Test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm PCR: Phương pháp chẩn đoán nhiễm Covid-19

Hiện nay, có hai phương thức xét nghiệm COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép thực hiện là xét nghiệm PCR và test nhanh kháng nguyên, nhưng ít ai biết cách để phân biệt. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!

Hiện nay, có hai phương thức xét nghiệm COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép thực hiện là xét nghiệm PCR và test nhanh kháng nguyên, nhưng ít ai biết cách để phân biệt. Hãy cùng Điện máy XANH tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!

1Test nhanh kháng nguyên là gì?

Test nhanh kháng nguyên gọi tắt là test nhanh viết tắt của từ ELISA (Enzyme-linked Immunosorbent assay). Phương pháp này sẽ tìm tác nhân gây bệnh hay một phần của tác nhân gây bệnh bên trong cơ thể con người, giúp phát hiện các protein trên bề mặt của virus SARS-CoV-2.

Test nhanh kháng nguyên gọi tắt là test nhanh viết tắt của từ ELISA

Ưu điểm:

  • Độ đặc hiệu của xét nghiệm cao, giúp phát hiện nhanh virus SARS-CoV-2.
  • Tiết kiệm chi phí khi xét nghiệm. Chi phí cho mỗi lần test dao động khoảng 238.000 – 350.000 đồng/mẫu.
  • Thời gian có kết quả chỉ trong 15 - 30 phút, giúp tiết kiệm thời gian.
  • Thực hiện đơn giản, dễ dàng tại các điểm lấy mẫu di động.
  • Phù hợp sử dụng để khoanh vùng, sàng lọc ca nghi nhiễm trên diện rộng.

Thời gian có kết quả chỉ trong 15 - 30 phút, giúp tiết kiệm thời gian

Nhược điểm:

  • Kết quả kém chính xác, dễ gây ra nhiều ca mắc trong cộng đồng.
  • Tỷ lệ cho kết quả “âm tính giả” cao. Với phương thức này, sau khi có kết quả, bạn sẽ phải tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm tại hầu, họng và dịch đờm để thực hiện xét nghiệm khẳng định Covid-19. Đồng thời tiến hành cách ly trong 21 ngày và test nhanh lại sau 5 - 7 ngày.
  • Kết quả phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ nơi xét nghiệm.
  • Mẫu bệnh phẩm không được hòa lẫn với máu, nếu bị hòa lẫn ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

2Xét nghiệm bằng kỹ thuật realtime RT – PCR là gì?

Xét nghiệm realtime RT – PCR còn gọi ngắn gọn là PCR hay xét nghiệm kháng thể. Kỹ thuật này đi tìm kháng thể trong cơ thể người, sản xuất ra để chống lại tác nhân gây bệnh, phát hiện sự có mặt của vật liệu di truyền ARN của virus trong mẫu bệnh phẩm ở người mắc bệnh. 

Kỹ thuật PCR thường sử dụng bệnh phẩm ở dịch mũi, họng và nước bọt, bảo quản trong môi trường khoảng 2 - 8 độ C và vận chuyển về phòng xét nghiệm. Xét nghiệm này giúp phát hiện các kháng thể do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với việc lây nhiễm COVID-19.

Xét nghiệm bằng kỹ thuật realtime RT – PCR

Các bước xét nghiệm Covid-19 theo quy định của bộ Y Tế Việt Nam

Ưu điểm:

  • Cho kết quả chính xác cao.
  • Độ nhạy và độ đặc hiệu cao lên đến 95%.
  • Không mang đến kết quả âm tính giả so với xét nghiệm kháng kháng nguyên.
  • Mang đến hiệu quả cao trong việc kiểm soát các ca nhiễm.
  • Hỗ trợ tốt cho bác sĩ trong việc tiên lượng tiến triển bệnh cũng như đánh giá hiệu quả điều trị.

Test PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu cao lên đến 95%

Nhược điểm:

  • Thời gian có kết quả lâu, khoảng 5 - 12 giờ.
  • Yêu cầu cơ sở vật chất, máy móc xét nghiệm cao, hiện đại và đội ngũ cán bộ xét có trình độ chuyên môn cao.
  • Tốn kém chi phí cao. Chi phí cho mỗi lần xét nghiệm là khoảng 700.000 - 4 triệu đồng/mẫu tùy bệnh viện.
  • Kỹ thuật ngoáy mũi họng sâu gây khó chịu cho người bị xét nghiệm, đặc biệt là trẻ nhỏ.
  • Nếu mẫu dịch không được lấy đúng cách hoặc cá nhân xét nghiệm quá sớm sau khi tiếp xúc sẽ có kết quả xét nghiệm sai.
  • Kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian thu thập mẫu, loại mẫu, quá trình bảo quản, lưu trữ và xử lý mẫu.

3Phân biệt test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm RT-PCR

Để có sự so sánh chính xác, rõ ràng về test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm RT-PCR, bạn hãy theo dõi bảng so sánh sau đây:

Tiêu chí Test nhanh kháng nguyên Xét nghiệm RT-PCR
Đối tượng nên test
  • Đối tượng có nguy cơ, khả năng nghi nhiễm, bị phơi nhiễm trong 21 ngày.
  • Theo yêu cầu của cán bộ y tế, bác sĩ để theo dõi các bệnh nhân đang điều trị Covid-19.
  • Đối tượng F2, F3, tự cách ly tại nhà.
  • Người dân sống trong ổ dịch đã được cách ly.
  • Những người nhập cảnh từ các nước có dịch.
  • Đối tượng F0, F1.
  • Người có dấu hiệu, triệu chứng nhiễm.
  • Theo yêu cầu của cán bộ y tế, bác sĩ.
Cách thức hoạt động
  • Sử dụng loại kit test nhanh COVID-19 để test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
  • Lấy dịch bằng cách ngoáy dịch tỵ hầu, dịch họng, nước bọt.
  • Thực hiện bằng kỹ thuật Real Time, phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược
  • Lấy dịch ở họng, mũi, nước bọt của người nghi nhiễm. 
Thời gian nhận kết quả
  • Khoảng 15 - 30 phút
  • Khoảng 5 - 12 giờ
Độ hiệu quả​ 
  • Độ chính xác kém.
  • Kết quả phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ nơi xét nghiệm.
  • Độ chính xác cao đến 95%.
  • Kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian thu thập mẫu, loại mẫu, quá trình bảo quản, lưu trữ và xử lý mẫu.
Ý nghĩa kết quả
  • Kết quả dương tính: đối tượng có kháng thể do nhiễm virus gây ra Covid-19. Tuy nhiên, vẫn có khả năng kết quả xét nghiệm đó là DƯƠNG TÍNH GIẢ.
  • Kết quả âm tính: đối tượng không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu. Tuy nhiên, xét nghiệm này có khoảng một nửa kết quả ÂM TÍNH là không chính xác.
  • Kết quả dương tính: đối tượng xét nghiệm được xác định đang nhiễm virus và có khả năng phát tán, lây truyền virus cho người khác.
  • Kết quả âm tính: đối tượng được xác định không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm.
Chi phí dịch vụ
  • Người Việt Nam có giá khoảng 280.000 - 360.000 đồng.
  • Người nước ngoài có giá khoảng 330.000 - 405.000 đồng.
  • Người Việt Nam có giá khoảng 1.634.000 đồng.
  • Nước ngoài có giá khoảng 1.934.000 đồng.

4Những điều bạn cần lưu ý khi đi lấy mẫu xét nghiệm

Khi đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như gia đình:

  • Mang theo khẩu trang: Bạn cần chuẩn bị thêm khẩu trang dự phòng, để sử dụng ngay lập tức trong một số trường hợp cần thiết.
  • Nước rửa tay khô, chai xịt khuẩn bỏ túi: Trước và sau khi lấy mẫu, bạn cần vệ sinh sạch sẽ đôi tay, tránh để vi khuẩn lây lan.
  • Cài đặt Bluezone: Bạn cài đặt ứng dụng này trên điện thoại giúp việc giám sát, theo dõi hoạt động, lịch sử tiếp xúc của bạn sẽ thuận tiện và hiệu quả hơn.

  • Kính chống giọt bắn: Để gia tăng tính an toàn, song song với đeo khẩu trang, bạn có thể đeo thêm kính chống giọt bắn. 
  • Khăn giấy sạch: Sau khi lấy mẫu, sẽ rất khó chịu, kèm theo nước mắt và mũi, khăn giấy sẽ giúp bạn lau sạch an toàn, hiệu quả.
  • Trang phục: Bạn nên mặc áo khoác mỏng ở bên ngoài, sau khi xét nghiệm xong, về đến nhà, bạn hãy thay ra và ngâm giặt ngay để tránh vi khuẩn lây lan trong không khí.

Bạn cần chuẩn bị khẩu trang dự phòng, để sử dụng ngay lập tức trong trường hợp cần thiết

Nguồn: Sở Y tế TP. HCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) và Hệ thống tiêm chủng VNVC (Cập nhật ngày 17/08/2021)

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về test nhanh kháng nguyên là gì? Xét nghiệm PCR là gì? Phân biệt test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm PCR. Mọi thắc mắc bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!

Bạn đang xem: Test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm PCR: Phương pháp chẩn đoán nhiễm Covid-19

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết