Scam là gì? Các loại scam thường gặp và cách nhận biết, phòng tránh scam

Scam là thuật ngữ liên quan đến các hình thức lừa đảo ngày càng đa dạng và tinh vi hiện nay. Vậy scam là gì? Đâu là các loại scam thường gặp? Nhận biết và phòng tránh như thế nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau của chúng tôi nhé!

Scam là thuật ngữ liên quan đến các hình thức lừa đảo ngày càng đa dạng và tinh vi hiện nay. Vậy scam là gì? Đâu là các loại scam thường gặp? Nhận biết và phòng tránh như thế nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau của Điện máy XANH nhé!

1Scam là gì?

Scam là một thuật ngữ trong tiếng Anh, được dịch ra là "lừa đảo". Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ những cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ người khác.

Ngày nay, mạng Internet đã trở thành cầu nối liên kết tất cả mọi người trên thế giới lại với nhau. Vậy nên bạn sẽ gặp rất nhiều hình thức scam tinh vi, khó phát hiện từ các scammer (Người lừa đảo) trong và ngoài nước.

Scam là gì?

2Nhận biết một số loại hình scam thường gặp

Dưới đây là một số loại hình lừa đảo thường gặp nhất hiện nay:

Hack Facebook, Gmail

Kẻ lừa đảo sẽ hack Facebook, Gmail (hack tên đăng nhập, mật khẩu) của một người dùng nào đó và dùng tài khoản Facebook hay Gmail này nhắn tin với bạn bè rồi thực hiện các hành vi lừa đảo như xin mượn tiền từ danh sách bạn bè đó hoặc gửi những liên kết lừa đảo để chiếm đoạt tài khoản của họ.

Hack password Facebook, Gmail

Tạo website mạo danh

Kẻ lừa đảo sẽ tạo ra một website giả nhưng được thiết kế giống y hệt một website nổi tiếng, sau đó kẻ này sẽ tiến hành tối ưu SEO để đẩy website giả lên các thứ hạng đầu của công cụ tìm kiếm.

Kế tiếp, kẻ lừa đảo sẽ sử dụng nhiều chiêu trò tinh vi khác nhau để dụ cho nạn nhân đăng nhập vào websie giả bằng tài khoản được đăng ký trên website thật. Lúc này, các thông tin cá nhân của nạn nhân đã rơi vào tay kẻ lừa đảo và bọn chúng sẽ dùng các thông tin này để ăn cắp dữ liệu của bạn.

Tạo website mạo danh

Mạo danh tên, thương hiệu

Mạo danh tên, thương hiệu - Fake Brand - là hình thức Scammer tạo ra tài khoản mạng xã hội giả hoặc logo có tên giống hoặc gần giống với các thương hiệu nổi tiếng (Ví dụ như Mike - Có logo gần giống Nike hoặc Victorica's Secret - Có logo gần giống Victoria's Secret).

Do đó, nếu bạn không xem và ghi nhớ kỹ logo của thương hiệu chính hãng hoặc chưa cẩn thận kiểm tra lại đầy đủ các thông tin về tài khoản mạng xã hội giả đó thì xác suất bạn bị Scam là rất cao.

Mạo danh tên, thương hiệu

Bán hàng không đúng như đã đăng tải

Các trang mạng, ứng dụng bán hàng online ngày nay đang được rất nhiều người dùng ưa thích sử dụng bởi sự tiện lợi mà nó mang lại. Tuy nhiên khi mua hàng với hình thức này, bạn không thể nào kiểm tra được chất lượng sản phẩm có giống như trong hình hay không vì các shop có thể tận dụng điểm này để "treo đầu voi, bán thịt chó".

Điều này rất dễ khiến bạn mua phải hàng "dởm", hàng kém chất lượng, tốn tiền vô ích

Bán hàng không đúng như đã đăng tải

Lừa đảo quyên góp từ thiện

Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy một người dùng Facebook nào đó đăng hình ảnh về một hoàn cảnh đáng thương, cần tiền để chữa trị gấp,... Ở cuối bài đăng, người này sẽ để lại số tài khoản ngân hàng để bạn chuyển tiền.

Rất có thể đây là một hình thức lừa đảo đánh vào tâm lý cảm thấy đáng thương, muốn giúp đỡ từ người xem. Trong trường hợp bạn vẫn muốn quyên góp giúp đỡ thì hãy đến tận nơi để kiểm tra và giúp đỡ nếu đó là sự thật.

Lừa đảo quyên góp

Lừa đảo việc làm và thu nhập

Hình thức lừa đảo thông qua việc làm sẽ lừa bạn chuyển tiền cho kẻ gian thông qua việc chúng sẽ cung cấp cho bạn những cách thức "được bảo đảm" để kiếm tiền nhanh chóng hoặc một công việc “việc nhẹ lương cao”. Hình thức lừa đảo này cũng đặc biệt phổ biến ở Việt Nam.

Lừa đảo việc làm và thu nhập

Lừa đảo đầu tư

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương thức nhanh chóng để kiếm tiền, làm giàu thì hãy cẩn thận, những kẻ lừa đảo đã tạo ra rất nhiều kịch bản theo kiểu cơ hội kiếm tiền dễ dàng để săn đón sự nhiệt tình và khao khát làm giàu của bạn từ đó khiến cho bạn “tiền mất tật mang”.

Lừa đảo 419 (Nigeria)

Lừa đảo 419 hay còn được gọi là lừa đảo Nigeria. Trò lừa này đánh vào lòng tham, hám lợi và sự cả tin của người khác. Danh xưng 419 là lấy từ điều luật chống gian lận của Nigeria. Người ta gọi những kẻ lừa đảo này là 419-er và trò lừa này là kỹ nghệ 419.

Những tay lừa đảo này thường gửi email tự xưng mình là kế toán trưởng của một công ty hay là nhân viên một ngân hàng, đề nghị hợp tác với bạn trong những thương vụ có lợi nhuận lớn và yêu cầu thông tin về tài khoản ngân hàng để gửi tiền vào tài khoản của bạn.

Nhưng trên thực tế, những thông tin ngân hàng này được sử dụng để chống lại chủ sở hữu hoặc tiền gửi sẽ không được gửi vào tài khoản của bạn.

Lừa đảo 419 (Nigeria)

Lừa đảo qua các cuộc gọi

Ví dụ, có một người tự xưng là nhận viên hỗ trợ kỹ thuật từ một công ty máy tính (như Dell chẳng hạn) gọi điện và thông báo với bạn là họ đã nhận được thông tin rằng máy tính của bạn bị nhiễm virus hoặc đã bị tấn công và họ sẽ cung cấp các kết nối từ xa với máy tính của bạn để khắc phục sự cố rồi từ đó đánh cắp các thông tin trên thiết bị của bạn.

Lừa đảo qua các cuộc gọi

Lừa đảo qua tin nhắn

Thời gian nhiều năm trở lại đây xuất hiện hình thức mạo danh tin nhắn của ngân hàng để lừa khách hàng bấm vào đường link trong tin nhắn từ tin nhắn điện thoại, Zalo, Facebook, Viber,... từ đó đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Lừa đảo qua Catfish (hẹn hò trực tuyến)

Hình thức lừa đảo này được thực hiện theo kịch bản một người tạo lập một hồ sơ trực tuyến giả mạo với ý định lừa dối những người khác. Ví dụ, một người phụ nữ có thể tạo một hồ sơ giả mạo trên một trang web hẹn hò trực tuyến, tạo mối quan hệ với một hoặc nhiều người và sau đó dần dần yêu cầu người khác cho mình tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân.

Ở Việt Nam, phương thức scam này đặc biệt phổ biến trong những năm đầu mà game online bùng nổ. Thường là một game thủ sẽ tạo một tài khoản trong game để làm quen và lừa đảo các tài khoản khác.

Lừa đảo qua Catfish (hẹn hò trực tuyến)

Gian lận đấu giá

Kiểu scam này xuất hiện dưới hình thức một người nào đó bán một đồ vật trên các trang web đấu giá trực tuyến như E-bay hoặc Craigslist nhưng chỉ là ảo. Ví dụ: Ai đó có thể yêu cầu bán cho bạn vé cho một buổi hòa nhạc sắp diễn ra thực sự đây không phải là vé chính thức.

Gian lận đấu giá

Lừa đảo giao dịch

Bạn sẽ nhận được email, tin nhắn hoặc cuộc gọi từ một người mạo danh là nhân viên của ngân hàng. Người đó sẽ cho biết bạn đã bị thấu chi hoặc mua hàng nào đó mà trên thực tế bạn không hề thực hiện giao dịch đó. Sau đó người đó yêu cầu bạn đăng nhập và xác minh thông tin thông qua một đường liên kết được gửi qua email hoặc SMS.

Nhưng liên kết trong email hay tin nhắn mà kẻ này gửi tới lại đưa bạn đến một website giả mạo chứ không liên quan đến ngân hàng. Khi bạn truy cập vào website này thì trang web này sẽ ghi lại các thông tin như tên người dùng và mật khẩu của bạn sau đó những kẻ này sẽ lợi dụng những thông tin này để thực hiện các ý đồ gian lận.

Lừa đảo giao dịch

Trộm cắp danh tính, thông tin cá nhân

Trộm cắp danh tính là một loại gian lận liên quan đến việc sử dụng danh tính của người khác để ăn cắp tiền hoặc thu được các lợi ích khác. 

Scammer sẽ gửi email hoặc tin nhắn lừa đảo giả vờ là ngân hàng bạn đang sử dụng, sau đó thông qua máy tính, phần mềm độc hại sẽ tìm kiếm tên người dùng và mật khẩu đã lưu trên trình duyệt, thu thập thông tin từ các phương tiện truyền thông xã hội, cũng như lấy trộm mật khẩu từ một kết nối hotspot Wi-Fi công cộng.

Scam tiền điện tử

Tất cả các công ty tiền điện tử chính thống và uy tín đều không thể vận hành theo mô hình MLM được nên khi có ai đó giới thiệu cho bạn dự án crypto hoặc cơ hội chạy mô hình MLM thì hãy nghĩ ngay đây là một hình thức Scam tiền điện tử và hãy bỏ qua nó để bảo vệ chính bạn nhé.

Scam tiền điện tử

3Cách phòng tránh scam

Cách phòng tránh scam tốt nhất chính là bạn nên cẩn thận, suy nghĩ kỹ càng, không nên vội vã nghe theo lời người lạ để tránh bị scam.

  • Khi mua hàng online bạn nên tham khảo phần đánh giá của khách hàng. Nếu như cửa hàng đó có nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng thì bạn cũng có thể tạm yên tâm.
  • Không nên cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân quan trọng nào cho người lạ.
  • Không cung cấp các thông tin cá nhân cho bất cứ ai
  • Không click các link lạ được gửi đến, cũng như truy cập những trang web yêu cầu đăng nhập tài khoản cá nhân của bạn. 

Trên đây là định nghĩa về scam cũng như các đặc điểm giúp bạn nhận biết, phòng tránh scam. Khi mua hàng, giao dịch hoặc ngay cả khi tìm kiếm thông tin bạn vẫn cần phải tỉnh táo và thật cẩn thận để không bị lừa mất tiền nhé!

 
 
 

Bạn đang xem: Scam là gì? Các loại scam thường gặp và cách nhận biết, phòng tránh scam

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết