Thẻ căn cước công dân là gì? Có bắt buộc làm thẻ căn cước công dân không?
Thẻ căn cước công dân là gì? Có bắt buộc làm thẻ căn cước công dân không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Trong bài viết dưới đây, META sẽ giải đáp hết thắc mắc đó cho bạn. Hãy tham khảo nhé!
Thẻ căn cước công dân là gì? Có bắt buộc làm thẻ căn cước công dân không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Trong bài viết dưới đây, META sẽ giải đáp hết thắc mắc đó cho bạn. Hãy tham khảo nhé!
Thẻ căn cước công dân là gì? Có bắt buộc làm thẻ căn cước công dân không?
Thẻ căn cước công dân là gì?
Thẻ căn cước công dân (CCCD) được hiểu đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân và có thể dùng để thay thế nhiều loại giấy tờ khác. Đây là một hình thức mới để thay thế cho chứng minh thư nhân dân trước đó, có hiệu lực từ năm 2016.
Theo Luật Căn cước công dân năm 2014, các công dân từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Những thông tin được in trên thẻ căn cước công dân sẽ được mặc định, không thay đổi, kể cả khi được cấp lại hay người dân thay đổi nơi ở.
Theo quy định, mặt trước của thẻ căn cước công dân bao gồm các thông tin: Ảnh, số CCCD, họ và tên khai sinh, ngày - tháng - năm sinh, giới tính, quê quán, quốc tịch, hộ khẩu thường trú, ngày - tháng - năm hết hạn. Còn mặt sau của thẻ sẽ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa, vân tay, đặc điểm nhận dạng của công dân được cấp thẻ, ngày - tháng - năm cấp thẻ, họ và tên, chức danh, chữ ký của chính chủ thẻ, dấu của cơ quan cấp thẻ.
Thẻ căn cước công dân có bắt buộc phải làm không?
Căn cứ theo quy định tại Luật Căn cước công dân 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016) thì thẻ căn cước công dân chính là giấy tờ thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân. Kể từ ngày 01/01/2020, thực hiện thống nhất cấp thẻ căn cước công dân trên cả nước. Tại Khoản 2 Điều 38 của Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
“Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Nếu công dân yêu cầu thì sẽ được đổi sang thẻ căn cước công dân”.
Chính vì vậy, đối với những công dân đã được cấp Chứng minh nhân dân trước ngày 01/01/2016 thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời gian theo quy định. Điều này đồng nghĩa với việc công dân không bắt buộc phải đổi Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng sang thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên, nếu như công dân có nhu cầu thì vẫn sẽ được đổi sang căn cước công dân mới.
>> Xem thêm: Thẻ căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không? Làm cần những gì?
Hướng dẫn thủ tục làm thẻ căn cước công dân
Khi làm thẻ căn cước công dân, bạn cần thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Công dân điền vào tờ khai căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân hoặc khai vào tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến. Trường hợp công dân đăng ký làm căn cước công dân online thì cần lựa chọn ngày - tháng - năm làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân rồi gửi tờ khai đến cơ quan quản lý căn cước công dân nơi đăng ký thường trú trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.
- Bước 2: Sau khi khai xong, công dân sẽ được chụp ảnh, lấy dấu vân tay để in trên phiếu thu nhập thông tin căn cước công dân và thẻ căn cước công dân theo quy định. Đối với trường hợp đăng ký căn cước công dân online thì công dân sẽ đến cơ quan quản lý căn cước công dân để theo ngày - tháng - năm đã lựa chọn khi khai tờ khai điện tử để làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân.
- Bước 3: Công dân sẽ được nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân từ cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân và sổ hộ khẩu (nếu có) theo địa điểm, thời gian sẽ được in trong giấy hẹn. Lưu ý: Nơi trả thẻ căn cước công dân có thể là nơi làm thủ tục cấp thẻ hoặc địa chỉ khác do công dân lựa chọn khi khai tờ khai căn cước công dân.
Thời gian nhận thẻ căn cước công dân
Khi làm xong các thủ tục làm căn cước công dân, bạn cần chú ý đến thời gian nhận thẻ, cụ thể:
- Tại thành phố, thị xã không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp thẻ. Còn với trường hợp cấp lại căn cước công dân sẽ khoảng 15 ngày.
- Tại các huyện miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày.
- Tại các khu vực còn lại trên cả nước không quá 15 ngày.
Trên đây là một số thông tin về thẻ căn cước công dân là gì và có bắt buộc làm thẻ căn cước công dân không mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Bạn đang xem: Thẻ căn cước công dân là gì? Có bắt buộc làm thẻ căn cước công dân không?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Lịch bốc thăm vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là ngày nào?
- Sinh năm 2000 mệnh gì, tuổi con gì, hợp màu gì?
- Điểm ưu tiên là gì? Có được cộng vào điểm đại học 2021 không?
- Sinh năm 2001 mệnh gì, là tuổi con gì, hợp màu gì?
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Sinh năm 1999 mệnh gì, tuổi con gì, hợp màu gì?