Chỉ số EQ là gì? Bộ trắc nghiệm kiểm tra EQ miễn phí

Chỉ số EQ là gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số EQ, đồng thời giới thiệu tới bạn bộ trắc nghiệm kiểm tra EQ miễn phí. Mời bạn cùng tham khảo nhé.

Chỉ số EQ là gì? EQ là chỉ số gì?

EQ là chỉ số gì? Chỉ số EQ là gì? EQ là viết tắt của từ gì? EQ là từ viết tắt của từ tiếng Anh "Emotional Quotient". Nó có nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, xác đinh suy nghĩ của bản thân cũng như người xung quanh. Chính vì thế, EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người. Đây được xem là yếu tố quyết định hành vi của mỗi người.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người nào có chỉ số EQ cao thường là người có khả năng chịu được áp lực, luôn có thể giữ bình tĩnh trước mọi tình huống. Ngoài ra, họ cũng là người giàu tình cảm, biết cách tiết chế cảm xúc của bản thân mình và dễ dàng thông cảm với người khác hơn.

Người có chỉ số EQ cao cũng có nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống xã hội hơn là trong trường học. Lý do là bởi họ luôn có lối sống lành mạnh có lối suy nghĩ và khả năng đưa ra quyết định đúng đắn.

Chỉ số EQ là gì

EQ cao là gì? Chỉ số EQ thấp nghĩa là gì? Cách đánh giá chỉ số EQ 

Chỉ số EQ 120 la cao hay thấp? Chỉ số EQ 100 là cao hay thấp? Để dễ dàng trả lời những câu hỏi này, bạn cần biết được cách đánh giá chỉ số EQ.

Chỉ số cảm xúc EQ được đánh giá như sau:

  • EQ dưới 84: Là nhóm người có EQ thấp, thường chiếm khoảng 16% dân số chung của thế giới.
  • EQ từ 85 đến 115: Đây là nhóm người được đánh giá là nhóm EQ nằm ở mức trung bình. Khoảng điểm EQ này khá phổ biến trong tổng số dân cư của cả thế giới, tương đương với 68%.
  • EQ từ 116 - 130: Đây là nhóm người được đánh giá là có EQ cao, chiếm khoảng 14% dân chúng.
  • EQ từ 131 trở lên: Là chỉ số EQ cao thuộc mức tối ưu mà trên toàn thế giới chỉ có 2% dân số đạt được mức điểm này.

Người có chỉ số EQ cao thường sẽ có các đặc điểm như:

  • Luôn biết đồng cảm: Người có chỉ số EQ cao thường có xu hướng đồng cảm, thấu hiểu được những cảm nhận, suy nghĩ của người khác.
  • Có kỹ năng xã hội: Họ dễ dàng giao tiếp với mọi người, có thể truyền cảm hứng cũng như thuyết phục  người khác.
  • Khả năng tự kiểm soát: Người có chỉ số EQ cao có thể tự điều chỉnh được cách hành xử của bản thân trong mọi tình huống sao cho phù hợp và tích cực nhất.
  • Khả năng tự nhận thức: Họ tự nhận thức rõ được suy nghĩ và cảm xúc hiện tại của mình.

Người có chỉ số EQ thấp thường có đặc điểm như:

  • Không muốn bỏ qua lỗi lầm của người khác.
  • Thích "chọc ngoáy" vào nỗi đau của người khác.
  • Luôn muốn đánh bại người khác bằng lời nói.
  • Không hiểu được ý người khác.
  • Có vốn từ vựng về cảm xúc rất hạn chế.
  • Cảm thấy khó khăn trong việc khẳng định bản thân.
  • Dễ bị căng thẳng.
  • Thường xuyên bị người khác hiểu lầm.
  • Rất dễ tự ái...

Chỉ số EQ

Bộ trắc nghiệm kiểm tra EQ miễn phí

1. Bộ trắc nghiệm kiểm tra EQ

Dưới đây là bộ trắc nghiệm kiểm tra EQ miễn phí cho bạn tham khảo:

Câu 1: Một người bạn mượn bạn một món đồ nhỏ, nhưng có giá trị tinh thần lớn (ví dụ một cuốn sách do một người bạn ở nước ngoài tặng). Sau ít lâu, bạn đòi lại món đồ đó nhưng mãi mà bạn của bạn vẫn chưa đem trả.

  • A: Bạn nói với người bạn ấy rằng món đồ đó rất quan trọng và tại sao bạn muốn lấy lại, và đề nghị bạn ấy phải đem trả ngay.
  • B: Chấm hết tình bạn. Bạn không cần một người bạn không biết tôn trọng bạn và những cảm xúc của bạn.
  • C: Bạn bỏ qua. Tình bạn quan trọng hơn những món đồ vật chất.
  • D: Bạn làm mặt lạnh cho đến khi người bạn kia trả lại món đồ.

Câu 2: Sau chuyến đi picnic, bạn lấy cuốn film vừa chụp ra để đi rọi nhưng nó đã bị hư, bạn:

  • A: Quăng cái máy chụp hình vào tường.
  • B: Đem máy ra ngoài tiệm nhờ coi lại.
  • C: Than thở nhưng phải chấp nhận thôi.

Câu 3: Xe bạn bị hư giữa đường, bạn:

  • A: Đá cái xe, cầu trời cho xe chạy được.
  • B: Khóa xe lại và đi kiếm người sửa giùm.
  • C: Hờn dỗi cho đến khi có ai đó chạy ngang qua.

Câu 4: Đang giúp một người thân nấu bữa ăn tối, và bạn bị đứt tay, bạn:

  • A: Đứng nhìn ngơ ngác.
  • B: Hét lên và bất tỉnh.
  • C: Chạy đi lấy băng cá nhân và tự chữa vết thương.

Câu 5: Tưởng tượng nhé, nếu bạn đến buổi tiệc, bạn đứng nói chuyện với một người khác phái và rồi thấy rằng người đó có vẻ không được thoải mái.

  • A: Bạn cứ nghĩ mãi là hẳn phải có vấn đề gì đó với chính mình.
  • B: Bạn cố hỏi chuyện để hiểu thêm về bạn ấy.
  • C: Bạn kết luận rằng bạn ấy không có hứng thú, nên bạn bỏ đi nói chuyện với người khác.
  • D: Bạn quyết định rằng lần sau sẽ rủ bạn ấy tham gia một hoạt động gì đó mà bạn ấy thích, dù bạn không thích cũng được.

Câu 6: Bạn thân của bạn đã có người yêu và lại... mới chia tay. Và bạn ấy rất buồn

  • A: Bạn cũng bắt đầu lo lắng rằng sau này mình có thể cũng gặp những chuyện trục trặc như thế và nghĩ rằng mình sẽ... không dám yêu đương gì hết.
  • B: Bạn nói xấu người kia và bảo với bạn mình rằng thà sống một mình còn hơn thích một người như thế.
  • C: Bạn thẳng thắn hỏi bạn mình rằng bạn có thể làm gì để giúp đỡ bạn ấy vượt qua.
  • D: Bạn rủ bạn ấy đi chơi, ăn uống um xùm để bạn ấy quên bớt đi.

Câu 7: Vì một hiểu lầm, đứa bạn thân từ hồi mẫu giáo bỗng giận bạn và không thèm chơi với bạn nữa. Bạn rất buồn và:

  • A: Ngồi nhà ủ rũ.
  • B: Tìm những cách giải toả tích cực, như tập thể thao chẳng hạn, để khi nào bạn ấy đỡ giận thì sẽ nói chuyện bình tĩnh sau.
  • C: Tìm ngay một nhóm bạn mới để chơi.
  • D: Tìm thật nhiều việc để làm, để khỏi phải nghĩ ngợi linh tinh.

Câu 8: Đứa em bạn cực kỳ bừa bãi, luôn làm lộn xộn phòng chung của hai đứa, và điều đó ngày càng làm bạn khó chịu.

  • A: Bạn doạ tống nó ra ở phòng khách nếu nó không chịu thay đổi.
  • B: Bạn quyết định sống chung với lũ! Dù gì thì chính bạn cũng có những thói quen chưa tốt kia mà.
  • C: Bạn nói rõ ràng cho nó nghe tại sao thói quen của nó làm bạn không thể chấp nhận được, và nó cần phải sửa.
  • D: Bạn cố tìm cách làm bẽ mặt nó để nó phải thay đổi.

Câu 9: Bạn tìm được một học bổng du học rất lớn, nhưng để giành được nó thì bạn cũng phải làm một bài luận rất khó.

  • A: Bạn rất lo lắng, và hy vọng sự lo lắng sẽ khiến mình làm cẩn thận hơn.
  • B: Bạn để nó sang một bên, lúc nào tâm trạng thoải mái thì làm.
  • C: Bạn dành cả tuần để lên kế hoạch làm bài luận, viết ra cẩn thận từng chi tiết và lặng lẽ không nói với ai.
  • D: Bạn hít thở sâu, suy nghĩ kỹ để phác thảo ý tưởng trong đầu, ghi ra giấy, bàn bạc với một vài người mà bạn tin tưởng, rồi mới làm.

Câu 10: Bạn đang đi trong sân trường thì bị trượt chân, suýt nữa thì ngã dập mặt.

  • A: Bạn đứng lên, cười phì, và đi tiếp.
  • B: Bạn ngó quanh và lườm những người đang nhìn bạn.
  • C: Bạn đỏ mặt vì ngượng, cúi gằm mặt, đi tiếp và hy vọng không ai để ý.
  • D: Bạn cáu điên và thầm nguyền rủa.

Chỉ số EQ

2. Đáp án

  • Câu 1: A
  • Câu 2: B
  • Câu 3: B
  • Câu 4: C
  • Câu 5: B
  • Câu 6: C
  • Câu 7: B
  • Câu 8: C
  • Câu 9: D
  • Câu 10: A

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được chỉ số EQ là gì cũng như có thể thử sức mình với bộ trắc nghiệm kiểm tra EQ miễn phí mà chúng tôi đưa ra. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn đang xem: Chỉ số EQ là gì? Bộ trắc nghiệm kiểm tra EQ miễn phí

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết