Thể thao điện tử Esports là gì? Esports kiếm tiền như thế nào?

Thể thao điện tử Esports là gì? Esports kiếm tiền như thế nào? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về môn thể thao điện tử Esports các bạn nhé!

Thể thao điện tử Esports là gì? Esports kiếm tiền như thế nào?

Thể thao điện tử Esports là gì? Esports kiếm tiền như thế nào?

Esports là cụm từ viết tắt của Electronic Sports trong tiếng Anh. Esports (E-sports) là hình thức thi đấu các trò chơi điện tử dành cho các tuyển thủ chuyên nghiệp. Esports thường được diễn ra trực tuyến (online) với sự tham gia của nhiều tuyển thủ đến từ khắp thế giới. Esport thường được thi đấu trên các thiết bị số như laptop, PC, điện thoại, máy tính bảng... Những người chơi sẽ sử dụng các thiết bị chơi game như chuột chơi game, bàn phím, tay cầm chơi game, tai nghe chơi game, lót chuột… và các sản phẩm hỗ trợ khác như ghế game.

Khác với các môn thể thao bình thường sẽ diễn ra ở những sân thi đấu thật sự như sân bóng đá, sân bóng chuyền, sân bóng rổ, bóng bàn… thì Esport thường diễn ra trên môi trường ảo hay còn gọi là môi trường trò chơi thi đấu. Tại những môi trường ảo này sẽ được thiết kế khác nhau tùy vào mỗi trò chơi. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng sự khéo léo và sức mạnh của chính cơ thể để thi đấu như các môn thể thao thông thường thì các tuyển thủ Esport sẽ cần có những kỹ thuật điều khiển các thiết bị game một cách chuyên nghiệp và điêu luyện. Ngoài ra, một tuyển thủ Esport cần có sự am hiểu sâu sắc về trò chơi, đi kèm với đó là những kỹ năng chơi game tuyệt vời và sự nhạy bén. Giống như các môn thể thao khác, Esports cũng là một môn đề cao tinh thần đồng đội và tính chiến thuật cực kỳ cao. Tinh thần đồng đội trong Esports sẽ giúp các team có thể đi đến chiến thắng dễ dàng hơn.

Thể thao điện tử Esports là gì? Esports kiếm tiền như thế nào?

Hiện nay, môn thể thao điện tử Esports đã được xem là một môn thể thao chính thức. Esports được đầu tư vô cùng bài bản từ huấn luyện viên, công ty quản lý, quan hệ công chúng, quảng cáo... Các tuyển thủ Esports có thể xây dựng những kênh truyền thông riêng cho bản thân thông qua các hình thức phổ biến như livestream chơi game, xây dựng và chia sẻ những video chuyên môn chia sẻ kiến thức Esport đến cộng đồng người chơi… Do vậy, họ có thể kiếm được lợi nhuận từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, các tuyển thủ Esports có thể kiếm bội từ các giải đấu lớn và chuyên nghiệp trên thế giới. Ví dụ như PUBG Mobile có các giải đấu cộng đồng thu hút đông đảo lượng người tham gia, trong đó lớn nhất phải kể đến là PUBG Mobile Global Championship. Trong năm 2021, tổng giải thưởng dành cho các giải đấu PUBG Mobile lên đến 14 triệu USD.

Với những bước phát triển vượt bậc và phổ biến, cùng với nền công nghệ thế giới vẫn đang không ngừng đột phá thì môn thể thao Esports vẫn sẽ tiếp tục có nhiều "đất diễn" hơn để tung hoành mạnh mẽ trong tương lai. Đặc biệt, trong bối cảnh người hâm mộ đang dần trở nên cởi mở hơn với thể thao điện tử này, có thể chắc chắn rằng Esports sẽ còn có một chặng đường rất dài phía trước.

Nguồn gốc của thể thao điện tử Esports

Nguồn gốc của thể thao điện tử Esports

Những giải đấu Esports đầu tiên trên thế giới được diễn ra vào năm 1972 tại Mỹ. Trò chơi điện tử được thi đấu lúc bấy giờ là trò Space War. Cho đến năm 1980, giải đấu Esports này đã phát triển rộng rãi và đã thu hút hơn 10 ngàn người Mỹ theo dõi thi đấu. Đây được coi là bước khởi đầu cho sự phát triển của Esports.

Đến năm 1990, thể thao điện tử Esports đã thật sự được phát triển vô cùng mạnh mẽ khi mạng Internet đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. Esports lúc bấy giờ cũng đã có những bước tiến vượt bậc và luôn được người chơi dành cho sự yêu mến đặc biệt. Vào những năm đó, Esports có tính chất đối kháng theo cá nhân hoặc đội trở nên được ưa chuộng hơn. Điển hình cho điều đó là những trò chơi như FPS (First Person Shooter) hoặc MOBA (Multiplayer Online Battle Arena) có tính đối kháng cao luôn thu hút được rất nhiều tuyển thủ vào những năm 2000.

Những trò chơi kiểu MOBA ngày càng xuất hiện rộng rãi trên toàn thế giới và nó đã tạo ra một sự phát triển vượt trội cho thể loại Esports. Những giải đấu Esports được tổ chức thường xuyên hơn và đi kèm theo tính chuyên môn cũng được nâng cao, sự đầu tư kỹ lưỡng và chuyên nghiệp ở khâu tổ chức. Những trận đấu Esports luôn được truyền hình trực tiếp (live) và thường có các bình luận viên để người hâm mộ có thể theo dõi dễ dàng hơn. Esports đã và đang phát triển đến mức có thể tổ chức các giải đấu quốc tế mang tầm cỡ toàn cầu, nơi mà các tuyển thủ xuất sắc nhất của mỗi quốc gia sẽ tham gia thi đấu với nhau.

Hiện tại, thể thao điện tử Esports đã trở phổ biến hơn rất nhiều, các quan niệm về tuyển thủ chơi Esports cũng đã cởi mở hơn với hầu hết mọi người. Những cộng đồng game Esports hiện tại đã và đang được xây dựng bài bản và rất văn minh, họ sẵn sàng hỗ trợ những người chơi khác trên toàn thế giới. Môn thể thao điện tử Esports cũng đang mở ra cơ hội việc làm cho rất nhiều người, không chỉ riêng các tuyển thủ mà còn ở khâu hậu cần, tổ chức, quản lý, quảng cáo, marketing, thiết kế...

Những lợi ích và hạn chế của thể thao điện tử Esports

Những lợi ích và hạn chế của thể thao điện tử Esports

Ưu điểm của Esports

  • Đối với các tuyển thủ: Việc tham gia các môn thể thao điện tử Esports sẽ giúp các tuyển thủ luôn có được sự nhanh nhẹn, khả năng phản xạ tốt, học hỏi thêm nhiều kiến thức, học ngoại ngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Trung... Bên cạnh đó, các gamer cũng sẽ có những nguồn thu ổn định từ việc thi đấu Esports chuyên nghiệp và những nguồn thu khác từ quảng cáo, thương hiệu hình ảnh, kinh doanh, làm KOL, Influencer...
  • Đối với những người hâm mộ: Cũng giống các nhiều môn thể thao khác như bóng đá, bóng rổ, bóng chày... thì Esports cũng mang lại cho khán giả, người hâm mộ sự hưng phấn tột độ qua từng trận đấu ngay cấn. Thậm chí, Esports cũng sẽ truyền cảm hứng và thúc đẩy đam mê của nhiều người, giúp họ có thể tự tin chinh phục ước mơ của mình.
  • Đối với các nhà đầu tư: Sức cuốn hút của môn thể thao điện tử Esports ngày càng lớn sẽ mang lại nhiều lợi ích về thương mại cho các nhà đầu tư, kinh doanh từ việc quảng cáo, bán vật phẩm, áo đấu của đội tuyển, merch, quà lưu niệm...

Hạn chế của Esports

  • Đối với các tuyển thủ: Thi đấu Esports trong thời gian dài sẽ có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các tuyển thủ chuyên nghiệp. Ngoài ra, tuổi nghề của bộ môn Esports này cũng rất ngắn, họ thường thích những người trẻ tuổi hơn, điều này đặt cho họ một áp lực "phải thành công" rất sớm. Thậm chí, một số tuyển thủ có thể phải chấp nhận bỏ dở hoặc tạm hoãn việc học để thi đấu. Ngoài ra, các tuyển thủ Esports chuyên nghiệp cũng cần phải giữ tỉnh táo để tránh những tiêu cực xảy ra bên ngoài sàn đấu.
  • Đối với những người hâm mộ: Đối với những khán giả và người hâm mộ thì việc sa đà quá nhiều vào Esports có thể khiến họ lãng phí thời gian, bỏ bê công việc, học tập. Đặc biệt, đối với các bạn trẻ, họ có thể sẽ phát sinh sự "ảo tưởng" với Esports và dẫn đến việc "nghiện game", điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, sức khỏe và sự tập trung của họ. Do vậy, người hâm mộ cần biết điểm dừng và quản lý, dành thời gian cho Esports một cách hợp lý.

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.

>>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm thiết bị chơi game như ghế game, tai nghe chơi game, chuột chơi game… thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Bạn đang xem: Thể thao điện tử Esports là gì? Esports kiếm tiền như thế nào?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết