Cách viết sớ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Sớ cúng rằm tháng Giêng viết như thế nào? Hãy đọc bài viết của chúng tôi để các bạn tham khảo tìm hiểu cách viết sớ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất nhé!

Cách viết sớ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Cách viết sớ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên của năm mới, ngày này còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên. Vào ngày 15/1 Âm lịch, các gia đình thường làm mâm cúng rằm tháng Giêng để dâng lên các vị thần linh và gia tiên nhằm bày tỏ tấm lòng biết ơn thành kính, đồng thời cũng cầu mong một năm mới thật nhiều may mắn và bình an.

Trong đó, sớ cúng rằm tháng Giêng cũng là một lễ vật quan trọng không thể thiếu. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!.

Dưới đây là sớ Phúc Lộc Thọ để cúng rằm tháng Giêng, khi viết sớ các bạn cần điền đầy đủ các nội dung và thông tin vào 6 mục như hình sớ bên dưới.

Cách viết sớ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Vị trí số 1

Đây là dòng các bạn sẽ điền thông tin về nơi cư trú của bạn hoặc của người đi lễ. Quy định viết địa danh là viết địa danh lớn viết trước rồi sắp xếp nhỏ dần. Ví dụ: Hà Nội, Cầu Giấy quận, Dịch Vọng phường, số nhà… Nếu địa chỉ của bạn quá dài và dẫn đến việc viết 1 dòng không đủ thì có thể chia làm 2 dòng song song với nhau cũng được. Đây được gọi là cách viết song cước.

Nếu bạn lấy địa chỉ ở nước ngoài thì có thể ghi  là: Việt Nam quốc, hiện sinh cư tại hải ngoại … quốc (Mỹ quốc, Nhật quốc, Đức quốc....).

Cuối dòng này trong sớ luôn được kết thúc bằng 2 chữ "Đầu vu", có nghĩa tương đương với gửi tới hay hướng về. Nếu bạn từ xa đến lễ thì có thể thay là "Nghệ vu". Nếu bạn làm lễ ở nhà hoặc ở gần đi lễ thì có thể thay là "Y vu".

Vị trí số 2

Đây là vị trí các điền tên tự của chùa, đền, điện, phủ hay nơi bạn đi lễ. Trong đó:

Tên tự là tên của bạn trên các giấy tờ có tính pháp lý như giấy khai sinh, CCCD, bằng lái xe… Do đó, tên tự của đền chùa thường được ghi trên hoành phi nơi chính điện, còn tên thường gọi là tên dân gian của đền chùa được người dân truyền khẩu gọi tên. Ngoài ra, tên nơi dâng lễ ghi ngày trên chữ “Thượng phụng”, bạn không ghi phía dưới nhé.

Ví dụ: Chùa Hà chính là tên thường gọi nhưng tên tự của chùa Hà để viết sớ là Thánh Đức Tự ( 聖 德 寺).

Trong trường hợp, bạn không biết tên tự thì có thể ghi là:

  • "Linh từ" hoặc "Tối linh từ" nếu bạn dâng sớ ở đền.
  • "Thiền tự" hoặc "Đại thiền tự" nếu bạn dâng sớ ở chùa.
  • "Linh điện" nếu bạn dâng sớ ở điện. 
  • "Đình vũ" nếu dâng bạn sớ ở đình. 
  • "Linh phủ" nếu bạn dâng sớ ở phủ…

Vị trí số 3

Dòng này các bạn có thể điền: "Xuân/Hạ/Thu/Đông Tiết", hoặc "Xuân/Hạ/Thu/Đông Thiên". Thời điểm các bạn đi lễ dâng sớ vào tháng nào ứng với mùa đó, sớ rằm tháng Giêng sẽ rơi vào mùa xuân nên các bạn có thể viết là "Xuân Tiết". Ngoài ra, bạn có thể thay thế là "Đương Thiên" hoặc "Đương Tiết" cũng được nhé.

Vị trí số 4

Tại dòng này, các bạn có thể điền hai chữ "Kim Ngân", "Phù Lưu", "Tài Mã", "Hoa man"... sao cho hợp hoàn cảnh của bạn.

Vị trí số 5

Đây là phần mà các bạn cần điền thông tin của mình hoặc của người đi lễ như tên tuổi, năm sinh, cung mệnh gì… Thứ tự viết sẽ là vợ chồng, bố mẹ, con cái, dâu rể, các cháu. Các bạn lưu ý là những chữ đầu tiên của các dòng không được viết cao hơn chữ Phật.

Vị trí số 6

Dòng này là nơi các bạn ghi thời gian đi lễ, ghi thời gian theo lịch Âm. Cụ thể như sau:

  • Năm có thể ghi là Nhâm Dần niên…
  • Tháng 1 Âm là Chính Nguyệt, các tháng còn lại lần lượt là Nhị Nguyệt, Tam Nguyệt, Tứ Nguyệt…
  • Ngày thì từ mùng 1 đến mùng 9 là Sơ nhật. Từ mùng 10 đến ngày 19 là Thập nhật. Từ ngày 20 đến ngày 29 là Nhị thập nhật.

Trên đây là cách viết sớ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Bạn đang xem: Cách viết sớ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết