Các món cho mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 đơn giản, thành kính
Rằm tháng 7 là một trong những ngày rằm lớn trong năm của người Việt hay còn được gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, ông bà, tổ tiên đã khuất, thể hiện tấm lòng "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Để chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 tươm tất và thành kính nhất, các bạn hãy tham khảo bài viết này của META nhé.
Rằm tháng 7, một trong những ngày rằm lớn trong năm của người Việt hay còn được gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, ông bà, tổ tiên đã khuất, thể hiện tấm lòng "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Xem nhanh nội dung
Cách cúng gia tiên rằm tháng 7
Nhiều chuyên gia cho rằng, nghi thức lễ Vu Lan không nên tiếp cận theo góc độ thuần túy tín ngưỡng tôn giáo mà nên mang ý nghĩa thắp lên ngọn đuốc trí tuệ của tình thương yêu. Đó cũng là ý nghĩa đích thực của ngày lễ Vu Lan, nét đẹp nhân văn trong ứng xử của những người con hiếu thảo.
Theo các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thì trong ngày rằm tháng 7 theo lịch âm, người ta thường chuẩn bị đồ cúng "trên chay dưới mặn", tức là trên là hoa quả, dưới là cỗ mặn kèm theo tiền vàng và những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép, nồi cơm điện, máy giặt... Các món ăn được chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình hoặc có thể nấu những món ăn mà khi xưa ông bà tổ tiên yêu thích.
Cũng theo các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thì rất nhiều người Việt xưa nay vẫn thường lầm tưởng xếp 6 cái bát để tạo thành một mâm cúng nhưng thực tế không phải như vậy. Số lượng bát cúng bao nhiêu còn tùy thuộc vào bạn là con trưởng hay con thứ, tượng trưng cho các đời trong dòng tộc, ví dụ như sau:
- Nếu người nào là trưởng tộc thì chỉ cúng xôi và thủ lợn, đuôi lợn cùng 9 chiếc bát xếp chồng lên nhau và 9 đôi đũa. Nếu không có lợn thì có thể thay thế bằng gà.
- Nếu là con trưởng trong nhà thì cúng 1 mâm cơm mặn. Tùy tâm và tùy điều kiện mỗi gia đình mà có ít, cúng ít có nhiều cúng nhiều, tuy nhiên không thể thiếu 7 chiếc bát chồng lên nhau.
- Còn nếu không phải con trưởng thì cúng 1 mâm cơm gồm nhiều đồ ăn và 5 cái bát chồng lên nhau tượng trưng cho ngũ đại đồng đường.
Ảnh: Internet
Gợi ý bài cúng gia tiên rằm tháng 7
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Kính lạy Đức Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Kính lạy chư vị Tổ tiên.
Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm.... (Âm lịch).
Tín chủ con là... cùng toàn gia quyến.
Nhân tiết Trung Nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của tổ tiên (ông bà, cha mẹ) đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.
Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.
Trước linh tọa cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.
Tín chủ con lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.
Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.
Đồng lai giám cách.
Kính cẩn dâng lời.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 gồm những gì?
Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 thường sẽ gồm các món như sau:
- Gà trống luộc
- Xôi
- Chả giò rế
- Giò lụa
- Miến gà
- Canh sườn bí đao
>>> Xem thêm:
- Cách luộc gà cánh tiên siêu chuẩn để thắp hương
- Tuyệt chiêu luộc gà vàng ươm, da căng bóng
Tham khảo mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 của chị Vũ Thanh Hoan
Theo chuyên gia văn hóa - Tiến sĩ Trần Hữu Sơn lý giải, sở dĩ trong mâm cỗ cúng có gà trống bởi vì trong quan niệm của người Việt Nam, gà là con vật biểu trưng cho mặt trời (do gà gáy báo hiệu mặt trời lên và thần mặt trời trong văn hóa nông nghiệp là vị thần quan trọng nhất). Khi cúng gà trống là báo hiệu cho những điều mới mẻ, tốt đẹp nhất. Khi chọn gà, bạn nên chọn gà trống choai, mào đỏ, chân vàng.
Ngày nay, nhiều gia đình đã thay thế gà trống bằng chân giò hoặc thịt ngan, thịt vịt... Tuy nhiên, những đồ cúng đó chỉ mang ý nghĩa vật chất mà không mang ý nghĩa văn hóa.
Ngoài ra, trong mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 cũng không thể thiếu món xôi. Và theo Tiến sĩ Sơn lý giải, Việt Nam có nền văn minh lúa nước được phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc sống của cha ông chúng ta đều gắn liền với cây mạ, cây lúa và tới ngày thu hoạch sẽ cho ra hạt gạo để rồi mang tới nguồn lương thực nuôi sống gia đình. Vì thế, xôi xuất hiện trong mâm lễ cúng như một lời cảm ơn trời đất đã ban nguồn sống cho con người.
Tham khảo thêm: Cách nấu xôi gấc truyền thống ngon, màu đỏ tươi tự nhiên
Ảnh: Internet
Còn đối với các món khác như món canh, món xào... được làm trong mâm cơm cúng, Tiến sĩ Sơn cũng cho rằng, đặc trưng nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam, tất cả các món ngon đều phải cân bằng âm dương, đã có món canh thì phải có món khô, đã có món giàu đạm thì phải có món giàu vitamin.
Hi vọng rằng gợi ý mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn dễ dàng chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, chu đáo nhất để dâng lên ông bà, tổ tiên.
Bạn đang xem: Các món cho mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 đơn giản, thành kính
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Ăn chay có ăn trứng được không? Trứng có phải đồ chay không?
- Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 trong nhà, ngoài trời chuẩn nhất
- Văn khấn thần linh rằm tháng Bảy (tháng 7) chuẩn nhất
- Mùa thu bắt đầu từ tháng mấy? Thời tiết mùa thu thế nào?
- Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 chính xác
- Nghi thức, bài văn khấn cúng phóng sinh đơn giản tại nhà