Công nghệ thông tin (IT) là ngành gì? Học CNTT ra trường làm nghề gì?
Công nghệ thông tin - IT là một trong những ngành học năng động của giới trẻ và có nhiều cơ hội việc làm trong thời buổi công nghệ hiện nay. Vậy công nghệ thông tin là ngành gì và khi học Công nghệ thông tin (CNTT) ra trường có thể làm những nghề nào? Cùng tìm hiểu để có cái nhìn rõ hơn về ngành học này nhé!
Công nghệ thông tin - IT là một trong những ngành học năng động của giới trẻ và có nhiều cơ hội việc làm trong thời buổi công nghệ hiện nay. Vậy công nghệ thông tin là ngành gì và khi học Công nghệ thông tin (CNTT) ra trường có thể làm những nghề nào? Cùng tìm hiểu để có cái nhìn rõ hơn về ngành học này nhé!
Xem nhanh
1Công nghệ thông tin là ngành gì?
Công nghệ thông tin (Information Technology - IT) là ngành sử dụng các phần mềm công nghệ thông qua máy tính bàn, laptop để ứng dụng trong việc xử lý và giải quyết những vấn đề liên quan đến việc quản lý các thông tin của tổ chức doanh nghiệp như tạo lập, khai thác, phân tích, xử lý, lưu trữ, truyền thông tin.
Hiện nay, Công nghệ thông tin được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Các công ty cần đến nhân viên IT để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ giúp thực thi các chiến lược kinh doanh như tự động cung cấp thông tin, kết nối - chăm sóc khách hàng, xây dựng bộ máy và các công cụ tối ưu hóa công việc,...
2Ngành Công nghệ thông tin thi khối nào?
Các trường sẽ quy định các khối thi khác nhau trong đề án tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin. Thông thường, khi theo ngành này thí sinh sẽ thi các khối sau:
- Khối A00: Toán, Hóa và Lý.
- Khối A01: Toán, Tiếng Anh và Lý.
- Khối D01: Toán, Tiếng Anh và Văn.
- Khối D10: Toán, Tiếng Anh và Địa.
- Khối D07: Toán, Hóa và Tiếng Anh.
3Các trường đào tạo Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là một trong những ngành "hot" không thua kém so với ngành Tài chính Ngân hàng, Marketing và các ngành Du lịch, Nhà hàng - Khách sạn hiện nay. Vì thế, nhiều trường trên toàn quốc hiện đang mở đào tạo ngành này, nổi bật nhất là:
Tại TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM: Có 3 chuyên ngành - Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin quản lý và Khoa học máy tính.
- Trường Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia TP. HCM: Có 5 chuyên ngành - Công nghệ thông tin, An toàn thông tin, Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu và Kỹ thuật máy tính.
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học quốc gia TP. HCM: Có 4 chuyên ngành - Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử viễn thông, Khoa học máy tính và Máy tính & Công nghệ thông tin.
- Trường Đại học Mở TP. HCM: Có 3 chuyên ngành - Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin quản lý.
- Trường Đại học Hoa Sen: Có 3 chuyên ngành - Công nghệ thông tin, Mạng máy tính & truyền thông dữ liệu và Kỹ thuật phần mềm.
- Trường Đại học Công nghệ thông tin Gia Định: Có 2 chuyên ngành - Kỹ thuật phần mềm và Mạng máy tính truyền thông & Dữ liệu.
- Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.
- Trường Đại học FPT: Có 4 chuyên ngành - An toàn thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Điện tử & Truyền thông và Khoa học máy tính.
Tại Hà Nội
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Có 3 chuyên ngành - Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin.
- Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội: Có 4 chuyên ngành - Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin định hướng thị trường, Truyền thông dữ liệu & Mạng máy tính.
- Học viện Kỹ thuật Quân sự: Có 3 chuyên ngành - Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin quản lý và Kỹ thuật phần mềm.
- Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông: Có 5 chuyên ngành - Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử & truyền thông, Công nghệ đa phương tiện, An toàn thông tin và Công nghệ kỹ thuật điện & điện tử.
- Học viện Kỹ thuật mật mã: Có 3 chuyên ngành - Công nghệ thông tin, An toàn thông tin và Kỹ thuật điện tử viễn thông.
4Công nghệ thông tin học những môn gì?
Khi học Công nghệ thông tin, bạn thường gặp các môn/nhóm môn sau:
- Các môn đại cương: Xác suất thống kê, Đại số tuyến tính, Giải tích, Hệ điều hành, Kỹ thuật lập trình, Công nghệ phần mềm, Hệ điều hành,...
- Ngoại ngữ: Tùy mỗi trường sẽ có ngoại ngữ bắt buộc nhưng phổ biến vẫn là tiếng Anh.
- Môn chuyên ngành:
- Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính: Cơ sở dữ liệu, An toàn & bảo mật thông tin, Hệ thống nhúng, Xử lý tín hiệu số, Cấu trúc dữ liệu & giải thuật, Vẽ kỹ thuật, Trí tuệ nhân tạo (AI),…
- Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý: Cơ sở dữ liệu phân tán, Cơ sở dữ liệu nâng cao, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Phân tích & thiết kế hệ thống thông tin, Thống kê & dự báo trong kinh doanh,…
- Chuyên ngành Khoa học máy tính: Lập trình mạng, An ninh mạng, Dữ liệu & khai thác dữ liệu, Cấu trúc dữ liệu & giải thuật, Các loại ứng dụng hệ thống thông tin, Điện toán đám mây, Kiểm soát và bảo trì mạng,…
- Chuyên ngành Hệ thống thông tin máy tính: Đồ họa máy tính & thực tế ảo, Phân tích dữ liệu, Các hệ thống thông tin quản lý, Nền tảng về máy tính và mạng, Phân tích thiết kế hệ thống thông tin,…
5Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?
Công nghệ thông tin được phân chia thành những chuyên ngành nhỏ để khai thác và tối ưu hóa các nội dung công việc chính của từng chuyên ngành. Dưới đây là một số chuyên ngành thường gặp khi bạn chọn học Công nghệ thông tin:
- Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính: Là ngành chuyên về nghiên cứu công nghệ thông tin bằng cách thiết kế và phát triển phần cứng máy tính (gồm có laptop, máy tính bảng, thiết bị mạng, bộ nhớ và các thành phần của phần cứng máy tính).
- Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý (MIS): Là ngành giúp cho bạn biết cách quản lý dự án, thiết bị công nghệ, ngân sách và nhân lực trong hệ thống quản lý thông tin.
- Chuyên ngành Khoa học máy tính: Là ngành giúp bạn thiết kế và lập trình phần mềm, gồm phần mềm ứng dụng, phát triển web, mã nhúng, trí tuệ nhân tạo, hệ chuyên gia (hệ thống dựa tri thức) và robot.
- Chuyên ngành Hệ thống thông tin máy tính (CIS): Là ngành giúp bạn có những kỹ năng để làm việc như một Quản trị viên mạng, Kỹ sư hệ thống, Kỹ thuật viên máy tính, Quản trị viên hệ thống, Quản trị viên cơ sở dữ liệu và Chuyên gia bảo mật máy tính.
- Chuyên ngành Phần mềm và Dịch vụ: Là ngành giúp bạn học kỹ năng thiết kế phần mềm, quản lý trang thiết bị tổng hợp và xuất bản phần mềm.
6Học CNTT ra trường làm nghề gì?
Sau khi học xong CNTT, ra trường bạn có thể làm rất nhiều nghề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của mình như:
- Lập trình viên phần mềm - trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm máy tính.
- Nhân viên kiểm duyệt chất lượng phần mềm trong doanh nghiệp.
- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản trị mạng, quản lý dữ liệu,… và kỹ thuật phần cứng máy tính.
- Chuyên gia quản lý và điều phối các dự án công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.
- Quản trị viên cơ sở dữ liệu là người tổ chức và lưu trữ dữ liệu để đảm bảo tính bảo mật tất cả các dữ liệu trong doanh nghiệp.
- Chuyên viên phân tích bảo mật thông tin, là người chịu trách nhiệm giữ an toàn thông tin.
- Nhân viên phát triển web, đảm nhiệm những vấn đề liên quan đến bố cục và hình ảnh của website doanh nghiệp.
- Kiến trúc mạng máy tính, trách nhiệm tạo ra các mạng nội bộ cho tất cả nhân viên trong doanh nghiệp sử dụng.
- Quản trị viên hệ thống mạng và máy tính, là người chịu trách nhiệm về các hoạt động mạng, máy tính cũng như việc kết nối và truyền thông dữ liệu trong doanh nghiệp.
- Nhân viên phát triển phần mềm.
Có thể thấy, khi tốt nghiệp CNTT, sinh viên có thể làm tại các doanh nghiệp, tổ chức như trường học, bệnh viên, hiệp hội,… miễn là liên quan đến các thiết bị máy tính, thiết bị mạng và phần mềm ứng dụng để quản lý các thông tin trong tổ chức.
7Một số lưu ý khi theo học CNTT
Công nghệ thông tin là ngành học thích hợp cho những ai yêu thích công nghệ, nhất là những người luôn tìm tòi những cái mới liên quan đến công nghệ, lập trình để phục vụ cho chuyên ngành của mình. Vì thế, nếu bạn dự định theo học CNTT thì cần lưu ý một số điểm như sau:
Yêu thích công nghệ
Chỉ có yêu công nghệ mới giúp bạn có động lực phát triển cao trong ngành Công nghệ thông tin, vì các kỹ thuật, phần mềm và kiến thức công nghệ luôn thay đổi theo thời gian nhằm giải quyết những vấn đề của con người trong việc quản trị thông tin được tốt hơn.
Hiểu về dữ liệu
Trong một doanh nghiệp, lãnh đạo sẽ luôn chú trọng đến tính bảo mật cũng như tính tiện dụng trong việc truy xuất dữ liệu để giải quyết thông tin của doanh nghiệp. Vì thế, các kỹ năng phân tích, nghiên cứu và đưa ra giải pháp về dữ liệu là một trong những yếu tố quan trọng cho bất kỳ ai theo học ngành CNTT.
Tinh thần học hỏi
Bên cạnh việc yêu thích thì tinh thần học hỏi cũng là một trong những yếu tố giúp cho bạn vươn xa trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Bạn nên cập nhật những kiến thức mới và giải pháp tân tiến mỗi ngày để giải quyết các vấn đề về dữ liệu trong doanh nghiệp được tốt và tối ưu hơn.
Kỹ năng giao tiếp
Làm trong lĩnh vực công việc CNTT không chỉ đòi hỏi bạn phải thường xuyên tiếp xúc, làm việc với các thiết bị điện tử mà còn cần đến kỹ năng giao tiếp nhạy bén.
Ví dụ, để khắc phục được sự cố về mạng cũng như hệ thống mạng lưới trong tổ chức có quy mô lớn thì người giám đốc điều hành cần phải có kỹ năng truyền đạt vấn đề để mọi người bình tĩnh, thấu hiểu và hỗ trợ trong việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sự cố mạng nhằm xử lý vấn đề nhanh hơn.
Có tinh thần làm việc đội nhóm
Tinh thần làm việc đội nhóm rất được đánh giá cao trong ngành CNTT, vì đây là ngành kết nối được nhiều bộ phận với nhau để tạo nên mạng lưới hệ thống quản trị dữ liệu hoàn hảo trong công ty, nhất là vấn đề bảo mật và hình thức truy xuất dữ liệu.
Nguồn tham khảo và tổng hợp: tuyensinhso.vn. Ngày cập nhật: 05/08/2021.
Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm về công nghệ thông tin là ngành gì và học CNTT ra trường làm nghề gì rồi nhé. Chúc bạn chọn được ngành yêu thích của mình.
Bạn đang xem: Công nghệ thông tin (IT) là ngành gì? Học CNTT ra trường làm nghề gì?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Top 16 quà tặng công nghệ độc đáo, thiết thực người nhận nào cũng muốn thích
- Khoa học máy tính học những gì, tuyển sinh khối nào? Cơ hội việc làm ngành Khoa học máy tính
- Hướng dẫn cách tra cứu vận đơn 247Express cực nhanh chóng, đơn giản
- Ý nghĩa của IT và các công việc của ngành IT
- ICT là gì? Ý nghĩa và vai trò của ngành công nghệ ICT hiện nay
- 5 cách tra cứu ngành nghề kinh doanh với tên và mã số thuế công ty, doanh nghiệp