Những câu đố vui cho trẻ mầm non, tiểu học hay nhất (có đáp án)
Với độ tuổi mầm non, tiểu học, đố vui là một trò giải trí giúp có có hứng thú hơn với việc làm quen các đồ vật, con vật. Mời bạn tham khảo bài viết này để "bỏ túi" những câu đố vui hay nhất cho bé nhà mình nhé!
Xem nhanh
1Những câu đố vui cho các bé mầm non hay và ý nghĩa nhất
Các bé mầm non đã bắt đầu nhận diện các đồ vật, con vật, vì vậy hãy sử dụng những câu đố vui giúp bé vừa giải trí vừa rèn luyện trí não ngay từ nhỏ bạn nhé!
Câu đố cho bé 3 tuổi
Câu 1. Con gì cổ dài
Ăn lá trên cao
Da lốm đốm sao
Sống trên đồng cỏ?
Đáp án: Con hươu cao cổ.
Câu 2. Con gì chân ngắn
Mà lại có màng
Mỏ bẹt màu vàng
Hay kêu cạp cạp?
Đáp án: Con vịt.
Câu 3. Cái mỏ xinh xinh
Hai chân tí xíu
Lông vàng mát dịu
“Chiếp! Chiếp!” suốt ngày. Là con gì?
Đáp án: Con gà con.
Câu 4. Thường nằm đầu hè
Giữ cho nhà chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng
Là con gì?
Đáp án: Con chó.
Câu 5. Bốn cột tứ trụ
Người ngự lên trên
Gươm bạc hai bên
Chầu vua thượng đế
Là con gì?
Đáp án: Con voi.
Câu 6. Con gì kêu "Vít! Vít!"
Theo mẹ ra bờ ao
Chẳng khác mẹ tí nào
Cũng lạch bà, lạch bạch.
Đáp án: Con vịt con.
Câu 7. Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt
Có tài chạy nhanh
Là con gì?
Đáp án: Con thỏ.
Câu 8. Con gì quang quác
Cục tác cục te
Đẻ trứng tròn xoe
Gọi người đến lấy.
Đáp án: Con gà mái.
Câu 9. Con gì ăn cỏ
Đầu có 2 sừng
Lỗ mũi buộc thừng
Kéo cày rất giỏi.
Đáp án: Con trâu.
Câu 10. Chỉ ăn cỏ non
Uống nguồn nước sạch
Mà tôi tặng bạn
Rất nhiều sữa tươi.
Đáp án: Con bò sữa.
Câu đố cho bé 4 tuổi
Câu 1. Da cóc mà bọc trứng gà
Bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn
Là quả gì?
Đáp án: Quả mít.
Câu 2. Cây gì tích tịch tình tang
Hòa theo tiếng hát rộn vang cả nhà?
Đáp án: Cây đàn.
Câu 3. Quả gì nhiều mắt
Khi chín nứt ra
Ruột trắng nõn nà
Hạt đen nhanh nhánh.
Đáp án: Quả na.
Câu 4. Cây gì nhỏ nhỏ
Hạt nó nuôi người
Chín vàng nơi nơi
Dân làng đi hái.
Đáp án: Cây lúa.
Câu 5. Ruột chấm vừng đen
Ăn vào mà xem
Vừa bổ vừa mát
Là quả gì?
Đáp án: Quả thanh long.
Câu 6. Quả gì nho nhỏ
Chín đỏ như hoa
Tươi đẹp vườn nhà
Mà cay xè lưỡi?
Đáp án: Quả ớt.
Câu 7. Lấp la lấp lánh
Treo ở trên tường
Trước khi đến trường
Bé soi chải tóc
Là cái gì?
Đáp án: Cái gương.
Câu 8. Con gì kêu “be be”
Đầu có đôi sừng nhỏ
Thích ăn nhiều lá, cỏ
Mang sữa ngọt cho người.
Đáp án: Con dê.
Câu 9. Cổ cao cao, cẳng cao cao
Chân đen cánh trắng ra vào đồng xanh
Cảnh quê thêm đẹp bức tranh
Sao đành chịu tiếng ma lanh nhử mồi?
Là con gì?
Đáp án: Con cò.
Câu 10. Củ gì đo đỏ. Con thỏ thích ăn?
Đáp án: Củ cà rốt.
Câu đố cho bé 5 tuổi
Câu 1. Con gì luồn lách khắp nơi?
Gà mà sơ hở là xơi tức thì.
Đáp án: Con cáo.
Câu 2. Giữa lưng trời có vũng nước trong
Cá lòng tong lội không tới, con ong chẳng vào?
Đáp án: Trái dừa.
Câu 3. Ở nơi cao nhất trên đầu
Chẳng đen như tóc, lại màu đỏ tươi
Lúc khỏe đẹp như mặt trời
Đến khi đau yếu màu tươi xám dần.
Đáp án: Mào con gà trống.
Câu 4. Con gì bơi lượn giỏi nhanh?
Con gì đi dọc lại thành đi ngang?
Con gì khiêu vũ giỏi giang?
Con gì đi, đứng, nằm hang cứ ngồi?
Đáp án: Con cá, con cua, con công, con cóc.
Câu 5. Mình bằng hạt gạo
Mỏ bằng hạt kê
Hỏi đi đâu về?
Đi làm thợ mộc.
Đáp án: Con mọt.
Câu 6. Cái gì trong trắng ngoài xanh
Trồng đậu trồng hành rồi thả heo vô?
Đáp án: Bánh chưng.
Câu 7. Cái gì đánh cha, đánh má, đánh anh, đánh chị, đánh em?
Đáp án: Bàn chải đánh răng.
Câu 8. Con gì ăn lửa với nước than?
Đáp án: Con tàu.
Câu 9. Con gì chở được miếng gỗ lớn nhưng không chở được hòn sỏi?
Đáp án: Con sông.
Câu 10. Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao. Đào chẳng thấy, lấy chẳng được?
Đáp án: Mặt trăng.
2Câu đố dành cho học sinh tiểu học hay, bổ ích
Giải đố là trò chơi mà các bé vô cùng yêu thích và hứng thú, vì thế hãy tận dụng những câu đố vừa ngộ nghĩnh vừa hữu ích này để bé rèn luyện tư duy bạn nhé!
Những câu đố về chữ, từ
Câu 1. Dáng hình cong cong
Giống như cái vòng
Tròn tròn xinh xắn
Sao bé thích lắm
Nào cùng nhau đoán
Chữ cái gì nào?
Đáp án: Chữ o.
Câu 2. Chúng tôi là những chị em
Đều như những trái bóng tròn xinh xinh
Chị tôi đội mũ trên đầu
Em trai rất thích bộ râu của mình. Là chữ gì?
Đáp án: Chữ o, ô, ơ.
Câu 3. Nét thẳng bé thấy đầu tiên.
Móc xuôi thấy tiếp sẽ ra chữ gì?
Đáp án: Chữ n.
Câu 4. Một nét thẳng đứng nghiêm chào.
Trên thêm dấu chấm, cháu nào nói ngay!
Đáp án: Chữ i.
Câu 5. Nét tròn em đọc chữ "o".
Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì?
Đáp án: Chữ c.
Câu 6. Nét móc ngược chính là tôi.
Phía phải nét thẳng đứng nghiêm muốn chào.
Đáp án: Chữ u.
Câu 7. Hình dáng trông giống chữ u
Nhưng tôi lại thích có thêm râu dài
Tên tôi nhõng nhẽo trong từ
”Ứ, ừ” em bé hay đòi mẹ cha
Đáp án: chữ “Ư”.
Câu 8. Ba anh cùng giống cái mình
Tròn xoe như trái trứng gà nhà ai?
Một anh đội mũ thật hay
Anh kia làm biếng cô thời thêm râu
Đáp án: Chữ “o”, “ô”, “ơ”.
Câu 9. Nét móc ngược chính là tôi
Phía phải nét thẳng đứng nghiêm muốn chào.
Đáp án: Chữ “T”.
Câu 10. Chữ “nờ” hai nét móc
Đứng liền kề cạnh nhau
Thêm một nét móc nữa
Đó chữ gì, nói mau?
Đáp án: Chữ “m”.
Câu đố về cuộc sống xung quanh
Câu 1. Bồng bềng từng đám nhẹ trôi
Lang thang bay khắp bầu trời quê ta.
Đáp án: Đám mây.
Câu 2. Cầu gì ko bắt qua sông
Không trèo qua suối, lại chồng lên mây
Hiện lên giữa bụi mưa bay
Bảy màu rực rỡ, bé đoán ngay cầu gì?
Đáp án: Cầu vồng.
Câu 3. Long lanh trên ngọn cỏ
Như những hạt kim cương
Mặt Trời vừa lên tỏ
Tan biến luôn thân hình
Là gì?
Đáp án: Giọt sương.
Câu 4. Sáng chiều gương mặt hiền hòa
Giữa trưa bộ mặt chói lòa gắt gay
Đi đằng Đông, về đằng Tây
Hôm nào vắng mặt trời mây tối mù
Đáp án: Mặt trời.
Câu 5. Cũng gọi là hạt
Không cầm được đâu
Làm nên ao sâu
Làm nên hồ rộng?
Đáp án: Giọt mưa.
Câu 6. Khi tròn, khi khuyết
Lúc tỏ, lúc mờ
Có chú cuội nhỏ
Ngồi gốc cây đa
Đáp án: Mặt trăng.
Câu 7. Lấp la lấp lánh
Treo tít trời cao
Đêm tối lung linh
Sáng ngày biến mất.
Đáp án: Sao.
Câu 8. Chẳng ai biết mặt ra sao
Chỉ nghe tiếng thét trên cao ầm ầm.
Đáp án: Sấm.
Câu 9. Mùa gì ấm áp
Mưa phùn nhẹ bay
Khắp chốn cỏ cây
đâm trồi nảy lộc ?
Đáp án: Mùa xuân.
Câu 10. Cây gì lá nhỏ
Quả nó xinh xinh
Vàng tươi trĩu cành
Bày trong ngày Tết
Đáp án: Cây quất.
Câu 11. Xã đông nhất là xã nào?
Đáp án: Xã hội.
Câu 12. Con đường dài nhất là đường nào?
Đáp án: Đường đời.
Câu 13. Quần rộng nhất là quần gì?
Đáp án: Quần đảo.
Câu 14. Bệnh gì bác sĩ bó tay?
Đáp án: Bệnh gãy tay.
Câu 15. Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con?
Đáp án: Rằm là 15, nghĩa là chết 15 con.
Câu 16. Nắng ba năm tôi không bỏ bạn, mưa 1 ngày sao bạn lại bỏ tôi là cái gì?
Đáp án: Đó là cái bóng của mình.
Câu 17. Trên nhấp dưới giật là đang làm gì?
Đáp án: Đó là đang câu cá.
Câu 18. Tại sao con chó không cắn được đuôi của mình?
Đáp án: Vì đuôi nó không đủ dài.
Câu 19. Bên trái đường có một căn nhà xanh, bên phải đường có một căn nhà đỏ. Vậy, nhà trắng ở đâu?
Đáp án: Ở Mỹ.
Câu 20. Trong 1 cuộc thi chạy, nếu bạn vượt qua người thứ 2 bạn sẽ đứng thứ mấy?
Đáp án: Thứ 2.
Những câu đố về con vật hay nhất
Câu 1. Con gì bốn vó
Ngực nở bụng thon
Rung rinh chiếc bờm
Phi nhanh như gió?
Đáp án: Con ngựa.
Câu 2. Tôi vốn rất hiền lành
Thường ăn lá, rau thôi
Bộ lông tôi dày, xốp
Làm thành len tặng người.
Đáp án: Con cừu.
Câu 3. Thân em nửa chuột nửa chim
Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay
Trời cho tai mắt giỏi thay
Tối đen tối mịt cứ bay vù vù?
Là con gì?
Đáp án: Con dơi.
Câu 4. Cổ cao cao, cẳng cao cao
Chân đen cánh trắng ra vào đồng xanh
Cảnh quê thêm đẹp bức tranh
Sao đành chịu tiếng ma lanh nhử mồi?
Là con gì?
Đáp án: Con cò.
Câu 5. Con gì ở dưới nước
Tính hài hước
Thích làm trò
Đâu phải lợn phì, ngủ kĩ, ăn no
Sao Trư Bát Giới đến thăm dò bà con?
Đáp án: Con cá heo.
Câu 6. Con gì bơi lượn giỏi nhanh?
Đáp án: Con cá.
Câu 7. Con gì đi dọc lại thành đi ngang?
Đáp án: Con cua.
Câu 8. Con gì khiêu vũ giỏi giang?
Đáp án: Con công.
Câu 9. Con gì đi, đứng, nằm hang cứ ngồi?
Đáp án: Con cóc.
Câu 10. Con gì cứ mải táp ruồi?
Đáp án: Con cóc hoặc con ếch.
Câu 11. Con gì nhỏ bé
Mà hát khỏe ghê
Suốt cả mùa hè
Râm ran hợp xướng.
Đáp án: Con ve sầu.
Câu 12. Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò
Đáp án: Con khỉ.
Những câu đố về đồ vật
Câu 1. Bốn chân đạp đất từ bi
Đã ăn chén sứ, ngại chi chén sành
Là gì?
Đáp án: Tủ đựng chén bát.
Câu 2. Vốn xưa ở đất sinh ra
Mà ai cũng gọi tôi là con quan
Dốc lòng việc nước lo toan
Đầy vơi cũng mặc thế gian ít nhiều
Là cái gì?
Đáp án: Cái ấm bằng đất nung.
Câu 3. Ở nhà bằng tựa bắp tay
Ra ngoài bành trướng to tày cái nia
Là cái gì?
Đáp án: Cái dù/cái ô.
Câu 4. Hai mẹ sinh ba chục con
Ở chung nhà mà còn sinh sự đánh nhau
Đánh nhau thì đánh trên đầu
Thiên hạ chạy tới coi lâu nó mòn
Là gì?
Đáp án: Cờ tướng.
Câu 5. Thân em xưa ở bụi tre.
Mùa đông xếp lại mùa hè mở ra.
Là cái gì?
Đáp án: Quạt giấy.
Câu 6. Cây khô một lá bốn năm cành
Đường đi khúc khuỷu nhọc tay anh
Gặp kẻ tiểu nhân buồn chẳng nói
Chờ người quân tử mới dương danh
Là cái gì?
Đáp án: Cây đàn.
Câu 7. Vài hàng cước trắng
Có cán cầm tay
Giúp bé hàng ngày
Đánh răng sạch bóng
Là cái gì ?
Đáp án: Bàn chải đánh răng.
Câu 8. Cầm chiếc cán bật lên
Nấm xòe hoa phía trên
Che trời mưa cho bé
Che cả đầu của mẹ
Cái gì thế, bé ơi ?
Đáp án: Chiếc ô.
Câu 9. Tôi thường làm bạn
Với em bé thôi
Khi ăn cầm tôi
Dễ hơn cầm đũa
Là cái gì ?
Đáp án: Thìa con.
Câu 10. Cái gì thường chắp thành đôi
Bé so mỗi bữa khi ngồi vào mâm ?
Đáp án: Đôi đũa.
Câu 11. Có răng mà chẳng có mồm
Giúp bé chải tóc sớm hôm đến trường
Là cái gì ?
Đáp án: Cái lược.
Câu 12. Dệt từ sợi bông
Mà lại có công
Giúp người rửa mặt
Đố biết là gì ?
Đáp án: Khăn mặt.
Câu 13. Cái gì bằng lá
Chóp nhọn, vành tròn
Người lớn, trẻ con
Nắng, mưa đều đội ?
Đáp án: Cái nón lá.
Câu 14. Đi đâu cũng phải có nhau
Một phải, một trái không bao giờ rời
Cả hai đều yêu người
Theo chân đi khắp mọi nơi xa, gần
Là gì ?
Đáp án: Đôi giày, đôi dép, đôi guốc.
Câu 15. Thân gầy trơ gọng
Hai mắt sáng ngời
Đọc báo, vá may
Nhiều người cần tới
Là cái gì ?
Đáp án: Cái kính.
Câu 16. Toàn thân vàng tựa kén tằm
Khi đứng xó xỉnh, khi nằm góc sân
Thế mà chịu khó chịu thương
Có tôi rác rưởi tìm đường chạy ngay
Là cái gì ?
Đáp án: Cái chổi rơm.
Câu 17. Cũng gọi là bánh
Nhưng chẳng để ăn
Để giặt áo quần
Cho thơm, cho sạch
Là gì ?
Đáp án: Bánh xà phòng.
Câu 18. Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ đầu vào bảng?
Đố là cái gì?
Đáp án: viên phấn.
Câu 19. Cày trên đồng ruộng trắng phau
Khát xuống uống nước giếng sâu đen ngòm.
Đố là cái gì?
Đáp án: cây bút mực.
Câu 20. Năm ông cùng ở một nhà
Tình huynh nghĩa đệ vào ra thuận hòa
Bốn ông tuổi đã lên ba
Một ông đã già mới lại lên hai.
Đố là cái gì?
Đáp án: 5 ngón tay.
Câu đố vui toán học hay cho bé
Câu 1. Viên tướng nọ muốn chọn một người lính thông minh nhất để đề bạt làm sĩ quan chỉ huy. Ông tập trung mọi người trong sân tập rồi nói:
- Ai có cách gì để lính gác cho ra khỏi sân đường hoàng, vui vẻ, sẽ được thăng chức.
Mọi người đang vắt óc ra suy nghĩ mà vẫn chưa tìm ra cách nào. Lúc này, một anh lính đến gần lính gác nói duy nhất một câu. Thế là lính gác liền cho anh ta ra ngoài.
Bạn thử đoán xem anh lính đã nói gì với người lính gác để được ra ngoài?
Đáp án: Đó là câu: “Thôi, mình chả tham gia nữa”. Thế là nghiễm nhiên anh ta được ra ngoài.
Câu 2. Thiện được nghỉ học, ở nhà rủ Vũ giải các bài toán xếp hình bằng que diêm. Sau vài câu khá dễ, Thiện chỉ một câu mới cho Vũ:
- Em xem, câu này cũng thú vị đấy chứ.
Vũ ghé mắt vào nhìn rồi đọc to:
- Hãy dùng 3 que diêm để xếp thành một số lớn hơn 3 nhưng nhỏ hơn 4.
Vũ loay hoay một lúc vẫn chưa tìm ra, đành nhờ anh giải giúp. Vậy Thiện đã làm thế nào nhỉ?
Đáp án: Bạn dùng 3 que để xếp thành số pi (3 <>
Câu 3. Lan đến nhà Thanh chơi gặp lúc mẹ Thanh đang chuẩn bị làm cỗ cúng rằm. Biết mẹ Thanh nấu ăn rất giỏi, nên Lan tò mò xuống bếp xem.
Lan thấy bác bày biện bao nhiêu là rau quả, thịt cá,… trên bàn, để chuẩn nấu nướng.
Lan chợt chú ý tới 5 chiếc bát thủy tinh đựng nước để trên cái bàn nhỏ.
Thấy Lan tỏ rõ sự tò mò, mẹ Thanh mỉm cười:
- Đây là 5 bát gia vị: rượu trắng, nước muối, dấm, nước đường, nước sôi. Chúng đều trong suốt, không màu và có thể uống được. Mỗi bát này, cháu chỉ được thử một lần duy nhất, thì liệu cháu có phân biệt được bát nào đựng gì được không?
Lan lúng túng quá, vì cô bé đã bao giờ phải vào bếp đâu. Bạn hãy giúp Lan với nhé!
Đáp án: Nói là “thử” thôi, chứ cần phải biết có những cách khác nhau, vì ta có 5 giác quan cơ mà.
- Đầu tiên, sờ tay tìm ra ngay bát nước sôi.
- Mũi ngửi sẽ giúp phát hiện ra dấm và rượu.
- Còn lại hai bát, thì… nếm nước trong một bát là biết ngay bát nào đựng nước muối, bát nào đựng nước đường.
Câu 4. Dì đem bé Bạch đến chơi nhà Vũ, cô bé chưa đầy 10 tháng tuổi. Mẹ bế bé Bạch khen:
- Bé Bạch nhà mình lớn nhanh thật, bây giờ chắc phải 9 cân rồi.
- Dì ơi, bé Bạch béo thế cơ à? – Vũ tròn mắt ngạc nhiên, vì lúc mới sinh bé Bạch vừa bé lại vừa gầy, làm cả nhà rất lo.
Vũ nhanh nhẹn lấy cân ra.
- Bé Bạch, ngoan nào, ngồi lên đây.
Vũ mang cân ra định cân bé Bạch nhưng chẳng dễ chút nào. Bé rất nghịch, toàn bò xuống. Dì cười nói:
- Vũ à, thế không cân em được đâu.
- Vậy dì có cách nào không?
- Đương nhiên rồi, cháu thử nghĩ xem.
Vũ ngồi im suy nghĩ.
Đố bạn Vũ sẽ làm thế nào để biết được trọng lượng của bé Bạch nhỉ?
Đáp án: Đầu tiên cho Vũ cân trước, cho Vũ bế bé Bạch cân lần hai. Sau đó trừ đi trọng lượng của Vũ là ra số cân của bé Bạch.
Câu 5. Một chàng thanh niên quý tộc vào cửa hàng bánh, yêu cầu:
– Hãy chuẩn bị cho ta 9 cái bánh, đựng vào 4 cái hộp bánh, mà mỗi hộp chỉ có đúng 3 cái bánh!
Ông chủ đang ngơ ngác thì chú bé Gauss – người sau này trở thành nhà toán học nổi tiếng người Đức – chạy ra đỡ lời ông chủ:
– Xin ngài cứ yên tâm, bánh sẽ được xếp theo đúng yêu cầu ngay đây ạ.
Vậy Gauss đã làm thế nào?
Đáp án: Cậu bé Gauss xếp 9 cái bánh vào 3 hộp bánh nhỏ. Xong đặt 3 hộp bánh đó vào một cái hộp to.
Câu 6. Nước Mỹ là thiên đường của những người dám mơ ước. Bao nhiêu triệu phú đã đi lên từ hai bàn tay trắng. Chỉ cần bạn chịu khó tìm tòi suy nghĩ, dám làm dám chịu thì không có gì là không thể làm được.
Nhà tư bản nọ rất giàu và cũng rất giỏi làm ăn. Ông ta đầu tư một phần vào địa ốc, và cứ mỗi tháng số tiền ấy lại sinh lãi gấp đôi. Sau một năm – 12 tháng, số tiền đã lên tới 100 triệu đôla. Vậy bạn xem vào lúc nào thì ông ta có số tiền là 50 triệu?
Đáp án: Tới tháng 12 thì ông ta có 100 triệu đôla. Cứ sau mỗi tháng số tiền lại sinh lãi gấp đôi, nên tới tháng 11 ông ta có số tiền vừa bằng một nửa số tiền thu được vào tháng thứ 12, tức là 50 triệu đôla.
Câu 7. Bé Minh năm nay vào lớp một. Mẹ đã dạy bé biết đọc, biết viết tất cả các chữ cái. Và mẹ còn mua cho bé một chiếc bảng tự xóa để bé học vẽ, và một bộ đồ chơi xếp chữ khá đẹp.
Chỉ còn thiếu một cái cặp và bộ quần áo đồng phục nữa thôi là bé sẽ ra dáng một cô “sinh viên” nhỏ. Mẹ hứa mai sẽ dẫn bé đi siêu thị mua cặp và quần áo nên phải dậy sớm.
Bé vặn đồng hồ báo thức đúng 8h và đồng hồ cũng kêu rất đúng giờ. Nhưng mẹ lại bảo như vậy là không được, vì bé thường đi ngủ vào lúc 7h. Theo bạn, tại sao mẹ bé Minh lại bảo như vậy?
Đáp án: Bé đi ngủ lúc 7h, 8h tối đồng hồ đã kêu nên bé mới ngủ được có 1 tiếng đồng hồ.
Câu 8. Trạm thuế của tên cướp khét tiếng quy định như sau:
- Nếu ai đem gia súc qua trạm thuế đều bị thu một nửa. Nếu số gia súc lẻ sẽ khấu thêm nửa con. Sau đó sẽ trả lại cho chủ 1 con.
Ba anh em nọ dắt 5 con dê qua trạm. Thấy quy định đó, người anh cả liền nghĩ ra một kế. Họ qua trạm rất dễ dàng, không mất một con dê nào.
Bạn có biết họ đã làm thế nào không?
Đáp án: Họ chia nhau mỗi người chỉ mang 1 hoặc 2 con dê. Như vậy sẽ không một con dê nào cả.
Câu 9. Một vị học giả may mắn được tham gia phi hành đoàn quốc tế đi tàu vũ trụ lên thám hiểm Mặt trăng.
Trên tàu vũ trụ, khi nó bay trên quỹ đạo quanh Trái đất, càng lúc càng xa (lúc đi) hay mỗi khi một gần hơn (khi về), ông đã dùng bút máy ghi lại được các hiện tượng thiên văn kỳ thú như bề mặt Trái đất, màu sắc của địa cầu…
Theo bạn, có thể xảy ra khả năng đó không?
Đáp án: Chắc chắn là vị học giả đó được chiêm ngưỡng nhiều hiện tượng thiên nhiên thú vị nhưng ông ta không thể dùng bút máy để mô tả lại vì trên tàu vũ trụ, mọi vật đều ở trạng thái không trọng lượng nên mực bút máy không thể chảy ra được.
Câu 10. Bố Nam năm nay 45 tuổi, Nam 15 tuổi. Suy ra bố Nam gấp 3 lần tuổi Nam.
Nhưng hôm trước Thanh lại đố Nam:
- Đố cậu tìm thấy một trường hợp mà ở cùng nhà, người nọ lại gấp 720 lần tuổi người kia.
Đáp án: Bố Nam gấp 3 lần tuổi Nam là tính theo năm. Đó gọi là năm tuổi. Song, trong thực tế, không chỉ có năm tuổi. Ở trường hợp sau, chỉ còn cách tính sự chênh lệch tuổi theo tháng. Đó là tháng tuổi. Ông 60 tuổi, cháu mới sinh ra được tròn 1 tháng. Vì 60 năm = 720 tháng, do vậy ông gấp 720 lần tuổi cháu.
Bài viết đã gợi ý cho bạn những câu đố vui cho trẻ mầm non, tiểu học hay nhất, chúc bé nhà bạn giải đố vui vẻ!
Bạn đang xem: Những câu đố vui cho trẻ mầm non, tiểu học hay nhất (có đáp án)
Chuyên mục: Giải trí
Các bài liên quan
- 40+ câu đố bằng thơ thú vị dành cho học sinh tiểu học
- Những câu đố về hoa hay và thú vị nhất kèm đáp án
- Những câu đố vui ngày 20/11 có đáp án hay và ý nghĩa nhất
- 20 câu đố hình ảnh rắc rối thử tài độ tinh mắt của bạn
- 50 câu đố "đo" khả năng suy luận logic thách thức tư duy của bạn
- Tổng hợp 500+ câu đố trong Nhanh như chớp hay và thú vị nhất