Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam | Cập nhật 2021

Lĩnh vực thể thao ở Việt Nam ngày càng được chú trọng phát triển, song song đó là có nhiều sân vận động được xây dựng để phục vụ cho những trận đấu. Vậy sân vận động lớn nhất ở nước ta là sân vận động nào? Hãy cùng chúng tôi xem ngay top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam nhé!

Lĩnh vực thể thao ở Việt Nam ngày càng được chú trọng phát triển, song song đó là có nhiều sân vận động được xây dựng để phục vụ cho những trận đấu. Vậy sân vận động lớn nhất ở nước ta là sân vận động nào? Hãy cùng Điện máy XANH xem ngay top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam nhé!

1Sân vận động Cần Thơ (Cần Thơ) 

Sân vận động Cần Thơ

Sân vận động Cần Thơ là sân vận động bóng đá lớn nhất tại Việt Nam và được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Đây là một trong những sân vận động có sức chứa lớn ở Việt Nam với 60.000 chỗ ngồi, 5.000 chỗ đứng. Gần đây sau khi sửa chữa phục vụ Hội Khỏe Phù Đổng toàn quốc 2012, sức chứa của sân giảm xuống 5.000 chỗ nhưng hiện tại vẫn là sân vận động có sức chứa lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Đặc điểm nổi bật của sân là các khán đài được xây theo kiểu đắp đất tạo thành lòng chảo. Sân được chia làm 4 khán đài với 4 màu khác nhau (lục, đỏ, vàng, lam). Ở trên chóp khán đài là có cung đường rộng tầm 6m để mọi người có thể đi lại dễ dàng. 

Ngoài ra, sân còn có 2 phòng kĩ thuật cho các đài truyền hình, cơ quan báo chí tác nghiệp, 8 đường chạy, 4 đường đua xe môtô, bảng điểm điện tử hiện đại và 4 trụ đèn phục vụ các trận đấu cũng như các sự kiện vào buổi tối.

2Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) 

Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội)

Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) lớn thứ nhì sau sân vận động Cần Thơ, được xây dựng với chi phí 53 triệu đô la Mỹ, sử dụng để tổ thức hàng loạt những trận đấu lớn nhỏ trong và ngoài nước. Mái vòm cong bao phủ các khán đài ở phía đông và phía tây của đấu trường, cung cấp nơi trú ẩn cho một nửa số ghế. Khu vực này cung cấp các cơ sở đào tạo cho các đội với hai sân tập bóng đá nằm cạnh sân vận động. 

Tổng diện tích khu vực (1 sân chính, 2 sân tập): 17,5 ha (héc-ta). Bên trong sân vận động có mặt sân cỏ có kích thước 105 x 68 m, được bao quanh bởi một đường chạy điền kinh 8 làn và các cơ sở thể thao khác.

Hạng mục chính là một sân thi đấu bóng đá có kích thước 105 mét x 68 mét. Kết hợp với nó là hạng mục thi đấu điền kinh với 8 đường chạy vòng 400 mét và 10 đường chạy thẳng 110 m; 2 hố nhảy cao; 2 hố ném tạ, ném lao, ném tạ xích; 2 khu nhảy sào kép, 2 khu nhảy xa kép. Xung quanh sân vận động có 419 phòng chức năng. 

3Sân vận động Lạch Tray (Hải Phòng)

Sân vận động Lạch Tray (Hải Phòng)

Sân vận động Lạch Tray (Hải Phòng) là sân vận động lớn thứ 3 ở Việt Nam. Trước đây Lạch Tray là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng (trước là câu lạc bộ bóng đá Công an Hải Phòng), một trong những câu lạc bộ bóng đá giàu truyền thống nhất Việt Nam.

Sân vận động vinh dự được đăng cai môn bóng đá nữ năm 2003 SEA Games 22. Sân được hoàn thành năm 2001, sửa chữa các khán đài A và B, xây dựng khán đài C và D, sửa mặt sân và đường chạy điền kinh với kinh phí 34.950 tỷ đồng.

Vào năm 2003, để sử dụng cho các trận đấu bóng đã nữ thuộc Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2003, sân đã lắp bảng điện tử với kinh phí 14.830 tỷ đồng. Ngoài bóng đá và điền kinh, nhiều giải thi đấu thể thao khác cũng như các sự kiện văn hóa lớn được tổ chức trên sân vận động này. Cấu trúc sân bóng gồm có khán đài A, B, C và D. 

Khán đài A quay theo hướng Đông - Bắc, đi vào theo hướng đường Lạch Tray, gồm hai tầng, có máy che và lắp đặt ghế toàn bộ, khán đài hiện đại nhất của sân vận động với sức chứa 15.000 người. Khán đài B là nơi tụ họp của những cổ động viên nhiệt tình nhất, có sức chứa 10.000 người, được lắp đặt ghế ngồi theo chữ Lạch Tray. Bạn có thể đi vào khán đài B theo hướng đường Chu Văn An.

4Sân vận động Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh) 

Sân vận động Thống Nhất (Thành Phố Hồ Chí Minh)

Sân vận động Thống Nhất là nơi diễn ra nhiều giải đấu lớn trong nước, một trong những sân đấu "bận rộn" nhất của làng bóng đá Việt Nam và trung tâm để tổ chức các giải thi đấu thể thao của chính quyền Sài Gòn. Công trình này là thiết kế của kỹ sư người Nhật Bản thiết kế nên. Hơn nữa, sân còn có dàn đèn mới đúng tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho Sea Games 22.

Trước ngày Sài Gòn giải phóng, nó có tên là Sân vận động Cộng Hoà. Sân vận động Thống Nhất hiện nay đã được cải tạo mặt sân cỏ và cho cải tạo lại đường chạy phủ nhựa tổng hợp. Trước năm 2003, sân Thống Nhất được xem là sân bóng lớn nhất và hiện đại nhất của Việt Nam. Đến cuối tháng 6/2007, sân Thống Nhất được chi 14 tỷ đồng cho việc cải tạo lần 2. Hiện tại, ở V-League 2020, đây đang là sân nhà của CLB bóng đá TP. HCM và Sài Gòn FC.

5Sân vận động Đồng Nai (Đồng Nai)

Sân vận động Đồng Nai (Đồng Nai)

Sân vận động Đồng Nai (Đồng Nai) được thiết kế mặt sân cỏ tự nhiên để tổ chức các giải đá bóng, thuộc quyền sở hữu của tỉnh Đồng Nai, sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Đồng Nai. Sân gồm 4 khán đài chỉ có khán đài A có mái che nhưng có sức chứa ít nhất chỉ 2.000 chỗ ngồi. Khán đài B không mái che có 14.000 chỗ ngồi, khán đài C và D không mái che mỗi khán đài có 7.000 chỗ ngồi.

Năm 2013, sân vận động đã được lắp đặt hệ thống ánh sáng với kinh phí hơn 20 tỷ đồng. Năm 2014, sân vận động xây dựng đường piste (dành cho thi đấu điền kinh) để có thể tổ chức các giải điền kinh tại quốc gia và quốc tế, với kinh phí hơn 20 tỷ đồng.

Năm 2015, sân vận động Đồng Nai đã được sửa chữa lại để hoạt động cho kịp mùa giải mới của năm, làm mới đường chạy sân điền kinh với 8 làn khởi động phủ nhựa tổng hợp mới đỏ, đã tráng bê tông và trồng cỏ ở trước khu vực trước khán đài A trong sân vận động.

6Sân vận động Tự Do (Huế)

Sân vận động Tự Do (Huế)

Sân vận động Tự Do (Huế) có thiết kế đường lồng chảo chắc chắn, là sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Huế. Sân có tổng diện tích là 55 ha (héc-ta) với sức chứa khoảng 25.000 khán giả. Trước đó sân có tên là Stade Olympique de Hué do người Pháp xây dựng. Sau đó, Triều đình Nhà Nguyễn đổi tên sân thành sân vận động Bảo Long.

Ngày khánh thành của sân vận động trùng với ngày sinh của hoàng thái tử cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Đây luôn là một sân vận động lựa chọn hàng đầu trong những giải bóng đá lớn trong nước. 

7Sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội)

Sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội)

Sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội) sở hữu thiết kế bắt mắt, là sân nhà của câu lạc bộ Hà Nội T&T, Viettel và Phù Đổng. Sân vận động có kinh phí đầu tư lên đến 250 triệu Euro. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2006, sân vận động Hàng Đẫy được đổi tên thành sân vận động Hà Nội. 

Trong suốt lịch sử dài đến 60 năm, sân Hàng Đẫy đã nhiều lần được sửa chữa, nâng cấp nhằm hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Vào đầu những năm 2000, nhằm chuẩn bị cho SEA Games 22 năm 2003 tại Việt Nam, sân đấu này cùng không gian xung quanh được nâng cấp, quy hoạch lại.

8Sân vận động Hòa Xuân (Đà Nẵng)

Sân vận động Hòa Xuân (Đà Nẵng)

Sân vận động Hòa Xuân (Đà Nẵng) một trong những sân vận động xây dựng trên diện tích khá rộng, lên đến 66.530 mét vuông, sẽ là một trong những sân vận động tuyệt vời nhất của Việt Nam. Đây là sân nhà của SHB Đà Nẵng, sân không có đường piste. Được xây lắp 4 khán đài A, B, C, D, sân bóng và hệ thống kỹ thuật chung quanh do Công ty CP Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng thi công, với giá trị hơn 300 tỷ đồng.

Sân sở hữu thiết kế đẹp, thoải mái, tháng mát và rộng rãi, mặt sân được trồng cỏ Princess 77, bermuda dạng hạt Mỹ, hệ thống thoát nước ngầm dạng xương cá, lắp đặt hệ thống nước tưới mặt sân tự động. Sân có 140 ghế ngồi super VIP (có bàn) tại trung tâm khán đài A.

Bên cạnh đó, sân cũng được lắp đặt hệ thống rào chống bạo động cũng như hàng rào ngăn cách các khu khán đài B, C, D; hệ thống biển báo, chỉ dẫn và bảng tên các phòng chức năng; bảng điện tử báo giờ, thông tin và tỷ số trận đấu; âm thanh trên sân cùng nguồn điện dự phòng.

9Sân vận động Gò Đậu (Bình Dương)

Sân vận động Gò Đậu (Bình Dương)

Sân vận động Gò Đậu (Bình Dương) là sân nhà của câu lạc bộ Becamex Bình Dương, có sức chứa lên đến 20.000 chỗ ngồ thiết kế nhân tạo với bề mặt nhẵn, cùng với 4 khán đài. Sân được thiết kế và tu sửa trở thành một sân vận động hiện đại khu vực phía Nam.

Sân có diện tích hơn 4 ha, nằm tại góc đường 30/4 và Đại lộ Bình Dương. Ấn tượng nhất trên sân vận động Gò Đậu là chứng kiến một thành tích hiếm có đối với các đội bóng Việt Nam chính là B. Bình Dương 4 lần vô địch V-League vào các năm 2007, 2008, 2014, 2015.

10Sân vận động Vinh (Nghệ An)

Sân vận động Vinh (Nghệ An)

Sân vận động Vinh là sân bóng của đội chủ nhà Sông Lam Nghệ An. Ngoài ra, câu lạc bộ bóng đá Sara Thành Vinh, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh cũng lấy đây làm sân nhà. Sân vận động thành phố Vinh vừa cải tạo hàng chục tỷ đồng và được coi là công trình thế kỷ làm nể lòng các đội bóng khác. Đơn vị thiết kế là Công ty cổ phần tư vấn quy hoạch thiết kế Nghệ An.

Có rất nhiều trận đấu của đội tuyển chiến thắng vang dội trên sân nhà này. Vì thế, trong những lần tiếp theo đây sẽ là một sân vận động diễn ra những giải bóng quan trọng nhất của nước ta. Mùa bóng 2000 và 2001, sân vận động Vinh cực kì sôi động khi Sông Lam Nghệ An 2 lần liên tiếp giành chức vô địch V-League. Để tương xứng với những gì câu lạc bộ có được, năm 2003, ban quản lý đã cho xây dựng và nâng cấp hoàn toàn cơ sở hạ tầng của sân vận động.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm về 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam. Nếu bạn có thông tin hay thắc mắc nào về sân vận động ở Việt Nam vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!

Bạn đang xem: Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam | Cập nhật 2021

Chuyên mục: Giải trí

Chia sẻ bài viết