Chứng chỉ hành nghề xây dựng: Điều kiện và thủ tục cấp mới nhất
Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? Cần chuẩn bị những gì mới được cấp? Đây là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Để giúp mỗi người hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo ngay những chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Xem nhanh
- Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?
- Các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng
- Lĩnh vực cần chứng chỉ hành nghề xây dựng
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
- Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
- Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ
- Trình tự thi sát hạch cấp chứng chỉ
- Thời gian cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
1Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?
Chứng chỉ hành nghề xây dựng là chứng chỉ được Bộ hoặc Sở xây dựng cấp phép cho các cá nhân hoặc tổ chức muốn hoạt động và tham gia trong lĩnh vực xây dựng.
Đối với yêu cầu có chứng chỉ hành nghề với các cá nhân, trở thành điều kiện bắt buộc hàng đầu đã được quy định ở Điều 148 của Luật xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề là minh chứng để thể hiện trình độ, năng lực của cá nhân/tổ chức trong việc hoạt động tại lĩnh vực xây dựng có uy tín và trình độ chuyên môn cao không. Với chứng chỉ hành nghề xây dựng này mà cá nhân/tổ chức có thể tăng thêm sức cạnh tranh và thu hút nhà đầu tư trong lĩnh vực xây dựng.
Ngoài dựa trên luật xây dựng thì các cơ sở pháp lý của chứng chỉ hành nghề xây dựng dựa trên các văn bản pháp luật sau:
- Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 vào ngày 18/6/2014.
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng vào ngày 18/06/2015.
- Nghị định số 100/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh các công trình thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ xây dựng vào ngày 16/7/2018.
- Quyết định số 1155/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ban hành về việc các thủ tục hành chính đã được sửa đổi, bổ sung, vào ngày 22/8/2018.
- Thông tư số 8/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành về việc hướng dẫn một vài nội dung về chứng chỉ hành nghề xây dựng, chứng chỉ năng lực xây dựng và việc quản lý các nhà thầu nước ngoài có hoạt động xây dựng tại Việt Nam, vào ngày 5/10/2018.
2Các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chứng chỉ hành nghề xây dựng được phân thành các hạng:
- Chứng chỉ hành nghề hạng I: Là loại chứng chỉ dành cho những cá nhân có trình độ đại học trở lên, và người đã có kinh nghiệm tham gia vào công việc phù hợp với ngành nghề cấp chứng chỉ từ 7 năm trở lên.
- Chứng chỉ hành nghề hạng II: Loại chứng chỉ này sẽ được cấp cho các cá nhân có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, họ phải có kinh nghiệm làm việc đúng ngành nghề từ 5 năm trở lên.
- Chứng chỉ hành nghề hạng III: Chứng chỉ này cấp cho những người có trình độ chuyên môn thích hợp, và thêm kinh nghiệm làm việc đúng ngành nghề từ 3 năm trở lên.
Các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng bao gồm:
- Chứng chỉ dành cho các cá nhân làm nghề thiết kế bao gồm: quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, kết cấu, nội ngoại thất, cơ điện, mạng thông tin.
- Chứng chỉ dành cho những ai làm công việc giám sát giao thông, hạ tầng, thủy lợi, cơ điện dân dụng và công nghiệp, khảo sát, lắp đặt.
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng.
- Chứng chỉ hành nghề kiểm định, định giá.
3Lĩnh vực cần chứng chỉ hành nghề xây dựng
Trong lĩnh vực xây dựng, bên cạnh các tổ chức, cơ quan thì các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này nếu muốn giữ các vị trí như quản lý hay chủ nhiệm, tổ trưởng,... thì chứng chỉ hành nghề xây dựng là văn bản yêu cầu cần thiết phải có.
Một vài lĩnh vực yêu cầu chứng chỉ hành nghề xây dựng như:
- Khảo sát địa điểm xây dựng.
- Thiết kế quy hoạch dự án công trình xây dựng.
- Thiết kế xây dựng các loại công trình.
- Giám sát thi công các công trình xây dựng.
- Định giá các công trình xây dựng.
- Thực hiện quản lý dự án xây dựng.
4Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Đối với cá nhân muốn cấp chứng chỉ
- Người có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định. Đồng thời phải có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với trường hợp là người nước ngoài và người Việt định cư ở nước ngoài.
- Người có trình độ đại học đúng chuyên ngành. Có thêm kinh nghiệm tham gia công việc đúng chuyên môn phù hợp với yêu cầu của loại chứng chỉ.
Đối với tổ chức muốn cấp chứng chỉ
- Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan theo đúng quy định của pháp luật.
- Những cá nhân đảm nhận chức danh phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
- Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, cá nhân cần đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án đó.
5Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Để xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định số 100/2018/NĐ-CP.
- Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập.
- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng.
- Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014.
- Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực.
- Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng).
- Ảnh và các tư liệu liên quan.
- Hợp đồng xây dựng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.
- Nếu cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng ký kết và biên bản nghiệm thu các công việc của dự án thực hiện theo cam kết.
6Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ
Với chứng chỉ hành nghề xây dựng thì các cá nhân muốn sở hữu được chứng chỉ này thì phải tìm đến các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép. Cụ thể:
- Đối với chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1 thì phải tìm đến Cục quản lý xây dựng tại địa phương mình hoạt động lĩnh vực xây dựng hoặc tại nơi đăng ký hộ khẩu, tạm trú tạm vắng.
- Đối với chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 2 và hạng 3 thì sẽ do Sở xây dựng thực hiện việc cấp phép hoặc nơi mình đăng ký hộ khẩu, tạm trú tạm vắng,...
7Trình tự thi sát hạch cấp chứng chỉ
Sát hạch được coi là một trong những yêu cầu bắt buộc phải có để sở hữu chứng chỉ hành nghề xây dựng. Các trình tự sát hạch và thi sát hạch trở thành yêu cầu bắt buộc được diễn ra như sau:
- Hình thức thi của bài sát hạch sẽ là thi trắc nghiệm.
- Mỗi bài thi sát hạch sẽ gồm 25 câu hỏi và thời gian làm bài là 30 phút. trong 25 câu hỏi này thì sẽ có 10 câu về kiến thức pháp luật và 15 câu còn lại là về kiến thức chuyên môn.
- Thang điểm chấm của bài thi sát hạch là 100 điểm. Trong đó 40 điểm tương ứng với 10 câu pháp luật và 60 điểm tương ứng với 15 câu kiến thức chuyên môn.
- Cá nhân vượt qua được bài thi sát hạch là những cá nhân có kết quả bài thi này từ 80 điểm trở lên. Dưới 80 điểm coi như không vượt qua và chưa đạt yêu cầu.
8Thời gian cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Việc cấp chứng chỉ sẽ diễn ra khi cá nhân đã nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ đồng thời đã làm bài thi sát hạch theo quy định.
- Hội đồng sẽ thực hiện việc triển khai các thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề cho các ứng viên sau khi đã có kết quả sát hạch 3 ngày. Việc này cần trình lên Thủ trưởng của đơn vị để có thể xét duyệt, đưa ra quyết định cấp chứng chỉ cho cá nhân đó.
- Sau khi quyết định cấp chứng chỉ được đưa ra thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ phải gửi giấy đề nghị cấp mã số của chứng chỉ hành nghề xây dựng cho ứng viên tới Bộ Xây dựng trong khoảng thời gian là 3 ngày làm việc.
Hi vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu hơn về chứng chỉ hành nghề xây dựng, và những điều kiện để được cấp chứng chỉ này. Nếu có thắc mắc bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Bạn đang xem: Chứng chỉ hành nghề xây dựng: Điều kiện và thủ tục cấp mới nhất
Chuyên mục: Tra cứu thông tin