Bệnh tăng huyết áp và cách khống chế nó

Tính đến thời điểm hiện tại thì đây là một trong những căn bệnh thời đại, theo ước tính của tổ chức WHO thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 1,56 tỷ người bị mắc Tăng huyết áp, một con số không hề nhỏ! Huyết áp cao, cao huyết áp hay tăng huyết áp nằm trong TOP 10 bệnh nguy hiểm, gây nên biến chứng bệnh tim mạch, đột quỵ bất ngờ, thậm chí tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời. Điều đáng nói, chỉ có 17% người bị cao huyết áp kiểm soát được bệnh.

Tính đến thời điểm hiện tại thì đây là một trong những căn bệnh thời đại, theo ước tính của tổ chức WHO thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 1,56 tỷ người bị mắc Tăng huyết áp, một con số không hề nhỏ! Huyết áp cao, cao huyết áp hay tăng huyết áp nằm trong TOP 10 bệnh nguy hiểm, gây nên biến chứng bệnh tim mạch, đột quỵ bất ngờ, thậm chí tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời. Điều đáng nói, chỉ có 17% người bị cao huyết áp kiểm soát được bệnh.

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức, kinh nghiệm, lưu ý về căn bệnh này. Cụ thể gồm các nội dung sau:

  • Thế nào là huyết áp? Thế nào là huyết áp bình thường, thế nào là tăng huyết áp?
  • Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp là gì?
  • Những yếu tố nào dẫn đến tăng huyết áp?
  • Triệu chứng của bệnh là gì?
  • Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và biến chứng của nó?
  • Làm gì để phòng bệnh và ngăn chặn biến chứng? Chế độ ăn uống, vận động, dùng thuốc ra sao?
  • Dấu hiệu nào cho biết bệnh đang có biến chứng tim mạch?
  • Một số lưu ý khác về căn bệnh này.

Lưu ý: Tất cả thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo - Không thể thay thế lời dặn của bác sĩ chuyên khoa.

1. Định nghĩa huyết áp, huyết áp bình thường, tăng huyết áp

Hiểu một cách đơn giản thì huyết áp là áp lực của dòng máu đi nuôi cơ thể, huyết áp được tạo ra nhờ sức co bóp của tim và sự co bóp của thành mạch. Bạn cứ hiểu dòng máu trong mạch máu giống như dòng nước trong ống dẫn nước "mềm", máy bơm giống như tim, ống dẫn nước mềm giống như mạch máu. Còn huyết áp chính áp lực của dòng nước trong ống dẫn nước.

Vậy huyết áp chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi 3 yếu tố sau:

  • Sức co bóp của tim.
  • Thành mạch.
  • Lượng máu trong cơ thể - Nếu lượng máu giảm thì huyết áp sẽ bị ảnh hưởng.

Tất cả các yếu tố làm ảnh hưởng đến 3 yếu tố bên trên đều ảnh hưởng đến huyết áp, ví dụ: Nhịp tim tăng lên > Sức co bóp tăng > Huyết áp tăng (Bạn vừa chạy thể dục về thì nhịp tim tăng làm huyết áp cũng tăng)

Huyết áp bình thường và tăng huyết áp là gì?

  • Khi đo huyết áp bạn sẽ thấy nó có dạng: 110/80 mmHg. Có bao giờ bạn thắc mắc số trên có ý nghĩa gì? Số dưới có ý nghĩa gì?
  • Số ở trên hay số lớn hơn là huyết áp tối đa (hay huyết áp tâm thu) phản ánh huyết áp động mạch khi tim bóp.
  • Số ở dưới hay số nhỏ hơn là huyết áp tối thiểu (hay huyết áp tâm trương) phản ánh huyết áp động mạch khi tim giãn.
  • Huyết áp tối ưu đối với người lớn là: 120/80 mmHg.
  • Nếu huyết áp của bạn từ 120-139/80-89 được coi là huyết áp "bình thường-cao".
  • Nếu huyết áp của bạn là 140/90 mmHg hoặc cao hơn thì bạn đã bị tăng huyết áp.
  • Nếu bạn bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận, huyết áp của bạn tốt nhất là dưới 130/80 mmHg.

Lưu ý quan trọng: Việc chẩn đoán tăng huyết áp phải do bác sĩ chuyên khoa tiến hành đo huyết áp bằng máy cơ, việc đo huyết áp có thể phải tiến hành nhiều lần trong một khoảng thời gian trước khi đưa ra chẩn đoán.

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp

Khoảng 90% - 95% các trường tăng huyết áp hiện nay là không rõ nguyên nhân trực tiếp là gì!, người ta xếp chúng vào nhóm: Tăng huyết áp nguyên phát.

Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp (THA), chúng được gọi là các yếu tố nguy cơ. Việc tránh các yếu tố này sẽ giúp bạn hạn chế khả năng bị mắc bệnh, dưới đây là những yếu tố bạn có thể tránh được:

  • Thừa cân và béo phì: Những người có chỉ số BMI từ 23 trở lên có nguy cơ bị THA cao hơn.
  • Chế độ ăn quá nhiều muối cũng dễ dẫn đến THA ở một số người.
  • Hút thuốc lá gây co mạch và xơ vữa mạch, từ đó ảnh hưởng đến thành mạch và dĩ nhiên khả năng bị mắc THA cũng cao lên.
  • Rượu: Uống rượu nặng và thường xuyên có thể làm THA đột ngột.
  • Thiếu vận động: Dễ dẫn đến béo phì và THA.
  • Stress: Hiện nay yếu tố này cũng đã được đề cập đến, tuy nhiên nó lại rất khó đo lường cho từng người.

Ngoài ra còn có những yếu tố mà bạn không thể tránh được như:

  • Chủng tộc: Cái này thì không thể thay đổi được rồi, hiện cũng chưa có một kết luận nào nói rằng người da vàng hay người Việt dễ bị THA cả!
  • Di truyền: Bệnh này cũng có xu hướng di truyền.
  • Tuổi: Nói chung tuổi càng cao thì càng dễ bị THA, thường là trên 35 tuổi. Phụ nữ hay bị sau khi mãn kinh.
  • Còn khoảng 10% THA là có nguyên nhân trực tiếp (THA thứ phát), nói dễ hiểu thì việc này là do một bệnh nào đó gây ra. Nếu bạn bị THA khi còn trẻ hay THA rất khó khống chế thì cần tìm hiểu kỹ xem có nguyên nhân nào không.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây THA thứ phát thường gặp:

  • Các bệnh lý về thận: Viêm cầu thận, hẹp động mạch thận, sỏi thận...
  • Các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến yên...
  • Các bệnh lý mạch máu và tim.
  • Tăng huyết áp do nhiễm độc thai nghén.
  • Tăng huyết do dùng thuốc: thuốc tránh thai, thuốc chữa ngạt mũi, chữa hen, thuốc đông y như: cam thảo...
  • Tăng huyết áp do tâm thần: Lo lắng, sợ hãi cũng làm huyết áp tăng.

3. Tăng huyết áp có triệu chứng gì không?

Nếu đợi đến lúc bệnh đã có biến chứng thì bạn sẽ thấy nó có rất nhiều triệu chứng. Thông thường THA sẽ không có triệu chứng gì, chỉ có một cách duy nhất để biết bạn có đang bị bệnh không là đo huyết áp định kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng dưới để biết mức độ huyết áp của bạn:

Khái niệm HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg)
HA tối ưu <120 <80
HA bình thường  <130 <85
Bình thường - cao 130 - 139 85 - 89
Tăng huyết áp
Giai đoạn I 140 - 159 90 - 99
Giai đoạn II 160 - 179 100 - 109
Giai đoạn III >= 180 >=110

4. Mức độ nguy hiểm và biến chứng của bệnh

THA rất nguy hiểm và được coi là: "Kẻ giết người thầm lặng"

Tại sao lại vậy? Vì:

  • Bệnh diễn biến âm thầm, lặng lẽ.
  • Trong giai đoạn đầu, có khi vài năm đầu bệnh hầu như không có triệu chứng gì. Ngoại trừ chỉ số huyết áp cao hơn bình thường, và nhiều người không đo kiểm tra nên dễ bỏ sót.
  • Bệnh để lại những biến chứng nặng nề tại những cơ quan đóng vai trò quan trọng như: Não, tim, thận, mắt. Thậm chí là gây tử vong nhanh chóng, ví dụ: Đột quỵ não.

Một số biến chứng hay gặp nhất của THA:

Biến chứng của tăng huyết áp

  • THA làm tăng gánh nặng cho tim và hệ thống động mạch của bạn. Tim của bạn sẽ to ra, thành cơ tim dày lên, nếu quá trình kéo dài sẽ dẫn đến suy tim.
  • THA thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm, nó dẫn tới nhiều biến chứng tim mạch như: tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành mạn tính, bệnh động mạch chủ hoặc động mạch ngoại vi...
  • THA làm tổn thương thận và mắt.

Một số dấu hiệu cho biết bệnh đang có biến chứng tim mạch

Các dấu hiệu của Nhồi máu cơ tim - Đau thắt ngực:

  • Đau ngực, cảm giác khó chịu ở ngực. Đau như bị bóp nghẹt, đè nặng... kéo dài vài phút đến vài chục phút, cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và đỡ khi nghỉ ngơi.
  • Cảm giác khó chịu ở các vị trí khác như: cánh tay, lưng, cổ, hay là cả vùng dạ dày.
  • Khó thở.
  • Một số dấu hiệu khác như: vã mồ hôi, buồn nôn hay đau đầu...

Các dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não:

  • Đột ngột tê hay yếu một bên mặt, tay hoặc chân.
  • Đột ngột choáng, nói khó hoặc không hiểu lời người khác nói.
  • Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
  • Nhớ là "đột ngột" nhé!
  • Nếu bạn hoặc ai đó có bất kỳ một trong các dấu hiệu trên đi kèm với đó là tiền sử tăng huyết áp hoặc thậm chí là không có tiền sử nào trước đó thì hãy gọi 115 hoặc ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu bạn có các triệu chứng trên thì không được tự lái xe mà cần nhờ người khác giúp đỡ.

Máy đo huyết áp bắp tay HEM-7130

5. Cần làm gì để hạn chế nguy cơ và biến chứng của THA?

Việc điều trị và phòng bệnh tăng huyết áp là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ các nguyên tắc thì mới đem lại hiệu quả tích cực. Sau đây là một vài lời khuyên:

  • Tăng cường ăn rau quả, ngũ cốc, gạo chế biến thô, thịt nạc, thịt gia cầm không da, cá (các loại thực phẩm giàu omega 3)
  • Hạn chế: Muối, phủ tạng động vật, mỡ động vật, thực phẩm chiên rán, đường ngọt.
  • Đặc biệt muối đang được coi là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng của THA. Việc cho muối vào thức ăn có thể được khắc phục bằng cách thêm thảo dược và gia vị như là phụ gia, bữa ăn của bạn vẫn đủ hấp dẫn. Cần chú ý đọc kỹ hàm lượng muối trên các loại thức ăn và chú ý hạn chế muối khi chế biến thức ăn.
  • Giảm cân: Đây là một lĩnh vực cực kỳ HOT, có rất nhiều phương pháp cũng như bài thuốc, chế độ luyện tập, ăn uống chỉ có điều bạn cần phải theo đuổi kiên trì.
  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Hạn chế uống rượu
  • Kiểm soát tốt những căng thẳng, việc bị căng thẳng hay Stress quá mức sẽ dẫn đến THA đột ngột. 

Nếu bạn đang điều trị THA thì nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị là vấn đề cốt lõi của thành công.
  • Phối hợp thật tốt với bác sĩ điều trị của bạn.
  • Khám bệnh theo đúng hẹn.
  • Uống thuốc theo đơn, báo ngay cho bác sĩ những bất thường mà bạn gặp phải trong quá trình dùng thuốc.
  • Thực hiện tốt các lời khuyên về chế độ ăn uống, luyện tập và lối sống.
  • Hãy kiên trì theo đuổi điều trị.

Máy đo huyết áp bắp tay tự động JPN1 dùng đo huyết áp tại nhà

6. Một số lưu ý quan trọng bạn cần nhớ về bệnh THA

  • Hãy biết huyết áp của bản thân và biến chứng của nó.
  • THA gây nhiều biến chứng nguy hiểm, việc kiểm soát tốt huyết áp giúp hạn chế biến chứng của bệnh.
  • Điều trị THA nhằm mục đích để hạn chế biến chứng, chứ không phải đơn thuần là để hạ huyết áp.
  • Luôn luôn tôn trọng chế độ luyện tập, ăn uống, dùng thuốc và lời khuyên của bác sĩ.
  • Bệnh THA thường không thể khỏi hoàn toàn và cần điều trị kéo dài đến suốt đời.
  • Tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp điều trị chưa có cơ sở khoa học và dừng thuốc đột ngột.
  • Việc dùng thuốc cần phải theo chỉ định của bác sĩ, vì nó phụ thuộc vào từng cơ địa.
  • Việc quyết định huyết áp của bạn là bao nhiêu phải do bác sĩ chuyên khoa quyết định chứ không phải do máy đo huyết áp tự động quyết định!

Có lẽ mình xin phép dừng bài viết này tại đây, nó cũng đã cung cấp khá đầy đủ các kiến thức phổ thông cho bạn. Mong rằng những chia sẻ trên có ích cho bạn, chúc bạn có một sức khỏe tốt!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Để kiểm tra thường xuyên và có thể theo dõi tình trạng cơ thể hằng ngày để phát hiện cũng như điều trị sớm, bạn có thể lựa chọn mua máy đo huyết áp Tại đây.

Với mục tiêu “Luôn giành khó khăn phiền phức về mình để thỏa mãn khách hàng” và cung cấp cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất, nếu Quý khách muốn mua sản phẩm vui lòng liên hệ theo số:.

Tại Hà Nội 04.3785 5633 hoặc tại Hồ Chí Minh 08.3830 8569.

Chúng tôi cam kết sẽ mang đến sự hài lòng cho Quý khách! 

Bạn đang xem: Bệnh tăng huyết áp và cách khống chế nó

Chuyên mục: Máy y tế

Chia sẻ bài viết