Thủ tục tách hộ khẩu - Hồ sơ, trình tự thực hiện mới nhất 2021
Hiện nay, tùy theo từng nhu cầu cá nhân mà vấn đề tách hộ khẩu diễn ra khá phổ biến. Vậy thủ tục tách hộ khẩu và trình tự, thời gian giải quyết như thế nào? Mời bạn theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
Xem nhanh
1Tách hộ khẩu là gì?
Tách hộ khẩu được hiểu là một thành viên có tên trong hộ khẩu đăng ký thường trú làm thủ tục xóa tên trong hộ khẩu đó (xóa đăng ký thường trú) và thực hiện quy trình đăng ký hộ khẩu mới (tại cùng một chỗ hợp pháp đó).
Từ đó, kết quả của việc tách hộ khẩu là để hình thành một hộ khẩu mới bên trong có đầy đủ các thông tin của người được tách hộ khẩu.
Nếu tách hộ khẩu chỉ có một người thì người đó sẽ đứng tên và làm chủ hộ. Nếu có nhiều hơn một người đăng ký chung một hộ khẩu thì họ sẽ tự đưa ra thỏa thuận ai đứng tên làm chủ hộ.
Ví dụ: Ông A và bà B có một con trai là C, ban đầu 3 người chung một hộ khẩu. Tuy nhiên, khi anh C lấy vợ là D, hai người C và D muốn tách hộ khẩu mới mặc dù vẫn ở chung với A và B thì C và D sẽ làm thủ tục tách khẩu.
Bạn cần phân biệt tách khẩu với chuyển hộ khẩu và nhập hộ khẩu.
- Chuyển hộ khẩu được hiểu là thành viên có tên trong hộ khẩu này sẽ làm các thủ tục xóa tên mình nhằm chuyển sang hộ khẩu mới khác. Thông thường, những việc này thường diễn ra khi chuyển nơi thường trú.
Ví dụ: Anh Hà có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bình Định. Nay Hà đến TP. HCM mua nhà và sinh sống tại đó, thì khi đó Hà sẽ làm các thủ tục liên quan để chuyển hộ khẩu đến TP. HCM.
- Nhập hộ khẩu hay còn được gọi là thủ tục đăng ký thường trú, được hiểu là việc chuyển vào sinh sống tại một địa chỉ và đăng ký ghi tên vào hộ khẩu của gia đình tại địa chỉ đó hoặc có thể làm thủ tục đăng ký hộ khẩu mới tại địa chỉ đó.
Ví dụ: Anh Hà mua nhà ở TP. HCM và sắp đến sẽ nhập khẩu tại TP. HCM.
2Đối tượng nào được tách hộ khẩu?
Dưới đây là những đối tượng đủ điều kiện để được làm thủ tục tách hộ khẩu:
- Những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có mong muốn tách hộ khẩu.
- Những người đã đăng ký nhập vào sổ hộ khẩu theo quy định của pháp luật được chủ hộ đồng ý được tách hộ khẩu bằng văn bản, cụ thể như sau:
- Người ở chung một địa chỉ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì sẽ được cấp chung một sổ hộ khẩu.
- Người có đầy đủ các điều kiện thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật cư trú 2006.
- Được sự đồng ý của chủ hộ cho nhập chung vào sổ hộ khẩu cho các nhân hoặc hộ gia đình.
3Thủ tục tách hộ khẩu mới nhất 2021
Hồ sơ cần chuẩn bị
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi đến các cơ quan thực hiện quy trình tách hộ khẩu, nhằm giúp quá trình diễn ra suôn sẻ không bị gián đoạn, bao gồm:
- Sổ hộ khẩu: 1 bản chỉnh và 1 bản sao
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02 (Tải tại đây). Chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu.
Trình tự tách hộ khẩu
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật yêu cầu.
Bước 2: Công dân nộp sơ tại các Công an xã, thị trấn. Cán bộ trực tiếp nhận hồ sơ và thực hiện đối chiếu theo đúng quy định pháp luật đưa ra về vấn đề cư trú:
- Nếu hồ sơ đầy đủ các thủ tục, chứng từ,... hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
- Nếu hồ sơ đầy đủ các điều kiện, tuy nhiên thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai không đúng theo quy định, chưa đầy đủ thì các bộ tiếp nhận và hướng dẫn lại hồ sơ cho người đến nộp.
- Nếu hồ sơ không đầy đủ các điều kiện theo quy định thì không được tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, trong đó trình bày rõ lý do không tiếp nhận hồ sơ.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính từ thứ 2 - thứ 6 hàng tuần (trừ những ngày nghỉ lễ).
Bước 3: Trả kết quả:
Nếu đã được giải quyết vấn đề tách hộ khẩu: Người nhận nộp lệ phí rồi nhận hồ sơ, kiểm tra lại các giấy tờ, tài liệu liên quan, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ, các giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
Nếu không được giải quyết vấn đề tách sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp, cần kiểm tra lại các giấy tờ, tài liệu liên quan có trong hồ sơ, nhận văn bản vấn đề không giải quyết tách hộ khẩu và ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
4Thời hạn giải quyết hồ sơ tách khẩu
Thông thường thời hạn giải quyết hồ sơ tách hộ khẩu là không vượt quá 7 ngày làm việc kể từ ghi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Thời hạn chính xác để người nhận có thể biết để đi nhận hồ sơ tách hộ khẩu sẽ được ghi trên giấy biên nhận. Điều đó giúp người nhận không bị trễ hẹn hoặc sớm hẹn khi nhận lại hồ sơ.
5Một số lưu ý khi làm hồ sơ tách khẩu
Bạn nên tham khảo một số lưu ý sau để làm hồ sơ tách khẩu thuận lợi hơn:
- Trước khi đến các cơ quan để thực hiện quy trình tách hộ khẩu bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Văn bản đề nghị cần ghi rõ chính xác các thông tin cơ bản như: Họ và tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, chứng minh nhân dân/căn cước công dân,... tránh bị nhầm lẫn gây trục trặc trong quá trình làm hồ sơ.
1. Luật Việt Nam
2. Thư viện pháp luật
Nếu có khó khăn trong quá trình thực hiện, các bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!.
Bạn đang xem: Thủ tục tách hộ khẩu - Hồ sơ, trình tự thực hiện mới nhất 2021
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Thủ tục cấp lại sổ hộ khẩu khi bị rách, mất, hỏng mới nhất 2021
- Hướng dẫn đăng ký hộ khẩu (đăng ký thường trú) trực tuyến từ ngày 01/07/2021
- Những loại giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú
- Những trường hợp bị xóa đăng ký thường trú từ 01/07/2021 theo quy định mới
- Cách đeo khẩu trang y tế đúng cách để tránh lây các bệnh hô hấp