Van xả nước máy giặt: Cấu tạo, nguyên lý và cách sửa

Van xả nước máy giặt là một bộ phận quan trọng trong máy giặt vậy nhưng không nhiều người biết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nó. Bài viết dưới đây củasẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ phận này.

Van xả nước máy giặt là một bộ phận quan trọng trong máy giặt, vậy nhưng không nhiều người biết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nó. Dưới đây,.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ phận này và cách khắc phục nếu không may nó bị lỗi.

Van xả nước máy giặt là gì?

Van xả nước máy giặt hay còn gọn là van xả máy giặt hoặc van kéo xả máy giặt. Đây là bộ phận giúp máy giặt thoát nước ra ngoài trong quá trình giặt quần áo. Nhờ có bộ phận này mà nước trong máy giặt sẽ được thay mới tùy từng giai đoạn, từ đó góp phần quan trọng trong việc làm sạch đồ giặt.

Van xả nước máy giặt là gì?

Cấu tạo van xả nước máy giặt

Cấu tạo của van xả nước máy giặt khá đơn giản. Van gồm 2 bộ phận chính là bơm hút ly tâm và động cơ điện từ loại nhỏ với roto (chính là một loại nam châm vĩnh cửu).

Nguyên lý hoạt động của van xả nước máy giặt

Van xả máy giặt được điều khiển bằng van điện từ có điện áp 220V. Đồng thời, van điện từ này được chia thành 2 loại là van điện từ hoạt động nhờ điện áp xoay chiều AC và van điện từ hoạt động nhờ dòng điện 1 chiều DC.

Khi dòng điện đi qua cuộn dây sẽ tạo thành trường điện từ, điều khiển van xả sẽ tự động mở. Lúc này nước trong máy giặt sẽ thoát ra ngoài theo đường ống nước. Còn khi dòng điện không đi qua cuộn dây thì van sẽ đóng lại và sẽ giữ nước ở trong lồng giặt để tiếp tục chu trình giặt.

Giá van xả nước máy giặt

Tùy vào từng dòng máy giặt mà giá van xả nước máy giặt sẽ có mức giá khác nhau. Trung bình van xả của máy giặt dao động từ 100.000 - 500.000 đồng.

Dấu hiệu máy giặt bị hỏng van xả nước 

Có thể thấy rằng, van kéo xả máy giặt tuy nhỏ bé nhưng lại có vai trò rất quan trọng. Nếu bộ phận này bị hỏng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của máy giặt. Dấu hiệu để bạn nhận biết van xả nước máy giặt bị hỏng như:

  • Máy giặt không thể xả nước ra ngoài.

  • Máy giặt không đóng van xả nước khiến nước xả liên tục.

  • Dây của van xả bị lỏng.

  • Nước thải từ van xả yếu do trong van hoặc ống dẫn nước bị đóng cặn bẩn…

Dấu hiệu máy giặt bị hỏng van xả nước

Nguyên nhân van xả nước máy giặt bị hỏng

Có nhiều nguyên nhân khiến máy giặt không đóng van xả nước nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

  • Đường thoát nước bị tắc: Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến van xả nước gặp vấn đề. Đường thoát nước bị tắc có thể do độ rung của lõi sắt bên trong van điện từ quá lớn hoặc cũng có thể do công suất hút bị giảm hay có quá nhiều cặn bẩn trong đường ống dẫn nước.

  • Đường ống thoát nước được lắp đặt quá cao so với van xả: Điều này sẽ làm cho nước không xả được ra bên ngoài và ảnh hưởng đến hoạt động của van điện từ.

  • Hỏng bơm xả, xả kéo: Dây cáp kéo của máy kéo hay đai ốc thanh điều chỉnh trên van xả bị hỏng cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của van xả nước. Ngoài ra, nếu máy giặt cũ, dùng lâu ngày thì có thể do lò xo trong van xả mất đi tính đàn hồi hoặc giữa cần xả và van cao su có khe hở lớn cũng đều làm ảnh hưởng tới van xả.

  • Bo mạch điều khiển van xả bị hỏng: Những sự cố bên trong bo mạch điều khiển của van xả đều khiến cho bộ phận này không hoạt động bình thường được.

Cách sửa van xả nước máy giặt 

Sau khi đã xác định được nguyên nhân khiến van xả máy giặt bị hỏng, bạn hãy tiến hành khắc phục theo từng trường hợp như sau:

  • Kiểm tra và vệ sinh cặn bẩn bên trong van xả hoặc đường ống dẫn và thoát nước.

  • Kiểm tra và chỉnh lại vị trí của đường ống thoát nước.

  • Kiểm tra và thay thế bơm xả, xả kéo.

  • Tháo rời bo mạch điều khiển van xả rồi dùng đồng hồ đo điện để đo điện áp giữa 2 phích cắm của van xả. Nếu thấy điện áp đo được là 220V nghĩa là máy kéo van xả đang gặp vấn đề, còn nếu không phải 220V thì bo mạch bị hỏng. Khi xác định được cái nào gặp vấn đề,bạn cần thay mới để hoạt động của máy không bị gián đoạn.

Cách sửa van xả nước máy giặt

Lưu ý: Cách mở van xả nước máy giặt

Dùng kìm tháo chốt tách nối phần cứng van điện từ và khung điều chỉnh. Tiếp đến, nới lỏng ốc vít với khung máy rồi tháo đường ống tràn và đường thoát nước ngắn. Giữ thân van và xoay nhiều vòng từ phải qua trái để tách van ra khỏi cửa xả.

Lưu ý khi sửa và cách hạn chế lỗi

  • Nếu không đủ hiểu biết và kiến thức chuyên môn về điện tử, điện lạnh thì bạn không nên tự ý sửa chữa.

  • Duy trì thói quen vệ sinh máy giặt định kỳ 6 - 9 tháng/lần.

  • Nên kê đặt máy giặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt hoặc bị ánh nắng mặt trời chiếu thẳng. 

  • Nên tham khảo hướng dẫn của hãng máy giặt để xác định đúng vị trí của van xả, cũng như có cách tháo bộ phận này đúng nhất.

Như vậy,đã cùng bạn tìm hiểu về bộ phận van xả nước của máy giặt. Hy vọng qua phần chia sẻ này bạn đã hiểu van xả máy giặt là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nó ra sao và cần khắc phục như thế nào nếu bộ phận này bị lỗi.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua máy giặt hay các thiết bị điện gia dụng khác như máy sấy quần áo, bàn là, bàn ủi.

Bạn đang xem: Van xả nước máy giặt: Cấu tạo, nguyên lý và cách sửa

Chuyên mục: Điện máy gia dụng

Chia sẻ bài viết