Telehealth là gì? Lợi ích của Telehealth trong việc hỗ trợ các ca COVID-19
Telehealth được ra đời nhằm áp dụng công nghệ hiện đại vào việc khám chữa bệnh từ xa, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và giảm thiểu chi phí. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Telehealth là gì và lợi ích của Telehealth trong việc hỗ trợ các ca COVID-19 nhé!
Telehealth được ra đời nhằm áp dụng công nghệ hiện đại vào việc khám chữa bệnh từ xa, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và giảm thiểu chi phí. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu Telehealth là gì và lợi ích của Telehealth trong việc hỗ trợ các ca COVID-19 nhé!
Xem nhanh
1Telehealth là gì? Vận hành thế nào?
Telehealth là một giải pháp khám chữa bệnh từ xa phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là giải pháp sử dụng nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông để giúp kết nổi các cơ sở y tế, bệnh viện với nhau hoặc cơ sở y tế, bệnh viện với người bệnh để có thể chẩn đoán điều trị, tư vấn giải đáp thắc mắc, xử lý các tình huống khẩn cấp,…
Tuy không thể thay thế khám chữa bệnh trực tiếp nhưng Telehealth đã đánh dấu cho việc chuyển đổi số trong nền y tế Việt Nam từ năm 2020, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, dịch vụ y tế cho người dân an toàn trong mùa dịch.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong ngày 06/08/2021 vừa qua, Viettel và VNPT đã thực hiện việc triển khai lắp đặt hệ thống khám chữa bệnh từ xa 100% cho các trung tâm tuyến huyện kết nối với các bệnh viện tuyến Trung ương tại Việt Nam.
2Lợi ích của Telehealth trong điều trị COVID-19
Telehealth mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong công tác khám chữa bệnh và điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay:
Đảm bảo an toàn mùa dịch
Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 trở nên phức tạp, người dân cần thực hiện chỉ thị 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế cùng việc hạn chế tiếp xúc gần để tránh lây lan dịch bệnh. Nhờ giải pháp Telehealth, việc đảm bảo an toàn trong mùa dịch cho người bệnh và các y bác sĩ được nâng cao.
Các bệnh viện có thể hạn chế tụ tập đông người nhờ thực hiện giãn cách khi khám chữa bệnh. Bệnh nhân không phải di chuyển xa hay thực hiện chuyển tuyến mà vẫn có thể được tư vấn và điều trị kịp thời, nhất là trong mùa dịch.
Thủ tục đăng ký đơn giản
Từ hệ thống Telehealth, một số bệnh viện có triển khai dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà giúp bệnh nhân có thể kết nối với bác sĩ qua máy tính, điện thoại thông minh thông qua các ứng dụng như Skype, Zalo, Zoom,...
Qua các nền tảng này, các y bác sĩ sẽ hỗ trợ và tư vấn cách chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân. Telehealth đặc biệt hữu dụng đối với các bệnh nhân có bệnh lý cần được theo dõi thường xuyên như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,...
Bệnh nhân có thể liên hệ đến bộ phận chăm sóc khách hàng của bệnh viện và nhờ tư vấn về dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể gọi đến hotline của Bộ Y tế theo số 1900 9095 để được hỗ trợ kịp thời.
Tiết kiệm thời gian, chi phí
Nhờ vào hệ thống Telehealth, các bệnh viện tuyến huyện hay vùng sâu vùng xa có thể liên lạc với các chuyên gia của bệnh viện tuyến đầu để hội chẩn, phân tích hình ảnh trực tuyến và có phác đồ điều trị thích hợp cho người bệnh.
Điều này giúp hạn chế việc chuyển tuyến hay phải di chuyển xa để tái khám, giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí. Đồng thời cũng có thể hạn chế việc quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
3Triển vọng và thách thức của hình thức Telehealth
Nhờ có hệ thống Telehealth, các bệnh viện tuyến cơ sở như tuyến huyện có thể nâng cao năng lực chuyên môn của y tế khi xây dựng mạng lưới tham gia khám chữa bệnh từ xa qua nền tảng công nghệ thông tin với các bệnh viện tuyến trên.
Đây cũng là cơ hội để người dân từ vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có thể tiếp cận được các dịch vụ y tế hiện đại mà vẫn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí như đi lại, viện phí,...
Việc áp dụng Telehealth cho tất cả các tuyến bệnh viện ở nước ta là bước khởi đầu vượt bậc trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong y tế. Hiện tại, Bộ Y tế đang triển khai Sổ y tế điện tử để người dân cập nhật tình hình tiêm chủng.
Tuy nhiên trong tình hình nhân lực và nền tảng công nghệ còn hạn chế, việc có thể triển khai hình thức đăng ký khám chữa bệnh online cho tất cả người dân, kèm theo việc áp dụng các thành tựu công nghệ về big data (dữ liệu lớn), trí tuệ nhân tạo,… vào quản lý và khám chữa bệnh trong hình thức Telehealth như các nước khác vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đối với nước ta.
4Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ Telehealth
Khi sử dụng dịch vụ Telehealth, bạn cần lưu ý những điểm dưới đây:
- Hiện nay, vẫn còn nhiều bệnh viện chưa cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh từ xa cho khách hàng. Vì thế bạn cần liên hệ trước với bệnh viện để được tư vấn.
- Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, một số bệnh viện sẽ có thể khó liên lạc qua hotline vì quá tải. Bạn có thể tắt máy và đợi sau vài phút rồi gọi lại.
- Tùy vào từng bệnh viện, quy trình đăng ký dịch vụ Telehealth sẽ khác nhau. Có thể bạn sẽ đăng ký qua điện thoại, email hoặc điền form trên website của bệnh viện,...
- Do hình thức trực tuyến nên bạn cần cung cấp chính xác các thông tin cá nhân, triệu chứng và thực hiện theo yêu cầu của người hướng dẫn. Nếu bệnh viện bạn đang điều trị có kết nối qua Zalo, Viber,.. thì hãy tận dụng những nền tảng này để tương tác với bác sĩ tốt hơn.
Nguồn tham khảo và tổng hợp: Bộ Y tế, cập nhật ngày 26/08/2021.
Bạn đang xem: Telehealth là gì? Lợi ích của Telehealth trong việc hỗ trợ các ca COVID-19
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Cách đăng ký luồng xanh online để vận chuyển hàng thiết yếu trong mùa dịch Covid-19
- Ngành Hệ thống thông tin quản lý học những gì, thi trường nào tốt? Tốt nghiệp có thể làm ở đâu?
- Cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể năm 2021 nhanh, đơn giản
- Co-opBank là ngân hàng gì? Những điều cần biết về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
- 3 cách tra cứu cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên BHYT