ROE là gì? Cách tính chỉ số ROE trên báo cáo tài chính

ROE là một trong các chỉ số cơ bản thường được dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Vậy thật sự ROE là gì thì xin mời các bạn theo dõi hết bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời nhé!    

ROE là một trong các chỉ số cơ bản thường được dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Vậy thật sự ROE là gì thì xin mời các bạn theo dõi hết bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời nhé!

roe là gì

ROE là gì?

Đối với lĩnh vực đầu tư tài chính, chỉ số ROE rất các nhà giao dịch quan tâm và bản thân doanh nghiệp cũng vậy. Thực chất ROE là gì thì đây là từ viết tắt của Return of Equity, dịch ra tiếng Việt là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. ROE được coi là thước đo hiệu quả tài chính của doanh nghiệp bằng cách lấy thu nhập ròng chia cho vốn chủ sở hữu của cổ đông.

roe là gì

Chỉ số ROE biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm còn có thể được tính bằng cách lấy tỷ lệ tăng trưởng chia cho tỷ lệ duy trì mức thu nhập công ty. Căn cứ vào ROE, nhà đầu tư dễ dàng đo lường khả năng sinh lời cho doanh nghiệp và mức độ hiệu quả trong việc tạo lợi nhuận.

Cách tính ROE trên báo cáo tài chính

Cách tính ROE theo công thức sau:

ROE = [(Thu nhập ròng : Vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông)] x 100%

Trong đó: 

  • Thu nhập ròng được xác định trước khi trả cổ tức cho cổ đông phổ thông và sau khi trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi và khoản lãi vay. Dữ liệu này được lấy trực tiếp từ trong báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư dễ dàng tính được ROE cho bất cứ công ty nào nếu thu nhập ròng vốn chủ sở hữu đều là dương.
  • Vốn chủ sở hữu bình quân của cổ đông là kết quả tính cộng vốn chủ sở hữu ở đầu kỳ kế toán. Đầu và cuối kỳ cần phải trùng với khoảng thời gian mà công ty có được thu nhập ròng. Dữ liệu này được trích từ bảng cân đối kế toán.

Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời còn được xác định dựa vào vốn chủ sở hữu:

ROE = Tỷ lệ tăng trưởng bền vững (SGR) : Tỷ lệ duy trì

Tỷ lệ duy trì = 1 – tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông.

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Muốn đánh giá chỉ số ROE bao nhiêu là tốt thì bạn cần đánh giá xem công ty đang phân tích thuộc lĩnh vực nào. Có rất nhiều lĩnh vực trên thị trường hiện nay, thế nên mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có mức ROE trung bình khác nhau. Cụ thể, ROE của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lợi ích cộng đồng sẽ khác với mức trung bình của những đơn vị trong ngành xuất nhập khẩu.

Nguyên tắc chung: Tập trung vào tổ chức có ROE bằng hoặc là cao hơn mức trung bình với ngành nghề doanh nghiệp hiện đang vận hành.

Một số nhà đầu tư coi tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu đạt gần mức trung bình dài hạn S&P 500, trong đó, 14% là tỷ lệ có thể chấp nhận được, nếu thấp hơn 10% là tỷ lệ kém. 

Ví dụ: Công ty A duy trì mức ROE ổn định 19% trong 5 năm qua so với mức trung bình của các công ty trong cùng ngành là 16%. Vậy, nhà đầu tư có thể kết luận rằng công ty A đã sử dụng tài sản tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình.

>>> Tham khảo thêm những bài viết khác:

Trên đây là những thông tin về chỉ số ROE , qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ ROE là gì rồi phải không, và hiểu được sự phân loại của các loại ROE. Mong rằng, những kiến thức này sẽ giúp các bạn đầu tư an toàn, mang lại hiệu quả cao nhất. Và đừng quên theo dõiđể cập nhật thêm nhiều kiến thức đầu tư hữu ích nhé.  

Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng.

Bạn đang xem: ROE là gì? Cách tính chỉ số ROE trên báo cáo tài chính

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết