Bà bầu có được ăn măng không? Mang thai ăn măng cần lưu ý gì?

Măng là món ăn dân dã, và vô cùng quen thuộc trong những mâm cúng giỗ, mâm cơm ngày Tết của nhiều gia đình Việt Nam. Thế nên, chẳng có gì ngạc nhiên mà nhiều người băn khoăn: “Bà bầu có được ăn măng không?”. Xoay quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến trái chiều. Vậy thực hư ra sao? Xin mời các bạn cùng với chúng mình khám phá câu trả lời ngay dưới bài viết dưới đây nhé!  

Măng là món ăn dân dã, và vô cùng quen thuộc trong những mâm cúng giỗ, mâm cơm ngày Tết của nhiều gia đình Việt Nam. Thế nên, chẳng có gì ngạc nhiên mà nhiều người băn khoăn: “Bà bầu có được ăn măng không?”, tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến trái chiều. Vậy thực hư ra sao? Xin mời các bạn cùng với chúng mình khám phá câu trả lời ngay dưới bài viết dưới đây nhé!

Bà bầu được ăn măng không?

Bà bầu có được ăn măng không?

Bà bầu có được ăn măng không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ đang mang thai nhưng trót “nghiện” các món làm từ măng như: Măng luộc, măng tươi xào lá lốt, thịt ngan nấu măng tươi,...Thực tế, theo nghiên cứu từ tạp chí Earthmamadoulas, phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoàn toàn có thể ăn măng được vì trong măng có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong măng cũng chứa những hàm lượng độc tố nhất định. Thế nên, việc sử dụng măng cho bà bầu còn phụ thuộc vào cách sơ chế măng và cả tần suất tiêu thụ món ăn này.

Món ngon từ măng

Nhằm đảm bảo an toàn khi tiêu thụ món ăn từ măng, sơ chế măng thực sự rất quan trọng để loại bỏ tối đa lượng Cyanide không tốt còn tồn đọng ở măng.

Có thai ăn măng được không, có tốt cho sức khỏe không?

Măng được biết nhiều là nguồn thực phẩm giàu vitamin A, E và chứa hàm lượng niacin, thiamin dồi dào, những khoáng chất này rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, thành phần có trong 100g măng:

  • 0.15mg Thiamin (3% theo khẩu phần ăn định tính mỗi ngày).

  • 0.6mg Niacin (4% theo khẩu phần ăn định tính mỗi ngày).

  • 2.6g Protein.

  • 5.2g Carbs.

  • 0.24mg Vitamin B6 (18% theo khẩu phần ăn định tính mỗi ngày).

  • 4mg Vitamin C (5% theo khẩu phần ăn định tính mỗi ngày).

Có thai ăn măng không?

Ngoài ra, măng cũng chứa nhiều chất khác kẽm, sắt, canxi, magie,... rất tốt cho mẹ bầu.

  • Cải thiện hệ tim mạch: Thành phần chất xơ có từ măng có thể loại bỏ cholesterol dư thừa, nhờ đó đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

  • Làm khỏe hệ tiêu hóa: Sử dụng măng làm món cho mẹ bầu là cách để tăng hàm lượng chất xơ cho cơ thể để phòng ngừa chứng táo bón cũng như giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa ở đường ruột.

  • Đẩy lùi nguy cơ mắc ung thư: Vì trong màu rất giàu những chất chống oxy hóa nên tiêu thụ măng sẽ ngăn cản sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, ngăn cản sự hình thành của một số bệnh ung thư.

  • Cải thiện hệ miễn dịch: Với đặc tính kháng khuẩn và vi - rút nên phụ nữ mang thai nên sử dụng măng làm món ăn vào khoảng thời gian giao mua để ngăn ngừa bị cúm và cảm.

Một số chú ý khi tiêu thụ măng ở bà bầu

Nhìn chung, các loại măng có chứa hàm nhiều hàm lượng độc tố nếu không được sơ chế sạch, trong đó, hợp chất glucozit có trong măng khi chuyển vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành acid cyanhydric, HCN, chất này rất dễ làm cho cơ thể bị ngộ độc. Biểu hiện khi bị trúng độc dễ thấy đó là cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, khó hô hấp, tiếp đến giảm huyết áp, co giật,...

Bầu ăn măng tươi được không? Khuyến cáo là: “Không nên” bởi vì theo nghiên cứu, với 100g măng tươi thì chứa khoảng 32 - 38mg HCN, còn măng luộc chín thì giảm sẽ còn khoảng 2.7mg và nước luộc có khoảng 10mg.

Măng

Đặc biệt chú ý với những sản phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể chưa thích nghi hoàn toàn vẫn những thay đổi khi mang bầu, nên hạn chế tiêu thụ những món ăn từ măng. Bởi vì, lượng HCN chưa chắc được loại bỏ hoàn toàn khỏi măng, nó có thể làm bất hoạt enzyme chuyển hóa sắt dẫn tới tình trạng thiếu máu. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, măng có khả năng làm co thắt tử cung, kích thích chuyển dạ nếu sử dụng với lượng lớn và tần suất nhiều.

Trong trường hợp, mẹ bầu muốn nấu ăn cùng các món măng, cần chú ý:

  • Giảm thiểu chất độc từ măng, sơ chế cần bỏ phần vỏ ngoài của măng, ngâm măng trong nước qua đêm, bỏ phần nước đã ngâm, rồi đem luộc măng và tuyệt đối không đóng nắp vung. Luộc xong măng, măng vẫn cần rửa và ngâm.
  • Tránh mua măng đã chế biến sẵn bởi không thể kiểm soát được độ vệ sinh của thực phẩm.
  • Chất xơ trong măng rất dồi dào nên bà bầu ăn măng cần nhai kỹ để tránh bị đầy bụng.

>>> Tham khảo các bài viết khác:

Tóm lại, với câu hỏi: "Bà bầu có được ăn măng không?" thì câu trả lời của chúng tôi là: "Vẫn có thể", chế biến măng thành những món ngon, bổ dưỡng không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà tinh thần cũng sẽ vui vẻ hơn nhiều. Chỉ cần khi sơ chế măng, bạn cần đảm bảo được những điều chúng tôi lưu ý ở trên thì phụ nữ có thai hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức món ăn này rồi.

Ngoài việc ăn uống các thực phẩm dinh dưỡng, chị em khi mang thai cũng được khuyên nên bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất thông qua các loại thực phẩm chức năng. Vì vậy, các bà bầu hãy truy cập META.vn nếu muốn tham khảo thông tin về các loại thực phẩm chức năng tốt cho phụ nữ mang thai hoặc liên hệ hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất nhé! Chúc chị em trải qua một thai kỳ đầy sức khỏe và tràn ngập niềm vui.

Bạn đang xem: Bà bầu có được ăn măng không? Mang thai ăn măng cần lưu ý gì?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết