Mẹo bảo quản quần áo, giày dép trong mùa nồm tránh ẩm mốc
Thường vào mùa nồm, không khí ẩm ướt thường khiến cho quần áo khó khô, có mùi khó chịu. Bạn nên bảo quản quần áo thật cẩn thận vì sẽ rất dễ bị mốc, ảnh hưởng vẻ đẹp và chất lượng của vải. Cùng chúng tôi tham khảo các mẹo bên dưới để bảo quản hiệu quả nhé!
Thường vào mùa nồm, không khí ẩm ướt thường khiến cho quần áo khó khô, có mùi khó chịu. Bạn nên bảo quản quần áo thật cẩn thận vì sẽ rất dễ bị mốc, ảnh hưởng vẻ đẹp và chất lượng của vải. Cùng Điện máy XANH tham khảo các mẹo bên dưới để bảo quản hiệu quả nhé!
Xem nhanh
1Mẹo bảo quản quần áo
Lưu ý khi giặt
- Thời điểm giặt quần áo tốt nhất là vào sáng sớm để quần áo có thời gian khô trong ngày. Vào buổi sáng trời cũng ít mưa hơn nên quần áo sẽ nhanh khô và không bị ẩm ướt.
- Không giặt quá khối lượng cho phép của máy giặt và nếu giặt tay nên chia đều ra để giặt từ từ, nên dùng nước xả vải một lần xả để quần áo của bạn được thơm tho và sạch xà phòng ngay trong lần xả nước đầu tiên.
- Dù giặt tay hay giặt máy, thì quần áo cần phải ngâm nước xả trong vòng 10 -15 phút để cho mùi hương thấm sâu vào trong từng sợi vải, giúp cho quần áo của bạn và gia đình thơm lâu hơn, tránh được những mùi ẩm mốc, khó chịu.
Chú ý khi phơi
- Khi thời tiết có nắng gió hãy tranh thủ mang quần áo ra phơi, quần áo sẽ nhanh khô và thơm, nhớ trải rộng bề mặt quần áo cần phơi để khô nhanh hơn.
- Nên dự phòng một chỗ phơi quần áo trong nhà để đề phòng trời mưa, vì nếu phải phơi quần áo trong nhà bếp thì quần áo bị nhiễm mùi thức ăn, nếu phơi trong nhà tắm thì quần áo khó khô, thậm chí còn làm cho quần áo bị ẩm ướt hơn và có mùi hôi.
- Khi phơi nên treo quần áo vào móc phơi hoặc mắc để quần áo nhanh khô và phẳng phiu. Không nên phơi đêm vì ban đêm độ ẩm tăng, kể cả phơi ở nơi có mái che thì quần áo cũng vẫn có mùi khó chịu, dễ gây các bệnh về da: nấm, hắc lào,...
Sấy khi cần thiết
- Nếu mưa gió kéo dài hoặc nhà thiếu không gian phơi, quần áo cũ chưa kịp khô đã phải giặt quần áo mới, bạn có thể trang bị cho gia đình mình một chiếc máy sấy. Máy sấy sẽ giúp quần áo khô nhanh chóng hơn trong điều kiện thời tiết mưa gió, ẩm ướt.
- Tuy nhiên, nên nhớ rằng máy sấy chỉ có tác dụng làm khô quần áo chứ không làm cho quần áo sạch hơn hay có mùi thơm hơn.
- Nên là (ủi) quần áo trước khi mặc, điều này sẽ giúp trang phục đẹp đẽ, thẳng hơn, mà còn loại bỏ những vi khuẩn còn sót lại trên quần áo và giúp quần áo có mùi thơm hơn, sạch sẽ, mát mẻ hơn.
Bảo quản quần áo
- Chăn, gối, quần áo nên cất vào túi nilon để tránh ẩm, (trước đó bạn cần thực hiện sấy khô và làm sạch chăn gối) điều này để chống lại mùi hôi và hạn chế nấm mốc có thể sinh sôi.
- Không nên hong hay phơi quần áo bằng quạt vì sẽ chỉ khiến hơi nước ngưng tụ nhiều hơn. Ngoài ra, đừng quên cho vài viên chống ẩm vào tủ quần áo, sau đó cất quần áo và khăn ở nơi sạch sẽ, khô ráo, dịch chuyển tủ quần áo ra xa khỏi chỗ xuất hiện nấm mốc.
Mẹo tẩy vết ố, nấm mốc trên quần áo
- Vào ngày mưa, quần áo giặt xong thường lâu khô và có mùi rất khó chịu. Trong trường hợp này, hãy hoà 1 ít giấm và sữa bò vào nước, giặt lại quần áo mùi mốc sẽ không còn nữa.
- Nếu quần áo hoặc ga giường sau khi cất giữ có chỗ bị vàng, bạn có thể xoa lên vết vàng một ít sữa bò, cho ra chỗ ánh sáng phơi 2 giờ, sau đó giặt lại bình thường sẽ hết vàng.
- Đồ len, nhung có vết mốc, cần được treo vào những nơi râm mát thông gió sau đó dùng bông tẩm xăng lau đi lau lại nơi có vết mốc.
- Còn đối với những vết mốc cũ và lâu, cần bôi dung dịch amoniac, để một lúc sau đó tẩm dung dịch thuốc tím lên, và dùng dung dịch NaHSO3 ngâm, tiếp theo dùng nước sạch giặt lại là được.
- Đối với các vết thâm kim, mốc trên quần áo, cần được thấm ướt những vết thâm kim, mốc trên vải bằng nước cốt chanh rồi phơi ngoài nắng vài giờ. Sau đó giặt bằng xà bông, xả sạch.
Xử lý quần áo có mùi hôi vì trời nồm ẩm
- Chất liệu vải dày, và các chất liệu như len, nhung, dạ, vải tweed,… thường sẽ có mùi hôi khi phơi lâu ngày, nhất là trong thời tiết mưa ẩm, trời nồm kéo dài. Trong trường hợp này, có thể dùng một ít rượu vodka, để đánh bật mùi hôi trên quần áo một cách dễ dàng.
- Vào ngày trời nồm, nên ngâm quần áo vào nước xả vải, sau khi giặt để quần áo được thơm tho và mềm mại hơn, đồng thời sẽ giúp quần áo nhanh khô hơn, hạn chế hình thành nấm mốc và mùi hôi khó chịu trên quần áo.
Bảo quản đồ lót
- Đồ lót cũng giống như quần áo cần được giặt giũ và bảo quản một cách cẩn thận trong thời tiết này. Khi giặt cần giặt riêng từng đồ lót và ngâm với nước thơm để đảm bảo tẩy sạch mùi hôi của quần áo.
- Nên phơi từng chiếc riêng lẻ và trải rộng, không phơi chung với nhau và với các loại quần áo khác. Quần áo lót dễ khô hơn đồ khác, tuy nhiên bạn cũng cần phải đợi đến khi đồ khô hẳn thì mới đem cất.
- Giặt đồ lót bằng nước ấm cũng là 1 cách để đồ lót nhanh khô hơn. Khi bảo quản đồ lót nên để ở ngăn riêng trong tủ quần áo.
2Mẹo bảo quản giày dép
Với giày bị thấm nước
- Trước hết là phải rút miếng lót giày ra và hong khô trong nhà.
- Dùng vải ướt lau hết bùn đất, sau đó dùng vải khô lau lại một lượt. Độn đầy giấy báo xé nhỏ vào giày, làm như vậy vừa để giấy báo hút nước, vừa để giữ cho đôi giày không bị biến dạng và thay giấy khoảng 2-3 lần (trong 1-2 ngày).
- Tuyệt đối không nên mang ra ngoài phơi nắng vì như thế da giày sẽ bị co cứng, gây chật, da bị gãy hoặc rách.
Với giày dép da
- Đối với loại giày dép này, nên hạn chế đi mưa, ngâm nước vì giày sẽ mau bong hở keo hơn. Không để giày da tiếp xúc với xăng, dầu, axit hoặc kiềm vì chúng sẽ làm cho da bị ố, thậm chí gây mục nát chỗ da tiếp xúc, mất thẩm mĩ của giày.
Với giày da lộn
- Dùng khăn ướt mềm lau giày cho sạch vết bẩn và để khô tự nhiên, đặc biệt không sử dụng xi đánh giày.
Với giày sử dụng hằng ngày
- Mỗi tuần nên lau sạch và đánh xi từ 1-2 lần.
- Nếu giày ít khi mang thì trước khi sử dụng cũng nên đánh xi. Với những đôi giày cần cất kỹ chờ dịp nào đó mới sử dụng, nên đánh xi hoặc sáp đánh bóng cho thật sạch, cho giấy độn vào để giày không bị biến dạng, rồi đặt chúng trong các bọc nylon cho lên kệ cất.
Hy vọng với các thông tin trong bài viết trên sẽ mang kiến thức bổ ích và thú vị để bạn áp dụng trong cuộc sống hằng ngày nhé!
Bạn đang xem: Mẹo bảo quản quần áo, giày dép trong mùa nồm tránh ẩm mốc
Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống
Các bài liên quan
- Cách sử dụng nồi cơm điện Lock&Lock tốt nhất bạn nên tham khảo
- Mách bạn cách sử dụng và bảo quản bàn ủi hơi nước đúng cách
- Thực phẩm dùng không hết trong ngày Tết nên bảo quản như thế nào?
- Mách bạn cách vệ sinh bàn ủi hơi nước đúng cách
- Một số mẹo sử dụng bảo quản chén đúng cách mà bạn cần nên biết
- Mẹo giặt tẩy cơ bản mà bạn cần phải biết