Quần áo phơi bị dính mưa có cần giặt lại không?
Quần áo phơi không đúng cách, đặc biệt vào những ngày trời mưa ẩm ướt rất dễ làm cho đồ xuất hiện mùi hôi khó chịu. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn mẹo xử lý quần áo dính mưa khi gặp phải tình trạng này nhé!
Xem nhanh
1Quần áo bị dính mưa có giặt lại không?
Khi quần áo đang phơi bị dính mưa, bạn nên giặt lại chúng. Vì thực tế, nước mưa chứa nhiều tạp chất kết hợp với việc ngấm vào bên trong sợi vải của quần áo, từ đó dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi và ẩm mốc khó chịu.
Trường hợp trời chuyển nắng gắt sau khi mưa, quần áo có thể được khô ngay sau đó và bạn không ngửi thấy mùi hôi. Tuy nhiên, nếu mặc quần áo này trong tình trạng cơ thể bạn ra mồ hôi, thậm chí là bị dính ít nước thì mùi hôi ẩm khó chịu dễ xuất hiện ngay lập tức.
Chính vì thế, nếu quần áo đang phơi bị dính nước mưa thì tốt nhất bạn nên giặt lại nhưng không cần giặt quá kỹ như lúc đầu, để hạn chế được tối đa việc xuất hiện mùi hôi khó chịu của quần áo khi mặc.
2Lưu ý khi giặt quần áo bị dính mưa
Khi giặt lại quần áo bị dính nước mưa, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề sau:
Ngâm nước xả
Bạn nên ngâm quần áo trong nước xả vải từ 10 - 15 phút để tinh chất trong nước xả đủ thời gian thấm sâu vào bên trong sợi vải. Nhờ đó, quần áo giữ lại hương thơm lâu hơn cũng như giảm thiểu mùi hôi do nước mưa gây ra.
Chọn thời gian phơi đồ thích hợp
Khi quyết định giặt lại quần áo bị dính nước mưa, bạn nên giặt càng sớm càng tốt và ưu tiên giặt vào buổi sáng, để giúp cho quần áo đón được ánh nắng nhiều hơn, ít bị ẩm mốc lần nữa và có đủ thời gian khô.
Vắt khô quần áo trước khi phơi
Để tiết kiệm thời gian phơi quần áo, bạn cũng nên vắt thật khô quần áo sau khi giặt. Bạn có thể sử dụng tay hoặc máy giặt với chế độ vắt khô để thực hiện điều này.
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Đặt trước
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Đặt trước
Đặt trước
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Sấy và ủi quần áo
Nếu khu vực phơi đồ không đủ lớn hoặc bị hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp, thì bạn có thể nghĩ đến việc dùng máy sấy quần áo - sử dụng công nghệ sấy ngưng tụ, sấy thông hơi hoặc sấy bơm nhiệt, đều giúp cho quần áo của bạn được sấy khô hiệu quả.
Tiếp theo, bạn chỉ cần phơi quần áo bên ngoài trong thời gian ngắn là có thể dùng được ngay. Ngoài ra, sau khi đồ khô, bạn cũng có thể dùng bàn ủi để là quần áo, vừa làm thẳng quần áo, vừa hạn chế được tình trạng ẩm ướt trên quần áo - vốn là nguyên nhân gây mùi hôi khó chịu.
Online giá rẻ quá
Đặt trước
Đặt trước
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Đặt trước
Đặt trước
16.990.000₫Đặt trước
19.990.000₫Bảo quản quần áo
Trước khi bảo quản, bạn cần đảm bảo quần áo đã được khô hẳn. Vì nếu còn ẩm ướt thì quần áo của bạn vẫn xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Bạn có thể đặt quần áo vào ngăn kéo tủ, trong khi chăn và màn gối thì có thể cho vào túi nilong kèm với túi chống ẩm để hạn chế nấm mốc, vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi.
3Mẹo vặt giúp quần áo nhanh khô
Nhúng quần áo vào nước nóng
Quần áo sau khi giặt, bạn có thể nhúng vào nước nóng 60 độ, rồi vắt ráo và đem phơi ngay. Cách làm này sẽ giúp cho quần áo được nhanh khô nhờ quá trình bốc hơi của nước nóng.
Phơi ngược quần áo
Đặc biệt đối với nhóm quần áo dày như quần tây và quần jeans, bạn có thể phơi ngược chúng - nghĩa là phần thắt lưng quần và miệng túi hướng xuống dưới đất. Cách làm này giúp bạn rút ngắn thời gian phơi quần áo đáng kể.
Ủi trước khi phơi
Nhiệt độ nóng từ bàn ủi sẽ giúp cho hơi nước hoặc hơi ẩm từ quần áo nhanh chóng được bốc hơi, nhờ đó quần áo sẽ được nhanh khô hơn.
Thiết kế chỗ phơi trong nhà
Khi phơi quần áo, bạn nên ưu tiên phơi ở những khu vực có ánh nắng nhiều như sân thượng, ban công hoặc sân vườn. Tuy nhiên, nếu bị hạn chế khu vực phơi đồ thì bạn có thể nghĩ đến việc thiết kế chỗ phơi ngay trong nhà.
Bạn có thể phơi quần áo trong phòng máy lạnh nhưng sử dụng chế độ hút ẩm để loại bỏ hơi ẩm từ quần áo hiệu quả, nhờ đó giảm thiểu được mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra, bạn cũng nên dùng móc và phơi quần áo trên cây phơi đồ có khoảng cách xa nhất định, tạo điều kiện cho hơi ẩm bốc hơi nhanh hơn và giúp đồ mau khô.
Sử dụng máy giặt sấy hoặc máy sấy quần áo
Như đã chia sẻ sơ lược phía trên, bạn có thể sử dụng các thiết bị sấy như máy giặt sấy hoặc máy sấy quần áo để làm khô quần áo nhanh hơn, tiết kiệm thời gian phơi đồ cũng như giảm thiểu tình trạng quần áo đang phơi bị dính nước mưa.
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Đặt trước
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Đặt trước
Đặt trước
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Cuộn trong khăn lông khô
Nếu bạn dùng tay để vắt khô quần áo, sau khi vắt xong thì bạn có thể lấy thêm khăn lông khô và mỏng, rồi cuốn quần áo vào bên trong. Tiếp theo, bạn chỉ cần thực hiện thao tác vắt lần nữa, lúc này hơi nước còn sót lại sẽ thấm vào khăn lông.
Sau đó, bạn đem quần áo đi phơi là được. Cách làm này sẽ rút ngắn thời gian phơi khô quần áo mà bạn không ngờ đến.
Online giá rẻ quá
Giảm thêm 800.000₫
Online giá rẻ quá
Giảm thêm 1.100.000₫
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Giảm thêm 1.600.000₫
Online giá rẻ quá
Online giá rẻ quá
Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn biết được thêm nhiều mẹo hay khi phơi quần áo vào những ngày trời ẩm ướt, nhất là việc giặt lại quần áo đang phơi mà bị dính mưa để chúng không xuất hiện mùi hôi nhé!
Bạn đang xem: Quần áo phơi bị dính mưa có cần giặt lại không?
Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống
Các bài liên quan
- Chế độ giặt nhanh của máy giặt là gì? Nên dùng khi nào?
- Những vật dụng cần thiết cho việc giặt giũ nhẹ nhàng hơn
- Có nên cho quần áo rất bẩn vào thẳng máy giặt không?
- Bỏ túi bí kíp vệ sinh tủ lạnh sạch bong đón Tết chỉ trong 20 phút
- Mẹo giúp bạn giải quyết quần áo bẩn nhanh, sạch hơn
- Mẹo bảo quản quần áo, giày dép trong mùa nồm tránh ẩm mốc