo rất nhiều loại đèn lồng màu sắc rực rỡ, trẻ em được xem các tiết mục rước đèn, múa lân,... Bên cạnh đó còn có những hoạt động đặc sắc và ý nghĩa khác như: Tế trăng, thả đèn Khổng Minh, thưởng rượu, giải câu đố...

Tết Trung thu ở Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, Tết Trung thu còn được gọi là lễ Chuseok (Lễ Tạ ơn). Đây là ngày lễ rất quan trọng với người Hàn Quốc, thậm chí, nó còn quan trọng hơn cả Tết âm lịch. Vào ngày này, những người con xa xứ sẽ quay trở lại mái ấm gia đình để hưởng niềm vui đoàn viên, tạ ơn tổ tiên, cầu cho mùa màng bội thu và cuộc sống no đủ. Vào ngày này, các gia đình Hàn Quốc sẽ cùng nhau làm và thưởng thức món bánh songpyeon (bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm với ý nghĩa trăng khuyết nào đến đúng chu kỳ cũng sẽ lại tròn), rượu dongdongju hay rượu sindoju. 

Tết Trung thu tại Nhật Bản

Ngày Trung thu ở Nhật Bản còn được gọi là ngày Zyuyoga, gắn với phong tục cổ truyền Otsukimi (tạm hiểu là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu). Vào ngày này, người dân đất nước mặt trời mọc thường tổ chức lễ hội ngắm trăng và cùng uống trà, thưởng thức bánh Dango (làm từ bột gạo, được nướng lên và phủ lên mặt vỏ một lớp đường mật). Trẻ em ở Nhật vào ngày này sẽ được tặng một chiếc lồng đèn cá chép, với mong muốn bé lớn lên sẽ dũng cảm và can đảm.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm được về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu, một ngày lễ rất đặc biệt trong văn hóa của người Việt Nam.

Bạn đang xem: Nguồn gốc Tết Trung thu: Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết