Gia Cát Lượng là ai? Những câu nói hay của Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng là ai? Gia Cát Lượng có thật không? Trong bài viết dưới đây,sẽ giải đáp hết thắc mắc đó và chia sẻ đến bạn một số câu nói nổi tiếng của Gia Cát Lượng. Hãy tham khảo nhé!
Gia Cát Lượng là ai?
Gia Cát Lượng: Tự là Khổng Minh, có hiệu là Ngọa Long, được biết đến là một trong những công thần khai quốc, một nhà tiên tri, một vị quân sư tài ba và là một nhà ngoại giao - chính trị nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Gia Cát Lượng không chỉ có tài năng mà ông còn có một tấm lòng “tận trung báo quốc” đáng ngưỡng mộ mà không phải bất cứ một quân thần nào cũng có được.
Ông sinh năm 181, đúng mùa thu của năm Tân Dậu tại Dương Đô, ngày nay là huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Gia Cát Lượng sinh vào thời Hán Linh Đế - tức đời nhà Đông Hán, là con trai của Gia Cát Khuê, từng làm chức Quận thừa tại Thái Sơn, thời nhà Hán Mạt. Ông là con trai thứ 2 trong gia đình, anh là Gia Cát Cẩn và em là Gia Cát Quân. Vì cha mất sớm nên ông và em trai Gia Cát Quân sống cùng với chú là Gia Cát Huyền - giữ chức vị Dự chương thái thú cho Viên Thuật. Trong khi đó, anh trai của ông là Gia Cát Cẩn vì tránh loạn nên đã đến Giang Đông, khi đó đã gặp đúng lúc Tôn Sách chết nên ở lại đây phục vụ cho Tôn Quyền.
Gia Cát Lượng có thật không?
Được biết, Gia Cát Lượng là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa nhưng hình tượng Khổng Minh Gia Cát Lượng được biết đến chủ yếu là qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tam Quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung.
Những câu nói hay của Gia Cát Lượng
Dưới đây là những câu nói nổi tiếng của Gia Cát Lượng mà bạn có thể tham khảo!
1. Viễn Lự Giả An, Vô Lự Giả Nguy
Dịch nghĩa: Người biết nhìn xa trông rộng sẽ được bình an, người vô lo vô nghĩ sẽ dễ gặp nguy hiểm
Dù là ở trong hoàn cảnh nào thì cũng cần phải biết phân tích tình thế, phải biết nhìn xa trông rộng để bao quát được vấn đề. Và đặc biệt là phải biết tính đến hệ quả của mỗi quyết định, tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra.
Những quyết định nhất thời, nhanh chóng, không có sự tính toán thường dễ dẫn đến sai lầm, đôi khi là mang lại nguy hiểm không lường.
2. Phi Học Vô Dĩ Quảng Tài, Phi Chí Vô Dĩ Thành Học
Dịch nghĩa: Không học sẽ không mở rộng được tài năng, học mà không có chí thì sẽ không có thành quả.
Con người dù có tài năng xuất chúng mà không chịu học hỏi, trau dồi thêm thì cũng chỉ là một viên ngọc không được mài dũa, không có giá trị. Tuy nhiên, người đi học, dùi mài kinh sử lại không xác định được chí hướng của mình, không biết nhìn xa trông rộng mà chỉ biết học cho có, học cho bằng người thì cũng chỉ như kẻ đi trong đêm tối mà thôi, chẳng mang lại được thành quả gì.
3. Quý Nhi Bất Kiêu, Thắng Nghi Bất Bội, Hiền Nhi Năng Hạ, Cương Nhi Năng Nhẫn
Dịch nghĩa: Cao quý không kiêu ngạo, chiến thắng không tự mãn, hiền tài vẫn phải khiêm nhường với người dưới, cương trực mà bao dung nhẫn nại.
Người quân tử dù cho ở địa vị cao, lập được chiến công hiển hách thì cũng phải giữ được sự khiêm nhường, không tự cao tự đại, không lên mặt, tự mãn với người kém hơn mình. Thay vào đó là phải nhẫn nại, bao dung, trong cương có nhu, ấy mới là bậc chính nhân quân tử.
Đời người sẽ có lúc thăng lúc trầm, ở nơi đỉnh cao cũng không được vỗ ngực tự kiêu mới có thể được lòng người trên kẻ dưới. Và ngược lại, những kẻ ỷ vào tài năng, địa vị hơn người mà dương dương tự đắc thì suy cho cùng cũng chỉ là kẻ tầm thường.
4. Cúc Cung Tận Tụy, Tử Nhi Hậu Nhĩ
Dịch nghĩa: Hết lòng tận tụy, đến chết mới dừng
Người quân tử một khi đã làm việc gì thì phải dốc hết lòng hết sức, tận tụy và nhiệt thành đến cùng, đến lúc chết mới thôi. Đây chính là phẩm chất luôn được đề cao, là chuẩn mực để đánh giá người quân tử trong xã hội thời xưa.
Câu nói này khiến cho ta phải suy ngẫm bởi trong xã hội hiện đại, con người ngày càng sống vì tư lợi cá nhân, nhiều người làm việc cốt cho có, coi công việc chung không phải là việc của mình. Lối sống hời hợt, thiếu tận tụy trong công việc của một bộ phận người trong xã hội đang làm mai một dần những phảm chất quý báu của con người, là một “căn bệnh” cần phải được mạnh tay chữa trị.
5. Phi Đạm Bạc Vô Dĩ Minh Chí, Phi Ninh Tĩnh Vô Dĩ Trí Viễn
Dịch nghĩa: Không đạm bạc thì không tỏ rõ được chí hướng, không yên tĩnh thì không thể xây dựng được chí hướng cao xa.
Trong cuộc sống, nếu không sống trong cảnh đạm bạc, sống giản dị thanh cao thì khó có thể tỏ rõ được chí hướng của mình. Cuộc sống danh lợi, vật chất sẽ che mờ lý trí, nó có thể khiến cho con người đánh mất chí hướng ban đầu của mình. Tương tự, nếu muốn có được chí hướng cao xa, có tầm nhìn sâu rộng thì cần phải giữ được tâm tưởng thanh tịnh, yên bình.
6. Đãi Mạn Tắc Bất Năng Khai Tinh, Hiểm Táo Tắc Bất Năng Lý Tính
Dịch nghĩa: Lười nhác không thể tinh thâm, nóng nảy mạo hiểm không thể có lý tính.
Mỗi một con người sinh ra trên đời này đều sẽ có một sứ mệnh riêng, một lợi thế riêng, tài năng riêng của mình. Nếu lười nhác không chịu học hỏi, trau dồi hoàn thiện bản thân, hay chỉ biết tự thỏa mãn với những gì mình đang có hoặc đã đạt được thì muôn đời vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, không thể đạt được đến độ uyên bác, tinh thông. Những người lười nhác sẽ dần thụt lùi so với xã hội, dễ dàng trở thành kẻ thất bại vì không có ý chí tiến thủ. Không chỉ vậy, mỗi người khi hành sự cũng cần phải giữ được tâm tính ôn hòa. Khi quá nóng nảy, mạo hiểm sẽ khó nghĩ thông suốt, thiếu tỉnh táo dẫn đến đưa ra quyết định sai lầm và hậu quả đáng tiếc.
7. Thiếu Tráng Bất Nỗ Lực, Lão Đại Đồ Thương Bi
Dịch nghĩa: Thời trẻ đầy sinh lực không gắng sức, khi già cả sẽ chỉ biết đau thương.
Một trong những điều hối tiếc lớn nhất của đời người là khi còn trẻ, sinh lực tràn đầy lại không biết cố gắng thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, chỉ mải chạy theo những đam mê, thú vui phù phiếm. Để đến khi tuổi đã xế chiều, sức cùng lực kiệt, có luyến tiếc vì quãng thời gian tuổi trẻ hoài phí thì cũng đã quá muộn màng.
Vì vậy, người trẻ cần phải biết tận dụng sức lực cũng như trí tuệ của mình để làm nên đại sự, phải cháy hết mình với khát khao tuổi trẻ. Có như vậy, con người mới sống trọn vẹn, không nuối tiếc.
8. Vấn Chi Dĩ Thị Phi Nhi Quan Kỳ Chí
Dịch nghĩa: Muốn xem xét chí hướng của một người phải hỏi người đó về chuyện thị phi, đúng sai phải trái.
Để đánh giá chí hướng của một con người, ta cần nhìn vào cách người đó nhận định về điều phải lẽ trái để biết được lập trường của họ. Kẻ không phân rõ đúng sai, lập lờ đen trắng ắt không phải người cương trực và không có chí lớn để giao trọng trách.
Ngược lại, người có lập trường kiên định, biết phân phải trái, biết hành xử đạo đức ắt là người chính trực, có chí hướng cao xa và tấm lòng độ lượng, là người có thể tin cậy và cộng tác lâu dài.
9. Hữu Nan, Tắc Dĩ Thân Tiên Chi; Hữu Công, Tắc Dĩ Thân Hậu Chi
Dịch nghĩa: Gặp khó, tự thân đi đầu; có công, tự thân lùi lại
Bậc trượng phu không ngại đương đầu với những việc khó, phải xông pha trước nhất, không màng danh lợi, không mưu cầu được tôn sùng, báo đáp. Cũng giống Triệu Vân thời Tam Quốc, dẫu luôn xông pha trận mạc, lập nhiều chiến công hiển hách nhưng vẫn giữ được tính khiêm nhường, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Đây chính là một đức tính thời nào cũng cần có, cần phải được nêu cao. Và nếu ai cũng chỉ sống cho mình trước tiên thì xã hội sẽ chỉ ngày càng đi xuống.
10. Lâm Chi Dĩ Lợi Nhi Quan Kỳ Liêm
Dịch nghĩa: Dùng lợi lộc, công danh để xem xét sự liêm chính của một người
Lợi lộc công danh luôn là những thứ có sức hút cực kỳ lạ, nó có thể đổi trắng thay đen, dễ dàng làm tha hóa con người. Chính vì thế, đây cũng chính là phép thử hữu hiệu nhất để đánh giá sự liêm minh, chính trực của một con người.
Bậc chính nhân quân tử sẽ không bị danh lợi, vật chất làm che mờ đôi mắt mà làm những điều sai trái với đạo đức, lương tâm. Dù cho có phải chịu cảnh cơ hành thì cũng không đánh mất những phẩm chất đáng trân quý của mình.
>> Tham khảo thêm:
- Những câu nói hay về tinh thần, câu nói giúp vực dậy tinh thần ý nghĩa
- Những câu nói hay về cha, câu nói hài hước về cha con
- Những câu nói hay, bất hủ, nổi tiếng của Joker
- Những câu nói hay, nổi tiếng của Bác Hồ Chí Minh
- Stt miệng đời hay, những câu nói hay về miệng đời nghiệt ngã
Trên đây là một số thông tin về Gia Cát Lượng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Bạn đang xem: Gia Cát Lượng là ai? Những câu nói hay của Gia Cát Lượng
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Bảng chữ cái Katakana đầy đủ (tải PDF miễn phí)
- Bảng chữ cái Hiragana đầy đủ, chuẩn nhất (có file PDF tải miễn phí)
- Những ngành nghề lương cao dễ kiếm việc nhất hiện nay
- Top 10 sân vận động đẹp, lớn nhất Việt Nam và thế giới
- ROE là gì? Cách tính chỉ số ROE trên báo cáo tài chính
- Pride month là gì? Pride month là tháng mấy?