Vì sao mọi người thường ăn bánh gio trong Tết Đoan Ngọ? Cách ăn bánh gio mà không lo tăng cân, tăng đường huyết
Các tài liệu cổ cho biết bánh gio có vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu. Món bánh này phù hợp đối với những người già yếu, trẻ em, người có chứng bệnh nóng sốt âm ỉ.
Lý do trong Tết Đoan Ngọ mọi người thường ăn bánh gio
Đã thành thông lệ, cứ đến dịp Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) hàng năm, các gia đình Việt lại quây quần bên nhau cùng ăn xôi chè, trái cây (mận, vải...), chè hạt sen, cơm rượu... Và tất nhiên, không thể quên món bánh gio - món bánh có hương vị và cách ăn vô cùng đặc biệt.
Bánh gio còn được gọi là bánh tro. Sở dĩ có tên như vậy là vì nước để ngâm gạo làm bánh và nấu bánh đều được lấy phần nước trong, lắng từ nước tro của nhiều loại lá.
Bánh gio không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Theo quan niệm dân gian, lý do mà trong Tết Đoan Ngọ nhất định phải ăn bánh gio là vì thời tiết nóng bức. Đây cũng là lúc sâu bọ, côn trùng sinh sôi phát triển. Ăn những món ăn tính mát và dễ tiêu như bánh gio có thể tiêu trừ bệnh tật trong người.
Bánh gio đem lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông Y Hà Nội) cho biết, theo các tài liệu cổ, bánh gio có vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu. Món bánh này phù hợp đối với những người già yếu, trẻ em, người có chứng bệnh nóng sốt âm ỉ (âm hư). Ăn bánh gio giúp cân bằng với các loại thực phẩm nhiều đường mỡ gây hại cho sức khỏe.
Cũng vì bánh gio có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể mà loại bánh này có thể trung hòa bớt độc hại trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết Đoan ngọ mà còn cả thời gian sau đó. Ngoài ra, nó còn góp phần hỗ trợ điều trị một số bệnh cần lợi tiểu như tăng huyết áp, thống phong (gút), sỏi thận...
Những người không nên tiêu thụ bánh gio
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, bánh gio dù ngon, vị mát, dễ tiêu nhưng nhược điểm là có chứa lượng tinh bột cao từ gạo nếp, lượng calo cao. Hơn nữa thường được ăn với mật nên chứa lượng đường tương đối lớn... Do đó ăn nhiều vẫn có thể gây tăng cân, tăng đường huyết.
Một chiếc bánh gio chứa khoảng 400-500kcal, hàm lượng calories nằm ở mức cao nên chắc chắn gây tăng cân, đặc biệt là khi ăn quá nhiều. Bởi trung bình, một người trưởng thành cần nạp 1500-1800kcal để duy trì các hoạt động thường ngày và đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
Vị chuyên gia khuyên, người đang trong quá trình giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng, nên hạn chế ăn bánh gio để tránh tăng lượng calo không cần thiết. Bánh gio chứa nhiều tinh bột từ bột gạo nếp, nên người cần kiêng ăn tinh bột nên hạn chế tiêu thụ bánh gio.
Người bị mắc các vấn đề tiêu hóa như bệnh dạ dày, bệnh thừa
acid dạ dày hoặc triệu chứng khó tiêu cũng không nên ăn nhiều loại
bánh này.
Bánh gio thường được làm từ bột gạo nếp, có chứa gluten. Người bị dị ứng hoặc không dung nạp gluten nên tránh tiếp xúc với bánh gio hoặc tìm các loại bánh gio không chứa gluten.
Người bị mắc các vấn đề tiêu hóa như bệnh dạ dày, bệnh thừa acid dạ dày hoặc triệu chứng khó tiêu cũng không nên ăn nhiều loại bánh này. Bởi bánh gio có thể gây khó tiêu hoặc gây khó chịu cho những người có vấn đề tiêu hóa. Trong trường hợp này, nên tìm hiểu thành phần và cách chế biến bánh gio trước khi tiêu thụ.
Người tiểu đường cũng không nên ăn bánh gio vì chứa lượng đường, lượng calo cao. Tốt nhất nhóm người này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Ở người khỏe mạnh, khi ăn bánh gio không nên chấm quá nhiều đường hoặc mật. Khi ăn bánh gio thì nên giảm bớt khẩu phần cơm trắng trong ngày. Đồng thời nên kết hợp ăn cùng rau xanh, hoa quả... để tránh việc đường huyết tăng cao, tăng cân nhanh.
Bạn đang xem: Vì sao mọi người thường ăn bánh gio trong Tết Đoan Ngọ? Cách ăn bánh gio mà không lo tăng cân, tăng đường huyết
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe