2 cách đo nồng độ Oxy trong máu tại nhà chính xác, đơn giản và nhanh chóng

Virus Corona xâm nhập vào cơ thể gây bệnh viêm phổi và dẫn đến suy hô hấp. Khi mắc phải bệnh này, nồng độ Oxy trong máu sẽ bị giảm đi. Vì thế, người dùng nên kiểm tra nồng độ Oxy tại nhà thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Để biết cách đo chi tiết thế nào, mời bạn xem ngay bài viết sau nhé!

Virus Corona xâm nhập vào cơ thể gây bệnh viêm phổi và dẫn đến suy hô hấp. Khi mắc phải bệnh này, nồng độ Oxy trong máu sẽ bị giảm đi. Vì thế, người dùng nên kiểm tra nồng độ Oxy tại nhà thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Để biết cách đo chi tiết thế nào, mời bạn xem ngay bài viết sau nhé!

1Nồng độ Oxy trong máu là gì? 

Nồng độ Oxy trong máu (còn gọi là chỉ số SpO2) là lượng Oxy lưu thông trong máu. Các tế bào hồng cầu sẽ nhận Oxy từ phổi và vận chuyển chúng phân bố đều đến các bộ phận trong cơ thể. Trong suốt quá trình hoạt động, cơ thể sẽ kiểm soát nồng độ này đạt ngưỡng từ 75 - 100 mmHg, tương đương 95% - 100% khi đo bằng máy đo nồng độ Oxy.

Các tế bào hồng cầu vận chuyển Oxy đến các bộ phận trên cơ thể

Các tế bào hồng cầu vận chuyển Oxy đến các bộ phận trên cơ thể

2Những ngưỡng nồng độ Oxy trong máu mà các F0 cần lưu ý

Theo văn bản từ Sở Y Tế, các trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ sẽ được cách ly, tự điều trị và theo dõi tại nhà. Các bệnh nhân sẽ dùng máy đo nồng độ Oxy trong máu để kiểm tra và báo cho nhân viên y tế. Sau đây là các ngưỡng nồng độ Oxy mà các F0 nên chú ý:

  • SpO2 trên 97%: Oxy trong máu tốt. Nếu không có dấu hiệu bất thường, người bệnh thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • SpO2 từ 95% - 96%: Oxy trong máu trung bình – cần cho thở thêm Oxy. Khi có dấu hiệu sốt, ho, đau họng và đau ngực kèm theo, F0 nên liên hệ với nhân viên ý tế để được đưa đến khu cách ly tập trung.
  • SpO2 dưới 94%: Oxy trong máu thấp. Nếu người bệnh cảm thấy khó thở thì lập tức báo cho nhân viên y tế để được vận chuyển đến cơ sở cấp cứu hoặc bệnh viện dã chiến theo dõi và điều trị.
  • SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Đây là các dấu hiệu suy hô hấp rất nặng.
  • Độ bão hòa oxy thấp hơn 90% là một cấp cứu trên lâm sàng.

Những ngưỡng nồng độ Oxy trong máu mà các F0 cần lưu ý

3Các cách đo nồng độ Oxy trong máu tại nhà

Bằng ứng dụng We Do Pulse

Bước 1: Tải ứng dụng về điện thoại. 

Bước 2: Mở ứng dụng và đăng nhập vào tài khoản. Bạn có thể đăng nhập bằng Google/Facebook/Email/Số điện thoại. Sau khi hoàn tất, bạn nhấn Tiếp tục.

Mở ứng dụng và đăng nhập vào tài khoản

Bước 3: Tại trang chủ, bạn chọn vào biểu tượng camera bên cạnh phần Độ bão hòa Oxy. Sau đó, màn hình sẽ hiện thông báo Pulse muốn truy cập camera > Bạn chọn vào OK.

Tại trang chủ, bạn chọn vào biểu tượng camera

Bước 4: Bạn đặt ngón tay lên camera điện thoại và giữ yên khoảng 20 giây. Sau khi hoàn tất, màn hình sẽ hiển thị kết quả cho bạn.

Bạn đặt ngón tay lên camera điện thoại và giữ yên khoảng 20 giây

Bằng máy đo nồng độ Oxy trong máu

Bước 1: Mở máy đo nồng độ, kẹp ngón tay trỏ hoặc ngón giữa miệng máy.

Bước 2: Nhấn nút nguồn để khởi động. Giữ yên ngón tay đến khi máy hiển thị kết quả thì bạn rút ngón tay ra. 

Đo chỉ số SpO2 bằng máy đo nồng độ Oxy trong máu

Cách đọc các thông số của máy đo nồng độ Oxy:

  • Chỉ số SpO2 sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO2. Đơn vị đo tỷ lệ phần trăm (%). Phạm vi đo: 0 - 100%. Giá trị bình thường: 94 - 100%.
  • Nhịp tim sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR. Đơn vị đo: lần/phút . Phạm vi đo: 0 - 254 lần/phút. Giá trị bình thường: 60 - 100 lần/phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi).

Cách đọc các thông số của máy đo nồng độ Oxy

4Những điều cần làm khi nồng độ Oxy trong máu thấp đối với các F0

Nếu bạn là F0 hoặc có người thân là F0 đang được cách ly tại nhà, khi nồng độ Oxy trong máu đạt ngưỡng từ dưới 94 đến 96% thì bạn nên báo cho nhân viên y tế theo hotline 0989.401.155 và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mỗi ngày, bạn có thể đo nồng độ Oxy 3 lần để theo dõi sức khỏe.

Khi cảm thấy cơ thể có các triệu chứng nhẹ như sốt, ho và hơi khó thở, bạn có thể thay đổi các tư thế nằm trên giường như nằm sấp, nằm nghiêng và ngồi thẳng lưng, thay đổi mỗi lần khoảng 2 giờ. Đồng thời, Bạn có thể tham khảo 5 bước theo dõi bệnh nhân COVID-19 tại nhà theo khuyến cáo của Bộ Y Tế tại đây.

Những điều cần làm khi nồng độ Oxy trong máu thấp đối với các F0

Nguồn: Sở Y tế TP. HCM - Cập nhật ngày 28/08/2021

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu biết cách đo nồng độ oxi trong máu và những điều cần làm khi nồng độ Oxy trong máu thấp đối với các F0. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì nhé!

Bạn đang xem: 2 cách đo nồng độ Oxy trong máu tại nhà chính xác, đơn giản và nhanh chóng

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết