Có nên dùng máy tạo oxy gia đình cho người già?
Máy tạo oxy là một trong những thiết bị y tế quan trọng đối với những bệnh nhân lớn tuổi mắc các bệnh về hô hấp. Vậy họ có nên sử dụng thiết bị này tại nhà hay không và có những lưu ý gì khi sử dụng? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Máy tạo oxy là một trong những thiết bị y tế quan trọng đối với những bệnh nhân lớn tuổi mắc các bệnh về hô hấp. Vậy họ có nên sử dụng thiết bị này tại nhà hay không và có những lưu ý gì khi sử dụng? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Xem nhanh
1Sử dụng máy tạo oxy trong trường hợp nào?
Nếu gia đình bạn có người lớn tuổi cần sử dụng máy tạo oxy, trước hết bạn nên tham vấn qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Sau đây là một số trường hợp có thể sử dụng máy tạo oxy cho người lớn tuổi:
- Người có bệnh viêm phổi, hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính, thiểu năng tuần hoàn não.
- Người bị suy giảm khả năng hô hấp, suy yếu chức năng phổi.
- Bệnh nhân đang làm phẫu thuật hôn mê.
- Người sống thực vật.
- Người bị nhiễm độc khí than, ngộ độc hóa chất.
- Người mắc các bệnh gây suy giảm số lượng hồng cầu và bạch cầu như u máu, thiếu máu và xẹp phổi.
2Máy tạo oxy gia đình cho người già có tốt không?
Máy tạo oxy gia đình là một thiết bị hữu ích đối với những người lớn tuổi, những người mắc các bệnh liên quan đến phổi có cảm giác khó thở và mệt mỏi. Thông thường, những bệnh nhân này sẽ có nhiều khí CO2 và ít oxy trong máu. Sử dụng máy tạo oxy sẽ giúp việc hít thở trở nên dễ dàng hơn, cải thiện sức khỏe và duy trì sự sống.
3Những lý do nên có máy tạo oxy gia đình cho người già
Đối với gia đình có người lớn tuổi mắc các bệnh liên quan đến phổi, bạn nên trang bị một chiếc máy tạo oxy gia đình. Bởi bên cạnh chức năng duy trì lượng oxy trong máu và giúp việc hít thở dễ dàng hơn, máy tạo oxy còn có nhiều lợi ích khác như:
- Máy có nhiều mức lưu lượng, bạn có thể điều chỉnh theo yêu cầu của bác sĩ.
- Màn hình hiển thị ngưỡng oxy (đơn vị %) thuận tiện cho việc theo dõi.
- Có thể sử dụng lâu dài, không cần thay mới như bình oxy thông thường.
- Máy nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển.
4Những lưu ý để sử dụng máy tạo oxy tại nhà an toàn
Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng lượng oxy không phù hợp với thể trạng có thể dẫn đến ức chế hô hấp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, theo dõi diễn biến tình trạng bệnh và báo ngay với bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường.
Lựa chọn dung tích máy theo tình trạng của bệnh nhân
Máy tạo oxy gia đình có nhiều dung tích khác nhau (đơn vị lít). Tùy vào tình trạng bệnh và lời khuyên của bác sĩ mà bạn sẽ chọn mua loại máy thích hợp. Nếu mua nhầm máy có dung tích nhỏ cho người mắc bệnh phổi mãn tính nặng, máy sẽ không cấp đủ oxy cho bệnh nhân và có thể làm bệnh tình trở nặng hơn.
Ngược lại, nếu máy có dung tích lớn và bệnh nhân chỉ mắc bệnh nhẹ, bạn sẽ gây lãng phí tiền bạc và có thể gây ức chế hô hấp cho bệnh nhân vì hít vào quá nhiều oxy trong một khoảng thời gian nhất định.
Chỉnh mức áp suất phù hợp với mức độ của người bệnh
Tùy vào chỉ định của bác sĩ mà bạn sẽ sử dụng các mức áp suất khác nhau, cụ thể như sau:
- Trường hợp bệnh nhân ở mức 1:
- Chọn mức lưu lượng oxy từ 2 – 2,5 lít/phút nếu dùng máy tạo oxy 3 lít.
- Chọn mức lưu lượng oxy 2 lít/phút nếu dùng máy tạo oxy 5 lít.
- Trường hợp bệnh nhân ở mức 2:
- Chọn mức lưu lượng oxy từ 3 – 3,5 lít/phút nếu dùng máy tạo oxy 3 lít.
- Chọn mức lưu lượng oxy 3 lít/phút nếu dùng máy tạo oxy 5 lít.
- Trường hợp bệnh nhân ở mức 3:
- Chọn mức lưu lượng oxy 3 lít/phút nếu dùng máy tạo oxy 3 lít.
- Chọn mức lưu lượng oxy từ 4 – 4,5 lít/phút nếu dùng máy tạo oxy 5 lít.
Kiểm tra chất lượng máy
Khi chọn mua máy tạo oxy gia đình, bạn nên kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tiếp đến, bạn có thể yêu cầu nhân viên khởi động để xem máy có khả năng cung cấp oxy liên tục hay không, kiểm tra độ ồn và ngưỡng oxy đầu ra. Tốt nhất, bạn nên chọn sản phẩm có nồng độ oxy với độ tinh khiết đạt 90 - 96%.
Thường xuyên thăm khám để đánh giá kết quả điều trị
Trước khi, trong khi và sau khi sử dụng máy tạo oxy gia đình, bệnh nhân cần có sự theo dõi và hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Bạn có thể đưa người bệnh kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần tại các bệnh viện uy tín hoặc thường xuyên đến các trạm y tế gần nhất để được chẩn đoán lại tình hình và có liệu trình điều trị thích hợp.
1. FDA Hoa Kỳ: https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/pulse-oximeters-and-oxygen-concentrators-what-know-about-home-oxygen-therapy
Nếu có thắc mắc nào khác, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!.
Bạn đang xem: Có nên dùng máy tạo oxy gia đình cho người già?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 3 dấu hiệu người bị thiếu oxy máu. Nguyên nhân, cách phòng tránh hiệu quả
- 3 lỗi thường gặp khi dùng máy tạo oxy. Cần lưu ý gì để sử dụng máy tạo oxy hiệu quả?
- Sử dụng máy tạo oxy tại nhà có tốt không? Những lưu ý sử dụng an toàn
- 5 ứng dụng giúp đo nồng độ oxy trong máu trên điện thoại, bạn nên tham khảo
- 2 cách đo nồng độ Oxy trong máu tại nhà chính xác, đơn giản và nhanh chóng