Những loại giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú
Để công tác đăng ký thường trú, tạm trú được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng, người dân cần nắm rõ những loại giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp được nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định như sau!
Để công tác đăng ký thường trú, tạm trú được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng, người dân cần nắm rõ những loại giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp được nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định như sau!
Xem nhanh
1Các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú
- Theo Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
- Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
- Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
- Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã).
Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản;
- Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú 2020;
- Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
2Các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký tạm trú
Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Một trong những giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân thì văn bản đó không cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này.
3Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp:
Có phải đăng ký tạm trú khi thuê nhà ở không?
Trả lời: Theo luật Cư trú 2006 người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Như vậy, theo quy định trên thì người thuê (người đến sinh sống) phải có nghĩa vụ khai báo tạm trú khi đi thuê nhà.
Trường hợp nào người dân không phải đăng ký tạm trú?
Trả lời: Có 2 trường hợp người dân không phải đăng ký tạm trú, bao gồm:
- Thuộc trường hợp đăng ký thường trú;
- Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới 30 ngày.
Khi thuê nhà thì ai sẽ đi đăng ký tạm trú?
Trả lời: Khi đi thuê nhà, người thuê phải lưu ý đi đăng ký tạm trú đúng hạn, người cho thuê phải đôn đốc, nhắc nhở người thuê nhà đi đăng ký tạm trú để tránh bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về những loại giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn!
Bạn đang xem: Những loại giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Thủ tục tách hộ khẩu - Hồ sơ, trình tự thực hiện mới nhất 2021
- Hướng dẫn đăng ký hộ khẩu (đăng ký thường trú) trực tuyến từ ngày 01/07/2021
- Thời hạn đăng ký thường trú cho con sau khi sinh bạn nhất định phải biết
- Cấp CCCD gắn chip khi không có thông tin ngày, tháng sinh: Những điều bạn cần biết
- Điều kiện và thủ tục đăng ký thường trú bắt đầu từ ngày 01/07/2021
- Địa chỉ thường trú, tạm trú là gì? Phân biệt thường trú và tạm trú