Nước mía bổ dưỡng nhưng uống hằng ngày lại gây hại
Người dân các nước châu Á trong đó có Việt Nam rất ưa chuộng nước mía do hương vị thơm ngon, có tác dụng làm mát. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên không nên uống loại nước này đều đặn mỗi ngày.
Giá trị dinh dưỡng của nước mía
Mía chứa các hóa chất thực vật như axit phenolic, sterol, flavonoid, terpenoid glycoside, policosanol. Trong nước mía còn có các khoáng chất như kali, phốt pho, magie, canxi, sắt và các vitamin A, B, E. 100ml nước mía chứa 39 calo và 9g carbohydrate.
Mía có đặc tính sát trùng, làm mát, giảm viêm, giảm đau, lợi tiểu, tăng cường sức khỏe gan, giảm mức cholesterol, nhuận tràng.
Nước mía có nhiều tác dụng nhưng không nên uống đều đặn mỗi
ngày. Ảnh: Jagran
Tác dụng
Tiến sĩ Rajeev Singh (Ấn Độ) chia sẻ về những tác dụng tiềm năng của nước mía trên Pharmeasy:
Chống lại ung thư: Ung thư có thể là kết quả của tổn thương do các gốc tự do trong cơ thể gây ra. Nước mía chứa lượng lớn canxi, sắt, kali, magie, mangan và chất chống oxy hóa. Uống nước mía có thể cung cấp đủ chất chống oxy hóa và khoáng chất để loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể, chống lại ung thư, đặc biệt là ung thư da, vú và tuyến tiền liệt.
Hỗ trợ điều trị táo bón: Nước mía có đặc tính nhuận tràng, hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh, giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và giảm bớt các vấn đề về dạ dày.
Tốt cho gan: Uống nước mía có thể làm mát dạ dày và giảm bệnh vàng da. Ngoài ra, nước mía còn điều chỉnh nồng độ bilirubin trong gan, giảm áp lực và tăng cường chức năng của gan.
Tăng cường chức năng thận: Nước mía có đặc tính lợi tiểu, làm sạch và thông đường tiết niệu. Uống nước mía có thể giảm cảm giác nóng rát liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ngoài ra, mía chứa canxi, magie và sắt tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn.
Tuy nhiên, các tác dụng trên cần được nghiên cứu nhiều hơn để có các bằng chứng rõ ràng.
Mía là loại cây được trồng ở nhiều nước trên thế giới, dùng sản
xuất đường. Ảnh: Farm & family
Cảnh báo
Mía có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng bạn cũng không nên dùng quá nhiều. Theo Webmd, cũng như các loại đường bổ sung khác, tiêu thụ mía quá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Theo một nghiên cứu công bố trên JAMA, những người nhận trung bình 20% lượng calo mỗi ngày từ đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 38% so với những người nhận 8% calo từ đường.
Chế độ ăn nhiều đường cũng có liên quan đến nguy cơ bị huyết áp cao, bệnh tiểu đường, mức cholesterol cao, gan nhiễm mỡ và tăng cân.
Ngoài ra, không có thông tin về việc sử dụng mía an toàn với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Do đó, thai phụ nên tránh ăn mía hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các mối nguy hiểm.
Theo Vietnamnet
Bạn đang xem: Nước mía bổ dưỡng nhưng uống hằng ngày lại gây hại
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Bán đầy chợ Việt với giá “rẻ như cho”, loại rau này lại bổ dưỡng ngang nhân sâm
- Người mẹ nghi con bất thường giới tính khi kiểm tra 'vùng kín'
- Không dám gần người yêu vì hôi miệng
- Lót giấy bạc trong nồi chiên không dầu có an toàn?
- Ai không nên ăn ngải cứu?
- Hai loại nước dù khát đến mấy cũng không nên uống trước khi đi ngủ