Bảo hiểm tai nạn lao động là gì? Các nhóm đối tượng cần phải tham gia và mức đóng mới nhất 2021

Người lao động thường rất quan tâm đến các loại bảo hiểm, nhất là bảo hiểm tai nạn lao động. Dù cho lao động nặng hay nhẹ thì những mối nguy hại, rủi ro luôn bao quanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bảo hiểm tai nạn lao động là gì? Các nhóm đối tượng cần phải tham gia và mức đóng mới nhất 2021 nhé!

Người lao động thường rất quan tâm đến các loại bảo hiểm, nhất là bảo hiểm tai nạn lao động. Dù cho lao động nặng hay nhẹ thì những mối nguy hại, rủi ro luôn bao quanh. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu ngay bảo hiểm tai nạn lao động là gì? Các nhóm đối tượng cần phải tham gia và mức đóng mới nhất 2021 nhé!

1Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?

Trong quá trình lao động, người lao động thường không thể tránh khỏi những rủi ro. Thế nên, bảo hiểm tai nạn lao động là công cụ để bảo vệ quyền lợi người lao động khi xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn.

Bảo hiểm tai nạn lao động có thể hiểu cụ thể là chính sách an sinh xã hội, có tính chất thiết thực và hữu ích, dùng để bù đắp cho những rủi ro, tổn thất bằng vật chất, để người lao động cảm thấy yên lòng và không bị thiệt hồi. Bảo hiểm có tính năng chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, giúp đỡ cho các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động.

Bảo hiểm tai nạn lao động là chíInh sách an sinh xã hội

2Những đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động

Dựa vào Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, những đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động bao gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn.
  • Học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động, với thời hạn 3 tháng trở lên hay đủ 1 tháng hoặc dưới 3 tháng. Không bao gồm người giúp việc gia đình.
  • Người sử dụng lao động thuộc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Những đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động

3Các mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất 2021

Theo Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định những mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất năm 2021 như sau:

  • Hầu hết các trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn: Bảo hiểm tai nạn lao động = 0.5% x Tiền lương tháng đóng BHXH.
  • Đối với người có tên trong danh sách, đề nghị gửi tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và được chấp nhận thì sẽ đóng mới mức thấp hơn: Bảo hiểm tai nạn lao động = 0.3% x Tiền lương tháng đóng BHXH.

Các mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất 2021

4Điều kiện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động sẽ hưởng đầy đủ các chế độ tai nạn khi có các điều kiện như sau:

  • Bị tai nạn ngay trong giờ làm việc, khi thực hiện các nhu cầu cần thiết như đi vệ sinh, ăn uống nơi làm việc hay trong giờ nghỉ giải lao, ăn trưa.
  • Làm việc ngoài giờ hay ngoài cơ quan làm việc, nhưng thực hiện những công việc được giao của người sử dụng lao động.
  • Gặp tai nạn trên đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường phù hợp.
  • Người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên ở những trường hợp nói trên.

Người lao động bị tai nạn ngay trong giờ làm việc

5Trường hợp không được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động như sau sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động:

  • Mâu thuẫn xảy ra giữa nạn nhân và người gây ra tai nạn nhưng mâu thuẫn đó không liên quan đến công việc.
  • Người lao động cố ý làm mình bị thương.
  • Sử dụng các chất kích thích như ma túy, chất gây nghiện làm xảy ra tai nạn khi lao động.

Mâu thuẫn xảy ra giữa nạn nhân và người gây ra tai nạn nhưng không liên quan đến công việc

6Các khoản chi trả của bảo hiểm tai nạn lao động

Khi người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và đủ các điều kiện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, thì sẽ được chi trả các khoản và quyền lợi như sau:

Căn cứ vào Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 người sử dụng lao động phải chi trả các chi phí như sau:

- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định.

- Trả đầy đủ tiền lương mỗi tháng, khi người gặp tai nạn lao động đang điều trị và trong thời gian hồi phục.

- Bồi thường cho người bị tai nạn lao động không do lỗi của họ gây ra tùy theo khả năng suy giảm lao động:

  • Từ 5% đến 10%: Bồi thường ít nhất 1.5 tháng lương.
  • Từ 11% đến 80%: Sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương.
  • Từ 81% trở lên: Bồi thường ít nhất 30 tháng lương.

- Bị tai nạn do lỗi tự gây ra, ít nhất bằng 40% các mức nêu trên.

- Sắp xếp công việc phù hợp với người gặp tai nạn sau khi được hồi phục, nếu họ còn muốn tiếp tục làm việc.

Căn cứ vào Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 người sử dụng lao động phải chi trả các chi phí

Quỹ tai nạn lao động chi trả sẽ chi trả các khoản phí phụ thuộc vào khả năng suy giảm lao động:

  • Suy giảm từ 05% - 30%: Trợ cấp một lần.
  • Suy giảm từ 31% trở lên: Trợ cấp hàng tháng.
  • Suy giảm từ 81% trở lên: Trợ cấp hàng tháng với mức lương cơ sở 1.49 triệu đồng.
  • Trợ cấp một lần khi mất: Mức trợ cấp một lần = 36 x Mức lương cơ sở = 53.640.000 đồng.
  • Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị: Mức trợ cấp mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở.
  • Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, nếu bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể.
  • Hỗ trợ người bị tai nạn lao động chuyển đổi nghề nghiệp mới, hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần/năm. Áp dụng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Qũy tai nạn lao động chi trả sẽ chi trả các khoản phí phụ thuộc vào khả năng suy giảm lao động

7Thời điểm hưởng trợ cấp do tai nạn lao động

Căn cứ vào Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động sẽ được thưởng trợ cấp trong thời điểm cụ thể như sau:

  • Người lao động đã điều trị khỏi bệnh, được xuất viện, có giấy chứng nhận của bệnh viện trong trường hợp không điều trị nội trú.
  • Nếu không xác định được thời điểm điều trị xong, thì tính từ tháng có kết luận của bệnh viện.
  • Nếu người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, thì tính từ tháng cấp giấy chứng nhận bị nhiễm.

Người lao động đã điều trị khỏi bệnh, được xuất viện, có giấy chứng nhận

8Hồ sơ và thủ tục để hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Dựa vào Quyết định 222/QĐ-BHXH ban hành ngày 25/02/2021, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động gồm có:

  • Bản chính văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
  • Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động. Nếu cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ có thêm Biên bản giám định y khoa.
  • Hóa đơn, chứng từ thu phí.
  • Giấy tờ tùy thân như CMND, CCCD, hộ chiếu,...

Giấy tờ tùy thân như CMND, CCCD, hộ chiếu,...

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ trên, người lao động thực hiện theo các thủ tục như sau để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Người lao động và người sử dụng lao động cùng nhau chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ đã đề cập ở trên.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Người sử dụng nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 30 ngày, có thể nộp trực tiếp, online hoặc bưu điện.
  • Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Bước 4: Nhận kết quả. Người sử dụng lao động nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua bưu chính, giao dịch điện tử. Người lao động nhận tiền trực tiếp tại cơ quan BHXH, bưu điện hoặc qua tài khoản cá nhân.

Đầu tiên, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ

Nguồn: Luật Việt Nam - Ngày cập nhật: 17/10/2021.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về bảo hiểm tai nạn lao động là gì? Các nhóm đối tượng cần phải tham gia và mức đóng mới nhất 2021. Mọi thắc mắc bạn hãy để lại bình luận dưới đây để được giải đáp ngay nhé!

Bạn đang xem: Bảo hiểm tai nạn lao động là gì? Các nhóm đối tượng cần phải tham gia và mức đóng mới nhất 2021

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết