Uống nhiều nước vào 4 thời điểm trong ngày tốt chẳng thấy đâu, bệnh tật còn ùn ùn kéo tới
Một việc đơn giản như uống nước mỗi ngày cũng phải đúng thời điểm, đúng cách, chú ý lượng nước mới tốt cho sức khỏe.
Uống đủ nước là một trong những điều cần thiết, thói quen tốt cho sức khỏe đơn giản và tiết kiệm nhất. Nước có vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí là nguồn sống của con người nhưng không phải uống càng nhiều càng tốt. Thậm chí, thời điểm và cách thức uống nước cũng quyết định đến hiệu quả của nó.
Trong đó, có 4 thời điểm uống nhiều nước chẳng những không tốt mà còn hóa hại cho sức khỏe, khiến bệnh tật ùn ùn kéo tới:
1. Ngay trước khi đi ngủ ban đêm
Theo các chuyên gia sức khỏe, uống một chút nước trước khi đi ngủ buổi tối tốt cho sức khỏe, nhất là tim mạch và trao đổi chất. Tuy nhiên, uống nước ngay trước khi ngủ, đặc biệt là uống nhiều nước thì lại phản tác dụng, gây hại cho cơ thể.
Uống nước ngay trước khi đi ngủ là thói quen “lợi bất cập hại”
nhưng nhiều người không biết (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân là do khi ngủ, cơ thể con người đang ở trạng thái nghỉ ngơi, uống nhiều nước vào thời điểm này có thể làm tăng gánh nặng cho các cơ quan nội tạng do phải làm việc nhiều hơn. Trong đó, thận sẽ dễ bị quá tải nhất. Chưa kể, uống nhiều nước trước khi ngủ còn dễ khiến bạn tức bụng dẫn tới khó ngủ, mất ngủ, tiểu đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Uống quá nhiều nước vào thời điểm này cũng được cho là không tốt với hệ tim mạch ở trạng thái nằm. Chưa kể, buổi sáng tỉnh dậy dễ bị phù nề, mệt mỏi.
Vì vậy, bạn chỉ nên uống nước trước khi đi ngủ 20 phút tới 1 giờ, không đi ngủ ngay sau khi uống nước. Cũng chỉ uống tối đa 300ml nước và nên ưu tiên nước ấm 30 - 45 độ C nếu muốn tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe.
2. Khi nước tiểu nhạt màu, không màu
Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt cho đến màu hổ phách. Còn nếu như nhận thấy nước tiểu của mình đột nhiên rất nhạt màu, thậm chí không có màu thì dù là thời điểm nào trong ngày cũng không nên uống thêm nước nữa.
Hiện tượng này chứng tỏ cơ thể bạn đã được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, thậm chí dư thừa. Đặc biệt, nước tiểu không màu là một dấu hiệu của sự hydrat hóa. Có thể vì bạn đã uống quá nhiều nước trong ngày ngay cả khi bạn không thấy khát. Uống nước quá mức có thể dẫn đến nồng độ natri thấp, kéo theo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm cả cơn đau tim, suy thận… hay ngộ độc nước gây nguy hiểm tính mạng.
3. Trong khi ăn hoặc ngay sau bữa ăn
Rất nhiều người không biết rằng thói quen uống nước trong khi ăn hoặc ngay sau khi ăn xong, nhất là nếu ăn no có hại cho sức khỏe.
Uống nước trong bữa ăn khiến bạn cảm thấy nhanh no bụng hơn, thức ăn được nuốt dễ dàng hơn. Tuy nhiên vì không được nhai kỹ nên dạ dày sẽ phải làm việc vất vả hơn. Bên cạnh đó, việc uống nước trong bữa ăn còn dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu, cản trở hấp thụ dinh dưỡng và tạo điều kiện cho mỡ tích tụ trong cơ thể.
Uống nhiều nước trong hoặc ngay sau khi ăn không tốt cho sức
khỏe, đặc biệt là tiêu hóa (Ảnh minh họa)
Tương tự, đúng là uống một chút nước sau khi ăn có thể giúp bạn cảm thấy dễ tiêu hóa hơn, sạch miệng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước và uống ngay sau khi vừa ăn xong thì lại có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng lượng đường trong máu. Sau khi ăn, ruột và dạ dày sẽ tiết ra một ít dịch tiêu hóa, nếu uống nhiều nước vào thời điểm này có thể bị loãng. Theo thời gian, nó có thể gây khó tiêu và thậm chí tích tụ thức ăn. Nó còn làm tăng cảm giác khó chịu, nặng nề cho cơ thể vì buồn ngủ. Trao đổi chất bị quá tải cũng dễ dẫn tới phù nề.
Theo các chuyên gia, thời điểm lý tưởng để uống nước là 30 phút trước khi ăn hoặc/và 30 phút sau bữa ăn. Trong bữa ăn nếu muốn uống nước canh thì nên uống trước khi ăn cơm. Ngoài ra, bạn có thể uống một chút nước trong khi ăn, nhưng hãy uống dưới 200ml và tốt nhất là nước ấm để giúp nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
4. Trong hoặc ngay sau khi vận động mạnh
Uống quá nước nhiều trong quá trình vận động mạnh, ví dụ như tập thể dục có thể có những phản ứng phụ tiêu cực.
Trong thời gian tập luyện căng thẳng, nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên khiến họ cảm thấy nóng. Nhưng uống quá nhiều nước để làm mát trong khi luyện tập có thể làm cạn kiệt chất điện phân. Điều này dẫn đến người đó có thể bị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Hơn nữa, uống quá nhiều chất lỏng có thể nguy hiểm cho những người có bệnh tim vì nó làm tăng căng thẳng tim. Đó là lý do tại sao bác sĩ khuyên bạn nên uống nước sau khi tập luyện.
Bởi vì sau khi vận động mạnh, cơ thể sẽ mất nhiều nước vì bị đổ mồ hôi qua da. Nhưng có một lưu ý quan trọng là tuyệt đối không uống nước ngay lập tức, cũng không nên uống quá nhiều nước ngay sau khi vừa vận động mạnh. Điều này dễ làm loãng nồng độ natri trong máu gây ra tình trạng thiếu hụt natri, hạ natri, nặng hơn có thể gây buồn nôn, nôn mửa, mặt tái xanh, tim đập nhanh, thở gấp… thậm chí có thể tử vong. Hãy nghỉ ngơi tầm 10 - 15 phút sau đó uống nước từ từ thành ngụm nhỏ để bù đắp nước cho cơ thể.
Bạn đang xem: Uống nhiều nước vào 4 thời điểm trong ngày tốt chẳng thấy đâu, bệnh tật còn ùn ùn kéo tới
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Hà Nội ô nhiễm không khí xếp thứ 2 toàn cầu trong ngày sương mù
- Người phụ nữ bị cùng lúc 2 dạng đột quỵ đặc biệt nguy hiểm
- Kỳ kinh nguyệt là thời điểm vàng để 'giải độc' tử cung: Phụ nữ chăm chỉ ăn mướp đắng, 4 'món quà' sẽ tự nhiên xuất hiện
- Tác hại của cười nhiều
- Người đàn ông U54 mỗi ngày chỉ ăn rau không cơm, sau 6 tháng đường huyết thay đổi 'sốc': Ăn tinh bột thế nào để hạ đường huyết hiệu quả?
- Người đàn ông đột ngột phát hiện ung thư ống tai vì 1 thói quen ai cũng tưởng là sạch sẽ