Hướng dẫn 5 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp để được nhận hỗ trợ nhanh nhất

Tra cứu thông tin đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ để nhận trợ cấp khi chẳng may không có việc làm. Nếu bạn chưa biết cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp, hãy tham khảo cách làm sau từ chúng tôi nhé!

Tra cứu thông tin đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ để nhận trợ cấp khi chẳng may không có việc làm. Nếu bạn chưa biết cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp, hãy tham khảo cách làm sau từ Điện máy XANH nhé!

1Tất tần tật về bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? 

Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013: "Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp."

Các chế độ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 42 Luật Việc làm 2013, có 4 chế độ quyền lợi cho người tham gia là:

  • Trợ cấp thất nghiệp.
  • Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
  • Hỗ trợ học nghề.
  • Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm (Dành cho người sử dụng lao động).

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Các chế độ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Cách tính trợ cấp thất nghiệp các tháng như sau:

Mức hưởng hàng tháng = Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%

Mức hưởng này tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:

  • Cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp.
  • Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Điều kiện để nhận trợ cấp thất nghiệp

1. Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày

2Hướng dẫn 5 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp để được nhận hỗ trợ nhanh nhất 

Cách 1: Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bước 1: Bạn truy cập trang web Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam > Nhập mã số BHXH và tích vào ô "Tôi không phải người máy".

Truy cập trang web Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam và điền mã số BHXH

Bước 2: Làm theo yêu cầu của hệ thống xác nhận, sau đó kích chọn nút “Lấy mã OTP” và chờ tin nhắn có mã OTP được gửi đến số điện thoại bạn đã đăng ký với BHXH.

Làm theo yêu cầu của hệ thống xác nhận và chọn nút Lấy mã OTP

Bước 3: Điền mã số xác nhận OTP trong tin nhắn nhận được vào ô “ Nhập mã OTP” (trong thời gian 4 phút kể từ khi nhận được tin nhắn), kích chọn nút “Đăng nhập” để bắt đầu quá trình tra cứu

Điền mã số xác nhận OTP và kích chọn nút Đăng nhập

Bước 4: Tiếp tục nhập mã số BHXH cần tra cứu, tích chọn ô xác nhận “Tôi không phải là người máy” và chọn nút “Tra cứu”, bạn sẽ nhận được bảng kết quả thông tin tra cứu của người có mã số BHXH tương ứng.

Kết quả thông tin tra cứu

Cách 2: Tra cứu qua ứng dụng VssID

Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.

Đăng nhập tài khoản VssID

Bước 2: Chọn mục Quản lý cá nhân trên thanh tiện ích ở phía dưới > chọn mục Quá trình tham gia.

Chọn mục Quản lý cá nhân > Quá trình tham gia

Bước 3: Lúc này, giao diện sẽ hiển thị ra quá trình tham gia các loại bảo hiểm của bạn như: BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ),... Bạn hãy chọn mục “BHTN” để xem quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình nhé!

Chọn mục “BHTN” để xem quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp

Cách 3: Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại SMS

Ngoài việc tra cứu qua Cổng thông tin bảo hiểm xã hội Việt Nam , hay qua phần mềm thì bạn cũng có thể tra cứu bảo hiểm thất nghiệp qua SMS được gửi đến số 8079.

  • Tra cứu thời gian tham gia BHXH: BH QT (Mã số BHXH) gửi 8079.
  • Tra cứu hồ sơ đã nộp và tình trạng hồ sơ: BH HS (Mã hồ sơ) gửi 8079.
  • Tra cứu thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế: BH THE (Mã thẻ bảo hiểm y tế) gửi 8079.
  • Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo năm: BH QT (Mã số BHXH) (Từ năm) (Đến năm) gửi 8079.
  • Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian: BH QT (Mã số BHXH) (Từ tháng - năm ) (Đến tháng - năm) Gửi 8079

Kết quả tra cứu BHTN bằng tin nhắn điện thoại SMS

Cách 4: Gọi tổng đài bảo hiểm

Bạn có thể gọi lên Tổng đài tư vấn và chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam theo số điện thoại 1900.9068 để được hỗ trợ tra cứu BHTN. Bên cạnh đó, để quá trình trao đổi với tổng đài viên được nhanh hơn, bạn hãy chuẩn bị mã số BHXH của mình trước nhé!

Cách 4: Gọi tổng đài bảo hiểm

Cách 5: Xem trong sổ BHXH của người lao động

Một cách khá đơn giản đó là sau khi công ty gần nhất tất toán sổ BHXH của bạn xong, bạn có thể xem quá trình đóng BHTN trong phiếu Quá trình đóng Bảo hiểm Xã hội của bạn nhé!

Xem quá trình đóng BHTN trong phiếu QUÁ TRÌNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

3Những lưu ý quan trọng khi tra cứu bảo hiểm thất nghiệp

Để tra cứu bảo hiểm thất nghiệp thật chính xác, bạn cần phải lưu ý đến khi xem và điều mã số bảo hiểm thất nghiệp:

  • Số thẻ bảo hiểm thất nghiệp cần 10 ký tự.
  • Số thẻ bảo hiểm thất nghiệp cá nhân sẽ liên kết với thông tin của hộ gia đình.
  • Người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ được bảo lưu làm cơ sở để đóng bảo hiểm thất nghiệp.
  • Số sổ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ để tra cứu bảo hiểm thất nghiệp.

Những lưu ý quan trọng khi tra cứu bảo hiểm thất nghiệp

Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn 5 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp để được nhận hỗ trợ nhanh nhất​. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn thực hiện thành công và hãy để lại bình luận bên dưới nếu cần hỗ trợ nhé!

Bạn đang xem: Hướng dẫn 5 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp để được nhận hỗ trợ nhanh nhất

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết