Tác hại khôn lường của việc nằm nghiêng dùng điện thoại và cách sử dụng điện thoại hợp lí
Sau một ngày dài mệt mỏi, nhiều người thường có thói quen nằm trên giường và sử dụng điện thoại để giải trí. Tuy nhiên, nhiều báo cáo khoa học cho thấy rằng việc nằm nghiêng dùng điện thoại sẽ gây ra tác hại khôn lường. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Xem nhanh
1Tác hại khôn lường của việc nằm nghiêng dùng điện thoại
Mất cân bằng thị lực
Theo nghiên cứu của đại học Y khoa Harvard và tổ chức Y tế Thế giới, khi một người nằm nghiêng sử dụng điện thoại, mọi sự tập trung sẽ đổ dồn về một bên mắt khiến nó phải tự điều chỉnh sao cho phù hợp để tiếp nhận ánh sáng.
Chính vì vậy, tín hiệu thị lực và tín hiệu truyền về não sẽ không khớp với nhau gây ra mất cân bằng thị lực. Hơn nữa còn gây giãn đồng tử, chèn ép dẫn đến tắc nghẽn tuần hoàn dịch thể trong mắt, hậu quả khiến cho 2 mắt hoạt động không đều nhau.
Gây lác mắt
Lác mắt là hiện tượng mắt không nhìn thẳng được khiến cho việc quan sát thấy vật thể bị chồng lên nhau. Việc nằm nghiêng dùng điện thoại sẽ khiến cho một bên mắt nhìn thẳng, bên còn lại sẽ phải nhìn lệch sang.
Lâu dần, khi sự chênh lệch liên tiếp xảy ra, các cơ xung quanh mắt sẽ quen điều tiết co dãn theo chiều hướng này khiến mắt nhìn vào những điểm khác nhau trên màn ảnh và truyền 2 hình ảnh khác nhau về trung khu thần kinh gây ra hiện tượng lác mắt.
Làm khô kết mạc
Không những thế, việc sử dụng điện thoại trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc trong phòng tối trong thời gian dài sẽ khiến cho mắt phải điều tiết liên tục gây ra hiện tượng khô kết mạc, thậm chí dẫn đến tăng nhãn áp và gây mù loà.
Gián đoạn chu kỳ ngủ
Hơn nữa, điện thoại sẽ phát ra ánh sáng xanh gây ức chế cơ thể sản sinh ra hormone melatonin gây buồn ngủ. Do đó, sử dụng điện thoại vào ban đêm sẽ khiến cho giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng và gián đoạn, khiến bạn khó ngủ hoặc giấc ngủ không sâu.
2Cách sử dụng điện thoại đúng cách không gây hại cho mắt
Sử dụng điện thoại đúng tư thế
Bạn nên nhìn màn hình điện thoại bằng cách hạ thấp tầm nhìn thay vì cúi đầu, gập cổ. Khi đó, bạn hãy nâng điện thoại lên ngang tầm mắt để giữ đầu luôn thẳng, tránh sử dụng điện thoại trong tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp.
Sử dụng màn hình chống chói
Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị cho điện thoại của mình màn hình chống chói. Màn hình chống chói sẽ giúp ngăn chặn tình trạng loá sáng, đồng thời giúp lọc bớt ánh sáng xanh phát ra từ màn hình để giảm thiểu các triệu chứng khô mắt và nhức mỏi khi sử dụng điện thoại.
Sử dụng chế độ Blue Light Filter để lọc ánh sáng xanh (thiết bị Android)
Bạn có thể vào CH Play để tải ứng dụng Blue Light Filter về máy. Ứng dụng sẽ giúp lọc đến 98% ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, cũng như điều chỉnh cường độ ánh sáng phù hợp giúp giảm bớt gánh nặng cho mắt, cho bạn cảm giác dễ chịu hơn.
Đồng thời, ứng dụng còn hỗ trợ phục hồi thị lực qua 6 bài luyện tập mắt đơn giản.
Giữ màn hình ở khoảng cách đúng so với mắt
Việc để màn hình ở khoảng cách gần sẽ khiến cho mắt phải căn chỉnh tiêu cự liên tục, lâu dần sẽ gây mỏi mắt. Do đó, bạn hãy giữ khoảng cách 40 - 50 cm khi sử dụng điện thoại để bảo vệ mắt của mình nhé.
Hạn chế sử dụng điện thoại ở nơi thiếu ánh sáng
Dùng điện thoại nhiều trong bóng tối có thể gây nhức mắt, mỏi mắt do mắt phải điều tiết nhiều, giảm thị lực. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại trong bóng tối.
Hơn nữa, kể cả khi bạn dùng điện thoại ở nơi có đầy đủ ánh sáng thì cách 30 - 45 phút bạn cũng nên cho mắt được nghỉ ngơi.
Mong rằng với bài viết trên, bạn đã có những thông tin hữu ích và điều chỉnh thói quen sử dụng điện thoại hợp lí để bảo vệ mắt nhé.
Bạn đang xem: Tác hại khôn lường của việc nằm nghiêng dùng điện thoại và cách sử dụng điện thoại hợp lí
Chuyên mục: Điện thoại & Máy tính
Các bài liên quan
- 4 mẹo cực hay giúp bạn sử dụng smartphone Samsung một cách sướng nhất
- 8 mẹo giúp bạn sử dụng bàn phím điện thoại như một người dùng chuyên nghiệp
- 10 mẹo nhỏ khi sử dụng điện thoại giúp bảo vệ mắt hiệu quả
- Cách hạn chế ánh sáng xanh trên các thiết bị điện tử giúp ngủ ngon hơn
- 11 ảnh hưởng không ngờ của smartphone đối với sức khỏe, hãy cẩn thận!
- 10 mẹo khi sử dụng giúp tăng tuổi thọ pin cho điện thoại