Bảo hiểm xã hội là gì? Những quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2021
Bảo hiểm xã hội không còn quá xa lạ với đối với người dân hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bảo hiểm xã hội và các quy định. Chính vì thế, trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn bảo hiểm xã hội là gì? Các quy định mới nhất của bảo hiểm xã hội năm 2021. Cùng theo dõi nhé!
Bảo hiểm xã hội không còn quá xa lạ với đối với người dân hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bảo hiểm xã hội và các quy định. Chính vì thế, trong bài viết sau, Điện máy XANH sẽ giới thiệu đến bạn bảo hiểm xã hội là gì? Các quy định mới nhất của bảo hiểm xã hội năm 2021. Cùng theo dõi nhé!
Xem nhanh
- Bảo hiểm xã hội là gì? Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
- Các loại bảo hiểm xã hội hiện nay
- Tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội gồm những khoản nào?
- Những phương thức đóng bảo hiểm xã hội
- Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội
- Trách nhiệm và quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội
- Các cách tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội trực tuyến
1Bảo hiểm xã hội là gì? Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: Khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do các trường hợp như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc mất thì bảo hiểm xã hội sẽ bù đắp hoặc thay thế phần thu nhập đó.
Sổ bảo hiểm xã hội là minh chứng để căn cứ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Có 3 thông tin trong sổ đó là thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.
2Các loại bảo hiểm xã hội hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại bảo hiểm xã hội là: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Đây là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động bắt buộc đều phải tham gia. Một số chế độ nằm trong bảo hiểm xã hội bắt buộc là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đây cũng là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức những người tham gia được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng để phù hợp với thu nhập của mình. Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm 2 chế độ đó là hưu trí và tử tuất.
3Tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội gồm những khoản nào?
Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc: Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Nhà nước quy định bao gồm tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm, các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên. Trong trường hợp người lao động tự quyết định thì bao gồm những yếu tố sau đó là mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác.
Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đây là loại bảo hiểm do người lao động tự chọn mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội nhưng có mức giới hạn.
- Mức giới hạn thấp nhất là mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn với 700.000 đồng.
- Đối với mức giới hạn cao nhất là 20 x mức lương cơ sở tương đương với 29.8 triệu đồng.
4Những phương thức đóng bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo quy định tại Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc theo một trong các phương thức đóng sau đây:
1. Đóng hằng tháng: Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
3. Đóng theo địa bàn:
- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
- Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Có 4 phương thức đóng cho người lựa chọn bảo hiểm xã hội tự nguyện:
1. Mức đóng hàng tháng.
2. Mức đóng theo 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng 1 lần: Đây là mức đóng được xác định theo quy tắc đóng hằng tháng. Sau đó lấy mức số đó nhân với 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng tùy theo phương thức đóng người lao động chọn.
3. Mức đóng một lần cho nhiều năm nhưng không quá 5 năm một lần: Được tính bằng tổng các tháng đóng trước và chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội.
4. Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng chỉ trong thời gian không quá 10 năm tương đương 120 tháng.
5Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội
Đầu tiên, quyền của người sử dụng lao động là:
- Những quy định không đúng với pháp luật người sử dụng được quyền từ chối thực hiện.
- Có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.
Tiếp theo, trách nhiệm của người sử dụng lao động bao gồm:
- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội
- Cần đóng phí bảo hiểm xã hội theo quy định xã hội và trích tiền lương người lao động hàng tháng để đóng một lúc vào quỹ bảo hiểm.
- Người lao động thuộc đối tượng quy định của Luật bảo hiểm xã hội phải được giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
- Người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Cung cấp những thông tin của người lao động hưởng bảo hiểm xã hội đầy đủ kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Cứ định kỳ 6 tháng, người sử dụng lao động công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Mỗi năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp.
6Trách nhiệm và quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội
Những quyền lợi mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội là
- Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định
- Người lao động được nhận sổ bảo hiểm xã hội.
- Được nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội thông qua cơ quan bảo hiểm xã hội, tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng và thông qua người sử dụng lao động.
- Những trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế: Đang hưởng lương hưu, đang có thai sản không có thu nhập, nghỉ việc hưởng trợ cấp do tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp và hưởng trợ cấp ốm đau với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
- Trong trường hợp không nhận được lương trợ cấp người lao động có quyền ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.
Trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội:
- Cần đóng tiền bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Thực hiện các quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
- Sổ bảo hiểm xã hội cần được bảo quản.
7Các cách tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội trực tuyến
Tra cứu qua trang Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bước 1: Để tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội bạn hãy truy cập đường link https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
Sau đó, bạn hãy nhập những thông tin như: Tỉnh/TP, Quận/Huyện, Phường/Xã,... > Nhấp chọn mục Tôi không phải là người máy > Cuối cùng, bạn click chuột vào mục Lấy mã OTP.
Bước 2: Thực hiện tra cứu thông tin người tham gia theo các thông tin:
- Tỉnh/TP: Căn cứ theo địa chỉ Khai sinh/Hộ khẩu thường trú/Hộ khẩu tạm trú nơi kê khai thông tin Hộ gia đình.
- Họ và tên người tham gia.
- Ngày/tháng/năm sinh.
- Số CMND/CCCD.
- Mã xác thực.
Sau đó, chọn mục Tra cứu
Bước 3: Sau khi tra cứu thông tin sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: NLĐ được đã được cấp Mã số BHXH trùng với số sổ BHXH (nếu có), như vậy người tham gia có thể sử dụng luôn mã số BHXH này thay thế toàn bộ thông tin quản lý liên quan đến số sổ BHXH và mã thẻ BHYT.
Trường hợp 2: NLĐ được cấp mã số BHXH nhưng khác thông tin Số sổ BHXH đã có từ trước, đơn vị thực hiện rà soát mã số BHXH cho người tham gia để đồng bộ lại mã số theo số sổ.
Trường hợp 3: Không tra cứu được mã số BHXH của người tham gia. Đơn vị thực hiện rà soát để được cấp mã số BHXH cho người tham gia.
Tra cứu qua ứng dụng VssID
Bước 1: Người dùng thực hiện đăng nhập tài khoản BHXH của mình hoặc tài khoản BHXH muốn tra cứu để tra cứu.
- Trường hợp chưa có tài khoản đăng nhập bạn thực hiện đăng ký tài khoản ngay trên ứng dụng. Vì thế, nếu bạn chưa có tài khoản VssID, bạn có thể tham khảo bài viết sau nhé: Hướng dẫn 2 cách đăng ký tài khoản trên ứng dụng VssID cực nhanh chóng.
- Link tải ứng dụng: Android và iOS.
Bước 2: Sau khi đã đăng nhập thành công, bạn chọn mục Quản lý cá nhân trong giao diện của ứng dụng > Chọn Quá trình tham gia BH để tra cứu thông tin tham gia BHXH của mình.
Trên màn hình sẽ hiển thị quá trình tham gia bảo hiểm gồm có BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ), bảo hiểm y tế (BHYT).
Chọn tiếp loại bảo hiểm mà người dùng muốn tra cứu bằng cách nhấp vào mục bạn muốn tra cứu.
Bước 3: Sau khi màn hình hiển thị quá trình tham gia bảo hiểm. Người dùng có thể nhấn biểu tượng con mắt để xem chi tiết quá trình tham gia như thời gian, đơn vị, nghề nghiệp, chức vụ, mức đóng.
Người lao động tham gia có thể xem chi tiết các thông tin tham gia BHXH bằng cách vào từng mục cụ thể để tra cứu. Quá trình tham gia ghi trên hệ thống sẽ là căn cứ để xét hưởng các chế độ BHXH cho người tham gia.
Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại
Ngoài các cách tra cứu thông tin trên, bạn còn có thể sử dụng tin nhắn điện thoại, soạn tin theo cú pháp và gửi về số 8079 nhé!
Nguồn: Thư viện pháp luật - Ngày cập nhật: 18/10/2021.
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn các đặc điểm của bảo hiểm xã hội và những quy định mới nhất năm 2021. Nếu có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận phía bên dưới để được giải đáp nhé!
Bạn đang xem: Bảo hiểm xã hội là gì? Những quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2021
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Chế độ nghỉ ốm BHXH: Điều kiện, mức hưởng và những thủ tục bạn cần phải biết
- Hướng dẫn 5 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp để được nhận hỗ trợ nhanh nhất
- Bảo hiểm xã hội 1 lần: Điều kiện hưởng, cách tính và hồ sơ, thủ tục nhận BHXH 1 lần
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội sẽ nhận được sau các năm đi làm năm 2021
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đối tượng, mức đóng, chế độ hưởng, thủ tục và cách đóng
- Mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện năm 2021