Cây tầm gửi có tác dụng gì? Hình ảnh và các loại tầm gửi
Cây tầm gửi là cây gì? Cây tầm gửi có tác dụng gì?mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Nội dung
Cây tầm gửi là cây gì?
Tầm gửi (hay còn có tên gọi khác là cây chùm gửi) là loại cây sống ký sinh trên các loại cây khác, thường leo hay bò trên bề mặt các loại cây thân gỗ như cây bưởi, cây mít, cây gạo, cây dâu…
Cây tầm gửi ký sinh trên các cây chủ khác nhau sẽ cho ra những loại tầm gửi khác nhau và mỗi loại sẽ có đặc tính cũng như tác dụng khác nhau. Tầm gửi là loại cây thân leo, rễ thuộc loại rễ giác mút, nhờ thế mà cây có khả năng bám chặt vào cây để kí sinh. Phần rễ cây bám chặt và hút các chất dinh dưỡng từ cây chủ để nuôi sống cây tầm gửi. Cành cây tầm gửi giòn, trơn, có nhiều đốt. Phần lá mọc đối xứng hoặc thành cụm, mỗi chỗ có khoảng vài lá, trơn bóng và có hình mác hoặc hình bầu dục. Hoa tầm gửi có thể là hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, tùy thuộc vào từng cây, chúng mọc thành từng cụm ở kẽ lá, kích thước khác nhau, theo dạng tán, bông hoặc sim.
Cây tầm gửi thường ra hoa vào mùa hè (khoảng tháng 8, 9) và cho quả vào tháng 10. Hạt tầm gửi có một chất lỏng sền sệt bên ngoài và đây cũng chính là đặc điểm tự nhiên giúp cây có thể bám vào cây chủ.
Cây tầm gửi có mấy loại? Các loại tầm gửi quý gồm những loại nào?
Cây tầm gửi có những loại như sau:
- Tầm gửi cây gạo.
- Cây tầm gửi trên cây mít.
- Tầm gửi trên cây dâu.
- Tầm gửi cây ngái.
- Tầm gửi cây xoan.
- Cây tầm gửi trên cây khế.
- Tầm gửi cây chanh.
- Tầm gửi cây dẻ.
- Tầm gửi cây táo.
- Tầm gửi trên cây cúc tần.
Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các tác dụng của một số cây tầm gửi với sức khỏe. Cùng tham khảo nhé!
Tác dụng của cây tầm gửi
Trong dân gian, cây tầm gửi là loại cây phổ biến. Vậy cây tầm gửi có tác dụng gì? Trong Đông y, từ lâu chúng đã được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Hầu hết các loại tầm gửi đều có thể hỗ trợ điều trị phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, hạ huyết áp và các tình trạng về rối loạn tâm thần... Hơn nữa, một số loại tầm gửi còn có tác dụng giúp an thai, thúc sữa sau sinh…
Còn trong Y học hiện đại, tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa và bảo vệ gan khá tốt. Sau đây là một số công dụng của cây tầm gửi theo từng loại:
- Tầm gửi ký sinh trên cây dâu: Đây là loại tầm gửi thông dụng, có tên gọi là tang ký sinh. Nó có tính bình, vị đắng, giúp bổ thận, gan, trừ phong thấp, mạnh gân cốt và an thai khá tốt. Theo các tài liệu nước ngoài, tang ký sinh này còn có thể kích thích tạo máu, hỗ trợ điều trị thiếu máu và chứng chảy máu ở phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh. Ngoài ra, loại tầm gửi này còn được kết hợp với tô ngạnh (cành tía tô), chư ma căn (củ cây gai) và ngải diệp để hỗ trợ điều trị tình trạng mất sữa, ít sữa ở phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, tang ký sinh có thể dùng riêng bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn nhỏ rồi sao vàng, sắc uống…
- Tầm gửi cây chanh: Loại cây này có tác dụng hỗ trợ chữa ho khan, ho có đờm khá tốt. Cách sử dụng của tầm gửi cây chanh gần giống với tang ký sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp tầm gửi cây chanh với các vị thuốc trị ho khác như tang bạch tì, xạ can, mạch môn… để nang cao hiệu quả.
- Tầm gửi cây dẻ: Đây là loại cây được sử dụng để hỗ trợ trị viêm họng, thấp khớp và các bệnh dị ứng, bệnh ngoài da…
- Tầm gửi cây mít: Loại cây này thường được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét. Không chỉ vậy, nó còn có thể dùng riêng hoặc kết hợp với cỏ sữa lá nhỏ để giúp tăng tiết sữa.
- Tầm gửi cây táo: Bạn có thể kết hợp loại tầm gửi này với củ sả hoặc củ chuối hột thái nhỏ rồi đem sao vàng, sắc uống để chữa kiết lỵ ra máu.
- Tầm gửi cây xoan: Loại cây này được dùng để sắc uống có thể chữa bệnh đường ruột, kiết lỵ và táo bón.
- Tầm gửi trên cây cúc tần: Loại tầm gửi này cho hạt là vị thuốc thỏ ty tử có thể giúp bổ thận tráng dương, chữa di tinh, tiểu dầm, liệt dương…
- Tầm gửi trên cây gạo: Tác dụng của tầm gửi cây gạo được dùng để hỗ trợ điều trị sỏi thận, viêm cầu thận, suy giảm các chức năng gan, gan nóng nhờ làm tăng khả năng thải độc của gan. Ngoài ra, nó còn có thể kết hợp với tầm gửi cây chanh và vỏ cây lai để sắc uống chữa bệnh động kinh hoặc kết hợp với xương quạ đen để chữa hen.
Hình ảnh cây tầm gửi
>> Tham khảo thêm:
- Cây hạnh phúc là cây gì, hợp mệnh gì, có tác dụng gì? Cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc
- Cây thường xuân là cây gì? Ý nghĩa và cách chăm sóc cây thường xuân
- Cây mộc hương là cây gì, có mấy loại? Hình ảnh và tác dụng cây mộc hương
- Cây mùi già là cây gì? Tắm nước lá mùi già cuối năm có tác dụng gì?
- Cây ngọc bích là cây gì, hợp tuổi nào, mệnh gì, cách trồng và chăm sóc thế nào?
Trên đây là một số thông tin về cây tầm gửi mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Bạn đang xem: Cây tầm gửi có tác dụng gì? Hình ảnh và các loại tầm gửi
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Chiếc bách là gì? Chiếc bách có nghĩa là gì?
- Cách viết chữ in đậm trên Facebook không bị lỗi khi đăng status
- Hộp đen máy bay là gì, màu gì, đặt ở đâu?
- Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai có đoán được là trai hay gái?
- Bà bầu có được ăn măng không? Mang thai ăn măng cần lưu ý gì?
- 6 Cách bổ dưa hấu đẹp, nhanh và thông minh nhất