Atiso đỏ còn gọi là gì? Cây hoa atiso đỏ có tác dụng gì?
Atiso đỏ là một loại hoa thường được người Việt Nam sử dụng làm đồ uống nhưng không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc, đặc tính, công dụng của loài hoa này. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về cây hoa atiso đỏ và những tác dụng của nó đối với sức khỏe nhé!
Atiso đỏ là một loại hoa thường được người Việt Nam sử dụng làm đồ uống nhưng không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc, đặc tính, công dụng của loài hoa này. Trong bài viết hôm nay, META sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về cây hoa atiso đỏ và những tác dụng của nó đối với sức khỏe nhé!
Atiso đỏ còn gọi là gì? Cây hoa atiso đỏ có tác dụng gì?
Cây atiso đỏ là cây gì, có đặc điểm gì?
Cây atiso đỏ là cây gì?
Atiso đỏ (tên tiếng Anh: Hibiscus) là một giống thực vật quen thuộc với người Việt Nam thường hay được sử dụng để làm thành trà uống. Atiso đỏ còn được gọi là cây bụp giấm, bụp chua, giền chua, cây rau chua, hoa vô thường, lạc thần hoa hoặc đay Nhật, thuộc họ Cẩm Quỳ và có nguồn gốc từ Tây Phi. Hoa astiso đỏ được trồng nhiều nhất là ở Trung Quốc và Thái Lan, nhưng chất lượng tốt nhất là phải kể đến hoa atiso đỏ trồng tại Sudan với số lượng rất ít.
Đặc điểm của cây atiso đỏ (hibiscus)
Cây atiso đỏ thường sống được khoảng một năm, chiều cao từ 1,5 - 2m, phân nhánh gần gốc, màu sắc tím nhạt. Lá cây có hình trứng, nguyên, mép lá có răng, hoa thường mọc đơn độc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng, quả nang hình trứng, có lông thô mang đài màu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. Cây hibiscus thường ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10, khi hoa tàn sẽ lộ ra quả atiso với màu đỏ xung quanh. Mỗi quả atiso lại có những lông dài ở bên ngoài và 1 đài xanh gắn liền với quả.
Cây bụp giấm thường được sử dụng phần đài quả và lá làm rau chua sử dụng thay cho giấm chua. Loại cây này không kén đất nhưng hợp nhất là với đất đồi núi, khí hậu nóng ẩm. Hoa atiso đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin C và protein, các chất đóng vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên. Trong hạt atiso thì có tới 24% là protein, 7,3% là nước, 13,5% chất xơ. Hàm lượng tinh dầu cũng đạt tới 24%, hàm lượng chất khoáng lên đến 7%.
Tại Việt Nam, cây atiso đỏ thường được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang ở nhiều nơi. Người ta thường tận dụng đài hoa và hạt atiso đỏ để nấu nước uống hoặc phơi khô làm trà pha nước uống nhằm sử dụng được lâu hơn. Không chỉ thơm ngon nhờ có vị chua thanh đặc trưng, loài cây này còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.
Tác dụng của cây atiso đỏ
Hoa atios đỏ được sử dụng nhiều trong đời sống bởi có nhiều tác dụng tích cực với sức khỏe. Mỗi bộ phận của cây đều có những tác dụng đặc trưng rất riêng.
Công dụng của đài hoa atiso đỏ
Đối với nhiều loại cây, đài hoa chỉ có tác dụng là bệ đỡ cho bông hoa nhưng riêng đối với hoa atiso đỏ thì khác. Đài hoa không chỉ đơn thuần là bệ đỡ cho bông hoa mà còn được sử dụng làm thuốc với nhiều tác dụng như:
- Hạn chế co thắt tử cung: Đài hoa atiso thường được sử dụng để giúp cơ trơn ở tử cung co giãn tốt hơn, hạn chế các cơn đau do co thắt tử cung.
- Cải thiện tình trạng khó ngủ: Khi dùng đài hoa atiso làm trà uống sẽ giúp thanh lọc máu và kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng. Các axit hữu cơ còn cải thiện tình trạng mất ngủ, căng thẳng và làm các mạch máu co giãn tốt hơn.
- Cải thiện thị lực: Một số nghiên cứu đã chỉ ra nước từ đài hoa atiso đỏ có khả năng cải thiện thị lực, giúp mắt bạn sáng hơn, hạn chế một số bệnh lý về mắt.
- Phòng ngừa ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy uống trà làm từ đài hoa atiso đỏ có thể hỗ trợ phòng ngừa ung thư, giảm sự hình thành của các gốc tự do - nguyên nhân chính gây ra ung thư.
- Giảm nguy cơ bị sỏi thận, lợi tiểu: Trà làm từ đài hoa atiso có tác dụng lợi tiểu, hạn chế nguy cơ gây sỏi thận.
Công dụng của lá atiso
- Lợi tiểu: Không chỉ có đài hoa mà cả lá hoa cũng được sử dụng để cải thiện tình trạng bí tiểu.
- Làm canh, làm siro: Lá cây atiso đỏ có vị chua thanh mát, có tác dụng nhiệt, giải độc và còn thay thế cho cả giấm. Vì vậy, người ta thường hay sử dụng nó để nấu canh chua thay cho các nguyên liệu quen thuộc như trái dứa, quả me hoặc dùng làm mứt, làm nước siro uống đều rất ngon và bổ dưỡng.
- Làm rượu vang: Một số nơi người ta dùng cây atiso để làm rượu vàng. Rượu có vị chua thanh, dịu mát, màu đỏ hấp dẫn, nếu uống chưa quen sẽ cảm thấy hơi chát.
Công dụng của hoa atiso
- Điều trị các bệnh về gan: Hoa atiso đỏ có tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc. Flavonoid có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan. Chiết xuất atiso đỏ có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe của gan khi tăng cường hoạt động của các enzym giúp giải độc tố, làm giảm mức độ tổn thương gan và tránh được tình trạng gan bị nhiễm mỡ.
- Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh: Ngoài việc giúp cải thiện tình trạng bí tiểu hoa atiso đỏ còn giúp cả hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh hơn. Đặc biệt đối với người tiêu hóa kém hay người già, hoa atiso đỏ có tác dụng như một liều thuốc nhuận tràng tự nhiên mà không gây ra tác dụng phụ nào cả.
- Làm đẹp da: Gan sạch, tiêu hóa khỏe thì là điều kiện để có làn da đẹp. Hoa atiso giúp bạn chăm sóc da từ sâu bên trong bằng việc cải thiện chức năng gan và hệ tiêu hóa. Với hương vị dịu nhẹ, chua thanh, trà hoa atiso không chỉ là thức uống ngon miệng mà còn có nhiều tác dụng tích cực giúp đào thải hết độc tố trong cơ thể và làm đẹp da.
- Giảm dấu hiệu ho, đau rát họng: Bông bụp giấm có tính sát khuẩn, kháng viêm nên có khả năng trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, đau rát cổ họng rất hiệu quả.
- Ngăn ngừa nguy cơ bị tăng huyết áp: Atiso đỏ chứa nhiều bioflavonoids, một chất chống oxy hóa ngăn cản quá trình oxy hóa lipoprotein, giúp hạ huyết áp. Thói quen uống trà hoa atiso đỏ mỗi ngày có thể giúp bạn ngăn ngừa cao huyết áp một cách tự nhiên.
- Điều trị scorbut: Trà hãm từ hoa atiso khô có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh scorbut rất hiệu quả.
- Tăng cường đề kháng: Nhiều nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ hoa atiso đỏ có thể chống lại một số loại vi khuẩn, giảm khả năng cơ thể bị nhiễm trùng cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Cụ thể, atiso đỏ có thể làm ức chế hoạt động của E. coli - là một chủng vi khuẩn gây ra các dấu hiệu như chuột rút, đầy hơi và tiêu chảy, chống lại chứng cảm lạnh và nhiễm trùng bằng cách bổ sung hàm lượng lớn vitamin C tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Công dụng của đài quả atiso
- Ngăn lão hóa cho toàn cơ thể: Trà làm từ đài quả atiso có các chất chống oxy hóa, vitamin C cùng nhiều khoáng chất tạo nên lớp màng ngăn để hạn chế sự tấn công của các gốc tự do, hạn chế được các dấu hiệu lão hóa.
- Ổn định mỡ máu cho người mỡ máu cao: Trà đài quả atiso đỏ được biết đến có khả năng làm lượng mỡ và đường trong máu, cũng như huyết áp giảm xuống ngưỡng an toàn. Không chỉ giúp huyết áp ổn định, đài quả atiso đỏ còn giúp giảm các LDL cholesterol - 1 loại cholesterol xấu trong máu, bảo vệ tim mạch của bạn được bảo vệ khỏi bệnh tật.
- Đánh bay mỡ thừa, duy trì cân nặng an toàn: Trong đài quả atiso đỏ có chứa chất ức chế enzyme giúp sản xuất amylase để đẩy nhanh quá trình phân hủy tinh bột đường, tránh tích tụ calo thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, trà atiso chứa rất ít calo lại có tác dụng lợi tiểu nên cũng làm giảm lượng nước trong cơ thể, giúp bạn có vóc dáng thon gọn hơn. Sử dụng trà atiso sau bữa ăn sẽ giúp cơ thể bạn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đốt chất béo nhanh hơn, giảm tình trạng béo phì do tích mỡ.
- Nâng cao hệ miễn dịch: Atiso nói chung và trà atiso nói riêng đều có lượng vitamin C dồi dào giúp cải thiện hệ miễn dịch của bạn tốt hơn bao giờ hết.
Cách chế biến hoa atiso đỏ
Cây atiso đỏ được chế biến theo rất nhiều cách khác nhau ví dụ như người ta có thể sấy khô hoa bụp giấm để làm trà hoặc ngâm đường làm nước, chưng lên làm mứt...
>>> Tham khảo ngay:
- Cách nấu nước atiso đỏ tươi vừa giải khát, vừa đẹp da tại nhà chuẩn nhất
- Cách ngâm hoa atiso đỏ với đường phèn, đường cát, với rượu làm siro dùng dần
- Trà atiso đỏ có tác dụng gì? Cách làm trà atiso đỏ khô và cách pha trà atiso đỏ
Cách trồng cây bụp giấm (cây atiso đỏ)
Bạn đang xem: Atiso đỏ còn gọi là gì? Cây hoa atiso đỏ có tác dụng gì?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Những câu cap thả thính Trung Thu, stt thả thính Trung Thu hay nhất
- Cách làm lồng đèn Trung Thu đơn giản mà đẹp cho bé
- Logistics là gì? Ngành Logistics là gì? Học Logistic ra làm gì?
- Cúng rằm Trung Thu vào lúc nào? Cúng rằm tháng 8 gồm những gì?
- Tết Trung Thu là gì? Tết Trung Thu còn được gọi là gì khác?
- Văn khấn cúng rằm Trung Thu, bài cúng Tết Trung Thu tại nhà