6 loại thực phẩm chữa lành cơ thể, là 'kẻ thù' của tế bào ung thư được chuyên gia y tế khuyên dùng
Có rất nhiều thực phẩm tự nhiên có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại tế bào ung thư. Vì vậy, bạn hãy chăm chỉ ăn chúng để ngăn ngừa bệnh tật và sống lâu hơn!
Hypocrates - thầy thuốc vĩ đại nhất lịch sử thời Hy Lạp cổ đại và là ông tổ của ngành y học phương Tây - đã nói rằng: "Hãy để thức ăn là thuốc của bạn, và thuốc là thức ăn của bạn". Thức ăn không chỉ là thứ nuôi sống chúng ta mà còn là các vị thuốc hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh tật, giúp cải thiện sức khỏe nếu chúng ta chọn được những thực phẩm tốt.
Dưới đây là 6 loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ, được khuyên dùng bởi các chuyên gia y tế.
1. Bông cải xanh
Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh là một trong những thực phẩm hàng đầu có thể cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ảnh: Shutterstock
Bông cải xanh rất giàu các hợp chất có hoạt tính sinh học và được các nhà nghiên cứu gọi là "Green Chemoprevention" - phương pháp dự phòng sự hình thành ung thư dựa hoàn toàn vào các loại thực vật và những chiết xuất của nó. Kết quả từ các nghiên cứu và thí nghiệm dịch tễ học đã gợi ý rằng một hợp chất gọi là sulforaphane có nhiều trong các loại rau họ cải như bông cải xanh và súp lơ, cải xoăn, bắp cải, có thể tiêu diệt các tế bào ung thư.
Các nghiên cứu cho thấy ăn bông cải xanh sống hoặc hấp chín vài lần một tuần có thể làm giảm tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư da. Ngoài ra, nghiên cứu được công bố vào năm 2019 trên Tạp chí Nutrition & Cancer cho thấy ăn sống các loại rau họ cải như bông cải xanh có thể giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
2. Cải bó xôi
Ảnh: Shutterstock
Theo một phân tích của các nghiên cứu trên Tạp chí The National Cancer Institute, cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina) là một nguồn cung cấp dồi dào lutein và zeaxanthin, hai loại carotenoid có thể giảm đáng kể tỷ lệ ung thư vú khi tiêu thụ nhiều. Món salad rau xanh này cũng rất giàu folate tăng cường sức khỏe DNA. Folate là một loại vitamin B rất cần thiết trong thời kỳ mang thai. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí PLoS One đã chỉ ra rằng nồng độ folate trong cơ thể thấp có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
3. Các loại đậu
Ảnh: Shutterstock
Không giống như các nguồn protein động vật, đậu không chứa chất béo không lành mạnh. Đó có thể là lý do tại sao một nghiên cứu dịch tễ học lớn trên Tạp chí JAMA Internal Medicine đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ các loại đậu ít nhất 4 lần/tuần có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 22% so với những người tiêu thụ 1 lần/ tuần loại thực phẩm này.
Tương tự như vậy, một phân tích tổng hợp năm 2019 trên Tạp chí Advances in Nutrition cho thấy ăn các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại đậu khác thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh mạch vành và huyết áp cao.
4. Yến mạch
Ảnh: Shutterstock
Ăn yến mạch thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 và kiểm soát được lượng đường trong máu. Yến mạch chứa một loại chất xơ hòa tan được gọi là beta-glucan giúp hỗ trợ sự trao đổi chất.
Trong một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Functional Foods năm 2021, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc bổ sung 5g yến mạch mỗi ngày trong vòng 12 tuần ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 có thể cải thiện lượng đường trong máu bằng cách giảm cảm giác thèm ăn và tăng cảm giác no lâu hơn.
Các nhà nghiên cứu cho biết beta-glucan giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách tạo ra một chất gel trong ruột, làm chậm quá trình giải phóng đường vào máu. Beta-glucan cũng có thể làm giảm cholesterol LDL (cholesterol "xấu") trong cơ thể.
5. Táo
Ảnh: Shutterstock
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với các bệnh lý về tim, đặc biệt là đau tim, và đột quỵ não. Việc thay đổi thói quen ăn uống có thể giúp phòng tránh hiệu quả nguy cơ này.
Chế độ ăn hỗ trợ điều trị hoặc phòng ngừa tăng huyết áp - DASH - có thể là gợi ý hoàn hảo. Chế độ ăn DASH bao gồm các loại thực phẩm giàu kali, canxi và magiê - những chất giúp kiểm soát huyết áp - và hạn chế thực phẩm có nhiều natri, chất béo bão hòa và đường bổ sung. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn DASH có thể làm giảm huyết áp trong vòng ít nhất là 2 tuần. Chế độ ăn này cũng có thể làm giảm mức cholesterol LDL (cholesterol "xấu") trong máu. Huyết áp cao và mức cholesterol LDL cao là hai yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ.
Táo là một phần của chế độ ăn DASH. Theo một bài báo năm 2020 trên Tạp chí Critical Reviews in Foods Science and Nutrition, táo đặc biệt có lợi cho sức khỏe tim mạch, giữ cho mạch máu đàn hồi tốt và giảm huyết áp. Theo các nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, 1 quả táo có khoảng 4,5g chất xơ và một lượng quercetin - một chất có tác dụng chống tăng huyết áp hiệu quả.
6. Quả việt quất
Ảnh: Shutterstock
Quả việt quất được coi là "liều thuốc" có thể vô hiệu hóa quá trình viêm trong cơ thể nhờ có chứa chất chống oxy hóa flavonoid và anthocyanin.
Một đánh giá nghiên cứu về anthocyanin trong quả việt quất năm 2020 của Tạp chí Advances in Nutrition đã chứng minh rằng loại trái cây thơm ngon này có thể chống viêm mạch máu, điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện sự cân bằng hệ lợi khuẩn đường ruột. Quá trình viêm mạn tính đã được chứng minh có thể góp phần gây ra nhiều rối loạn và bệnh tật cho cơ thể, bao gồm viêm khớp, tiểu đường loại 2, ung thư, bệnh tim và chứng sa sút trí tuệ.
Bạn đang xem: 6 loại thực phẩm chữa lành cơ thể, là 'kẻ thù' của tế bào ung thư được chuyên gia y tế khuyên dùng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 6 thực phẩm quen thuộc của người Việt nhưng người bị gout cần cảnh giác nếu không muốn bệnh nặng hơn
- 5 loại thực phẩm gây mất cân bằng hormone
- Chuyên gia dinh dưỡng mách bạn 7 thực phẩm giàu protein hơn cả trứng
- Đây là loại trái cây tốt nhất để có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn
- Bệnh nhân qua đời vì ung thư 25 ngày sau khi bị đau vai
- Ăn cơm nguội không gây ung thư mà còn có lợi ích bất ngờ nếu ăn đúng cách