Ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì? Sự tích Giỗ tổ Hùng Vương

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba"

Từ bao đời nay, người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu vẫn luôn ghi nhớ điều này để hướng về quê cha đất tổ. Và trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương bạn nhé.

Nguồn gốc, sự tích Giỗ tổ Hùng Vương

Có khi nào bạn thắc mắc Giỗ tổ Hùng Vương vì sao lại diễn ra vào ngày 10/3 Âm lịch không? Cùng theo dõi sự tích ngày Giỗ Tổ Hùng Vương để có được lời giải đáp.

Theo những truyền thuyết từ xa xưa kể rằng, Tổ phụ Lạc Long Quân lấy Tổ mẫu Âu Cơ sinh ra 100 người con, do giống Rồng và giống Tiên không hợp nhau nên Lạc Long Quân dắt 50 người con xuống biển còn Âu Cơ dắt 50 người con lên non, con cả được truyền ngôi lấy hiệu là Hùng Vương.

Hùng Vương là vị vua đầu tiên của nước Văn Lang, đây cũng là nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Từ rất lâu trong dân gian đã lưu truyền nhiều truyền thuyết về những triều đại Hùng Vương, những lý giải về nguồn gốc của dân tộc theo cách dễ nhớ, dễ hiểu, gắn liền với những phong tục tập quán và nền văn hóa lúa nước.

Một số câu chuyện nổi tiếng mà chúng ta thường nghe như là Sơn Tinh – Thủy Tinh, sự tích Bánh chưng bánh giầy, sự tích con Rồng cháu Tiên…

Từ những câu chuyện trên mà nhân dân ta đã đúc kết ra thời kỳ Hùng Vương là thời đại mở đầu trong quá trình dựng nước, là thời kỳ đặt nền móng của đất nước Việt Nam ngày nay. 

Cũng từ những truyền thuyết xa xưa kể lại, Hùng Vương là thủ lĩnh của các bộ tộc người Lạc Việt, đứng lên thống nhất các bộ lạc lập ra nhà nước Văn Lang và vương triều cuối cùng của thời kỳ Hùng Vương là lúc nhường ngôi cho Thục Phán (An Dương Vương) – để lập nên nhà nước Âu Lạc.

Thời kỳ Hùng Vương có 18 đời vua, Vua Hùng chia đất nước thành 15 bộ lạc, tổ chức các Lạc hầu, Lạc tướng. Con trai của vua gọi là Quan Lang, con gái của vua gọi là Mị Nương. 

Theo sử liệu từ thời xưa và những thành tựu khảo cổ học cũng đã chứng minh thời kỳ Hùng Vương là một thời kỳ có thật trong lịch sử. Thời kỳ Hùng Vương tiếp nối giữa thị tộc, bộ lạc và thời kỳ phân hóa giai cấp và sau cùng thành lập nên nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.  Từ thời phong kiến xa xưa, các vị vua đã lập đền thờ các vị Vua Hùng nhằm để ghi nhớ công ơn xây dựng nước và tôn vinh thời kỳ khai thiên lập quốc.

Thời vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 đã chọn ngày 11 và 12 của tháng 3 Âm lịch làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

Đến thời nhà Nguyễn – năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn mồng 10 tháng 3 âm lịch làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các vị Vua Hùng đồng thời nhắc nhở con cháu Đại Việt về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã ban sắc lệnh số 22c/NV/CC ngày 18/02/1946 ấn định ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm lịch) được quy định là một trong những ngày kỷ niệm lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Năm 2007, Quốc Hội đã phê chuẩn sửa đổi Điều 73 của Luật Lao động, vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương thì người lao động được nghỉ làm việc và có hưởng lương. Đặc biệt năm 2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 hằng năm đã trở thành một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam, vào ngày này nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất tổ ở xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng.

Ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì?

Hằng năm, cứ đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương, nhân dân khắp mọi miền trên cả nước lại cùng hướng về Đền Hùng để tưởng nhớ đến công lao to lớn của các vị Vua Hùng. Đây không chỉ là dịp để đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn là dịp để chúng ta cùng nhắc nhở nhau phải tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp, uống nước nhớ nguồn, biết ơn nguồn cội.

Mỗi người trong xã hội cần phải phấn đấu, học tập, rèn luyện, tu dưỡng cả tài và đức để phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng với những công lao to lớn của các vị Vua Hùng, các thế hệ anh dùng dân tộc, những người đã hy sinh, ngã xuống vì độc lập tự do của nước nhà.

Qua ngày Giỗ tổ Hùng Vương, mỗi người cũng sẽ có dịp nhìn lại các biến cố, thăng trầm mà đất nước ta đã trải qua và nhận ra rằng để có được cuộc sống âm no, hạnh phúc, bình yên như ngày hôm nay là nhờ công ơn rất lớn của cả một dân tộc anh hùng.

Ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Như vậy qua bài viết này, bạn và chúng tôi đã cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương cũng như sự tích Giỗ tổ Hùng Vương. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn sẽ có một kỳ nghỉ lễ vui vẻ bên gia đình và người thân yêu.

Bạn đang xem: Ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì? Sự tích Giỗ tổ Hùng Vương

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết