Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng và các hạn mức thuế VAT nhanh chóng

Hiểu biết cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán và chủ động hơn trong việc sắp xếp tài chính cũng như việc nộp thuế và nhận hoàn thuế. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính thuế VAT và các hạn mức thuế VAT đơn giản và nhanh chóng. Cùng theo dõi nhé!

Hiểu biết cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán và chủ động hơn trong việc sắp xếp tài chính cũng như việc nộp thuế và nhận hoàn thuế. Trong bài viết này, Điện máy XANH sẽ hướng dẫn bạn cách tính thuế VAT và các hạn mức thuế VAT đơn giản và nhanh chóng. Cùng theo dõi nhé!

1Phương pháp tính thuế VAT

Theo Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT còn được gọi là VAT, là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Value Added Tax.

2 phương pháp tính thuế VAT hiện nay gồm Phương pháp khấu trừ thuế GTGT và Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

Phương pháp tính thuế VAT

2Phương pháp khấu trừ khi tính thuế VAT

Trường hợp sử dụng phương pháp khấu trừ thuế

Theo Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC, phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:

  • Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;
  • Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

Cách tính số thuế VAT phải nộp

Số thuế VAT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT được tính như sau:

Trong đó:

  • Số thuế giá trị gia tăng đầu ra: Bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Số thuế giá trị gia tăng đầu vào: Bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.

Phương pháp khấu trừ khi tính thuế VAT

3Phương pháp trực tiếp khi tính thuế VAT

Những đối tượng sử dụng phương pháp tính thuế VAT trực tiếp

Theo Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC, phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng. Trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập. Trừ trường hợp đăng ký tự nguyện.
  • Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư. Và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán; hóa đơn; chứng từ theo quy định của pháp luật. Trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
  • Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã. Trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Cách tính thuế VAT phải nộp theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được tính như sau:

Trong đó:

  • Doanh thu: Là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
  • Tỉ lệ %: Từng nhóm ngành nghề, hoạt động kinh doanh sẽ có tỉ lệ cụ thể như sau: 
Phân phối, cung cấp hàng hóa. 1%
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu. 5%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu. 3%
Hoạt động kinh doanh khác. 2%

Phương pháp trực tiếp khi tính thuế VAT

Dưới đây là bảng phân biệt phương pháp khấu trừ và trực tiếp khi tính thuế GTGT:

Tiêu chí Phương pháp khấu trừ Phương pháp trực tiếp
Đối tượng áp dụng

Phương pháp khấu trừ áp dụng với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, cụ thể:

- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế khi đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:

  • Có doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay

Phương pháp trực tiếp trên doanh thu được áp dụng với các đối tượng sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 01 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo phương pháp khấu trừ.

- Hộ, cá nhân kinh doanh.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Số thuế phải nộp

Thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỉ lệ %

Thuế suất và tỷ lệ % tính thuế

Có 03 loại thuế suất áp dụng với từng nhóm hàng hóa, dịch vụ, cụ thể:

- Thuế suất 0%.

- Thuế suất 5%.

- Thuế suất 10% (áp dụng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ, trừ hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, chịu thuế suất 0%, thuế suất 5%).

Tính theo từng hoạt động cụ thể:

- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%.

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

4Hoàn thuế VAT

Vì sao hoàn thuế VAT?

Khi Nhà nước thu dư số tiền thuế GTGT thì ngân sách sẽ hoàn trả lại cho doanh nghiệp. Việc thu dư có thể do hàng hóa, dịch vụ chưa được khấu trừ thuế trong kỳ tính thuế hoặc không thuộc diện phải chịu thuế GTGT.

Trường hợp được hoàn thuế VAT

  • Doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế GTGT sau khi quyết toán thuế thì phát hiện đã nộp dư.
  • Khi doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế GTGT định kỳ thì thấy số thuế VAT đầu vào lớn lớn hơn đầu ra.
  • Không phải là đối tượng phải chịu thuế hoặc mức thuế suất bị áp dụng sai.

Trường hợp được hoàn thuế VAT

Điều kiện hoàn thuế VAT

Các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau sẽ được hoàn thuế VAT:

  • Doanh nghiệp có số thuế VAT âm liên tục từ 3 tháng trở lên hoặc số thuế được khấu trừ từ 200 triệu trở lên đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất khẩu.
  • Chứng từ kế toán phải hợp lệ, không phải là do kê khống lên khi thực tế không phát sinh các hoạt động giao dịch, mua bán hàng hóa và dịch vụ.
  • Doanh nghiệp đã thanh toán các đơn hàng xuất – nhập khẩu đầy đủ qua ngân hàng.
  • Doanh nghiệp đã thanh toán hóa đơn có tổng tiền thanh toán trên 20 triệu qua ngân hàng.
  • Doanh nghiệp chứng minh được các hoạt động thanh toán rõ ràng qua ngân hàng với từng đơn hàng xuất khẩu, tương ứng với các hóa đơn.

Điều kiện hoàn thuế VAT

Thời gian hoàn thuế

Tùy theo hình thức mà thời gian hoàn thuế sẽ khác nhau, cụ thể là:

  • Hoàn thuế trước và kiểm tra sau: Thời gian hoàn thuế VAT là 15 ngày làm việc tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ. Hình thức này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt quy định về nộp thuế.
  • Kiểm tra trước và hoàn thuế sau: Thời gian hoàn thuế VAT là 60 ngày làm việc tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ. Hình thức này áp dụng đối với các doanh nghiệp được hoàn thuế lần đầu hoặc lần 2 nhưng hồ sơ hoàn thuế lần đầu có nhiều thiếu sót.

5Các trường hợp không được phép khấu trừ thuế VAT

Theo Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì có 9 trường hợp không được khấu trừ thuế VAT gồm có:

1. Các lỗi về hóa đơn như sử dụng không đúng quy định của pháp luật, không ghi đúng thông tin, bị làm giả, bị tẩy xóa, hóa đơn khống.

2. Hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên mà không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

3. Thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hóa hao hụt vượt định mức do tính chất lý hóa.

4. Tiền thuê nhà cho chuyên gia nước ngoài.

5. Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế GTGT.

6. Ô tô có giá trị trên 1,6 tỷ đồng thì chỉ được khấu trừ 160 triệu đồng.

7. Thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp không được phép khấu trừ thuế VAT

8. Văn phòng tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, trạm xá, nhà nghỉ điều dưỡng, viện, trường đào tạo... không phải là người nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này.

9. Các trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hóa được coi như xuất khẩu nếu đã có xác nhận của cơ quan hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với từng trường hợp cụ thể thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Riêng đối với trường hợp hàng hóa gia công chuyển tiếp và hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa.

1. Luật Việt Nam và Thư viện pháp luật - Ngày cập nhật: 12/11/2021.

Hy vọng với những thông tin phía trên bạn đã biết thêm về cách tính thuế giá trị gia tăng để áp dụng cho công việc của mình. Chúc bạn thực hiện thành công nhé!

Bạn đang xem: Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng và các hạn mức thuế VAT nhanh chóng

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết