Những câu đố về ngày Tết hay và ý nghĩa kèm đáp án
Những câu đố vui ngày Tết không chỉ giúp rèn luyện trí não mà còn là cách giúp bạn và mọi người tìm hiểu rõ hơn về ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Sau đây chúng tôi gửi đến bạn danh sách những câu đố vui ngày Tết hay kèm đáp án mà bạn có thể sử dụng trong dịp Tết này nhé!
Những câu đố vui ngày Tết không chỉ giúp rèn luyện trí não mà còn là cách giúp bạn và mọi người tìm hiểu rõ hơn về ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Sau đây Điện máy XANH gửi đến bạn danh sách những câu đố vui ngày Tết hay kèm đáp án mà bạn có thể sử dụng trong dịp Tết này nhé!
1Những câu đố về ngày Tết hay nhất cho mọi người
Câu đố vui về Tết sau đây không chỉ giúp bạn có được những giây phút thư giãn, xua tan đi những mệt mỏi, căng thẳng mà còn mang tới những hiểu biết về ngày Tết đấy.
Câu số 1: Tên ba vị thần tượng trưng cho sự giàu sang, hạnh phúc và sức khỏe?
Đáp án: Ông Phúc, Lộc, Thọ.
Câu số 2: Hoa tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc?
Đáp án: Hoa đào.
Câu số 3: Vị khách đầu tiên đến nhà chúc Tết được gọi là gì?
Đáp án: Người xông nhà (người xông đất).
Câu số 4: Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì?
Đáp án: Tết âm lịch (Tết ta).
Câu số 5: Cái gì khiến hầu hết mọi người đều xem vào đêm giao thừa?
Đáp án: Pháo hoa.
Câu số 6: Trái gì xanh vỏ đỏ lòng?
Đáp án: Dưa hấu.
Câu số 7: Ngày Tết các thầy đồ thường làm gì?
Đáp án: Viết câu đối.
Câu số 8: Loại cây đặc trưng cho ngày Tết, không hoa, không trái mà ma quỷ rất sợ?
Đáp án: Cây nêu.
Câu số 9: Khoảnh khắc chuyển tiếp từ năm này sang năm khác gọi là gì?
Đáp án: Giao thừa.
Câu số 10: Tên của một mâm trái cây có 3 thứ quả không thể thiếu của các gia đình trong dịp Tết nói lên ước mong khiêm nhường không cầu kỳ cao sang lắm?
Đáp án: Mãng cầu, dừa, đu đủ.
Câu số 11: Sau khi chúc Tết các em nhỏ sẽ nhận được gì?
Đáp án: Lì xì.
Câu số 12: Hãy cho biết trong 12 con giáp thì con gì nổi tiếng nhờ phụ nữ?
Đáp án: Con dê.
Câu số 13: Nghi lễ diễn ra vào 23 tháng chạp âm lịch gọi là gì?
Đáp án: Cúng đưa ông Táo về trời.
Câu số 14: Bánh chưng làm bằng gạo gì?
Đáp án: Gạo nếp.
Câu số 15: Sau khi ăn Tết, hai người cha và 2 người con cùng đi săn, mỗi người săn được một con. Nhưng tổng số vịt là 3 con. Tại sao?
Đáp án: 2 người cha và 2 người con là ông - bố và con. Chỉ có 3 người nên chỉ bắn 3 con vịt.
Câu số 16: Bánh chưng hình gì, tượng trưng cho cái gì?
Đáp án: Bánh chưng hình vuông và tượng trưng cho đất.
Câu số 17: Đây là hoạt động truyền thống mang lại sự may mắn của 2 con vật truyền thuyết biểu tượng của mùa xuân do các vũ công điều khiển.
Đáp án: Múa lân.
Câu số 18: Bánh trời, bánh đất là gì?
Đáp án: Bánh chưng, bánh giầy.
Câu số 19: Đây là một nghi lễ phong tục mà khi gặp nhau vào các ngày thường thực hiện và chào hỏi nhau.
Đáp án: Chúc Tết.
Câu số 20: Có nửa chai rượu, miệng nút chai bằng nút mềm. Không đạp chai rượu, không lấy nút, không khoan lỗ. Làm sao uống được.
Đáp án: Đẩy nút chai vào trong.
Câu số 21: Mâm ngũ quả cúng ngày Tết của miền Nam là những trái nào?
Đáp án: Cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung.
Câu số 22: Ông Táo khi cưỡi cá chép bay về trời thì có đưa bà Táo đi chung không?
Đáp án: Cả 3 người cùng về trời.
Câu số 23: Vào ngày Tết mọi người cùng ăn gì?
Đáp án: Ăn Tết.
Câu số 24: Nước nào trên thế giới không có giao thừa: Việt Nam, Hàn Quốc hay Ấn Độ?
Đáp án: Nước nào cũng có giao thừa.
Câu số 25: Tóp mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Câu này sai ở điểm nào?
Đáp án: Thịt mỡ không phải tóp mỡ.
Câu số 26: Ông nội đi chợ hoa xuân nhìn thấy trên cây có 1000 con chim, ông nội dùng cái gì để có thể tóm toàn bộ?
Đáp án: Lấy máy ảnh chụp ảnh.
Câu số 27: Bé Mai có thể biến toàn bộ cây xanh trong Hội Hoa Mai biến mất chỉ trong nháy mắt. Bé Mai đã làm gì?
Đáp án: Bé Mai đi ra khỏi Hội Hoa Xuân.
Câu số 28: Trong 12 tháng thì tháng nào mình được ngủ ít nhất?
Đáp án: Tháng 2 vì tháng 2 có 28 ngày ít nhất trong các tháng của năm.
Câu số 29: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngựa, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi điểm nào sai trong câu trên?
Đáp án: Ngựa là Ngọ.
Câu số 30: Theo truyền thuyết dân gian, Nhà Táo có 2 ông 1 bà hay 2 bà 1 ông hay 2 ông 2 bà?
Đáp án: 2 ông 1 bà.
Câu số 31: Ở đâu không có Tết: Vũng Tàu, Đắk Lắk hay Đà Lạt?
Đáp án: Cả ba nơi đều có Tết.
Câu số 32: Vạn sự như ý - Vạn sự khởi đầu nan - Vạn Hạnh Mall. Đâu là câu chúc Tết?
Đáp án: Vạn sự như ý.
Câu số 33: Theo truyền thuyết dân gian, Ông Táo về trời bằng máy bay, tàu lượn siêu tốc hay phi thuyền?
Đáp án: Cá chép.
Câu số 34: Người ta dùng bút gì để viết thiệp chúc mừng năm mới: Bút bi, bút long hay bút chì?
Đáp án: Cả 3 bút đều có thể viết.
Câu số 35: Chúc mừng năm mới trong tiếng anh gọi là “Happy birthday”,”Happy ending” hay “Happy Polla”?
Đáp án: Không có trong 3 từ trên mà là “Happy new year”.
Câu số 36: Bánh chưng, bánh giầy, bánh gai bánh nào người ta hay ăn trong dịp Tết?
Đáp án: Bánh chưng, bánh giầy.
Câu số 37: Người Việt Nam có Tết Tây vậy người Tây có Tết Ta hay không?
Đáp án: Không.
Câu số 38: Người Việt Nam ở bên Tây có ăn Tết Ta hay không?
Đáp án: Có.
Câu số 39: Bánh chưng, bánh giầy bánh nào tượng trưng cho đất?
Đáp án: Bánh chưng.
Câu số 40: Bánh chưng, bánh giầy bánh nào tượng trưng cho trời?
Đáp án: Bánh giầy.
Câu số 41: Bánh giầy được làm bằng gạo gì?
Đáp án: Gạo nếp.
Câu số 42: Năm 2021 là năm con gì?
Đáp án: Con trâu.
Câu số 43: Bánh chưng hình gì, tượng trưng cho cái gì?
Đáp án: Bánh chưng hình vuông và tượng trưng cho đất.
Câu số 44: Bánh giầy hình gì, tượng trưng cho cái gì?
Đáp án: Bánh giầy hình tròn và tượng trưng cho trời.
Câu số 45: Mẹ của Thủy có 4 người con, bà muốn viết tên lên các bao lì xì để tặng cho từng người. Người thứ nhất tên là Đại Bảo, người thứ hai là Nhị Bảo, người thứ 3 là Tam Bảo. Vậy người còn lại tên gì?
Đáp án: Người còn lại tên Thủy.
Câu số 46: Một người muốn gởi 1 khúc gỗ quý dài 1m cho 1 người bạn bằng cách gửi nhờ 1 chuyến xe. Thế nhưng chiếc xe nhỏ và ngày Tết đông khách, chủ xe chỉ bằng lòng nhận gói đồ không dài hoặc rộng quá 50cm. Theo bạn người ấy phải làm cách nào?
Đáp án: Dựng đứng khúc gỗ lên.
Câu số 47: Tết Nguyên Đán được tính theo lịch dương hay lịch âm?
Đáp án: Lịch âm.
Câu số 48: Dân ta dùng bánh dầy và bánh chưng để làm gì?
Đáp án: Để cúng tổ tiên vào ngày Tết.
Câu số 49: Câu chuyện bánh chưng bánh dầy xảy ra vào đời vua Hùng thứ mấy?
Đáp án: Vào thời Hùng Vương thứ 6.
Câu số 50: Tại sao dân ta dùng bánh dầy và bánh chưng để cúng tổ tiên?
Đáp án: Để ví công lao tổ tiên to lớn như Trời và Đất.
Câu số 51: Cho biết hai nhân vật chính trong câu chuyện bánh chưng bánh dầy?
Đáp án: Hoàng tử Tiết Liêu và vua Hùng.
Câu số 52: Bánh chưng, bánh giầy được gói bằng lá gì?
Đáp án: Lá chuối.
Câu số 53: Vào ngày mồng 1 Tết, dân ta thường kiêng làm gì?
Đáp án: Kiêng quét nhà, dọn dẹp.
Câu số 54: Là quả mới thật lạ, nhưng mà thích được bay, khi nào bắn cao vút, tỏa sáng lòa trời mây. Là gì?
Đáp án: Pháo hoa.
Câu số 55: Tại sao trước Tết, người Việt lại dọn dẹp nhà cửa?
Đáp án: Dọn dẹp nhà cửa để dọn sạch những xui xẻo, rắc rối của năm cũ và có không gian thoáng đãng cho những niềm vui, may mắn đến vào năm mới.
Câu số 56: Tại sao cúng ông Táo lại có cá chép?
Đáp án: Cá chép là phương tiện cho ông Táo về trời và bày tỏ mong muốn gia đình mình trong năm mới cũng sẽ “cá chép hóa rồng”, phát triển thuận lợi.
Câu số 57: Tại sao thường có múa lân vào dịp Tết?
Đáp án: Để xua đuổi những điều xui xẻo, giúp may mắn đến, làm ăn suôn sẻ.
Câu số 58: Tại sao phải mừng tuổi, lì xì đầu năm?
Đáp án: Mục đích của việc lì xì là lời chúc may mắn. Mỗi bao lì xì là một lời chúc tốt lành của người cho, mong muốn các người nhận khỏe mạnh, không bệnh tật trong suốt một năm.
Câu số 59: Tại sao người ta thường nuôi heo đất sau Tết?
Đáp án: Ý nghĩa sâu xa của việc này là mong muốn giáo dục các đứa trẻ biết cách tiêu xài tiền hiệu quả, không phung phí.
Câu số 60: Bánh chưng thường có nhân gì?
Đáp án: Thịt và đậu xanh.
2Câu đố vui ngày Tết cho bé có đáp án
Không chỉ là những đố mẹo Tết cho người lớn mà cả trẻ em cũng có rất nhiều câu đố vui hay. Những câu trả lời hồn nhiên, dễ thương của các bé sẽ khiến cho không khí gia đình vô cùng rộn ràng trong ngày Tết.
Câu số 1: Bánh chưng, bánh giầy bánh nào tượng trưng cho đất?
Đáp án: Bánh chưng.
Câu số 2: Lá dứa, lá dừa, lá dong lá nào dung để gói bánh chưng?
Đáp án: Lá dong.
Câu số 3: Tết năm nay, bé Xuân 9 tuổi, anh trai bé Xuân 12 tuổi. Hỏi 5 năm sau anh trai bé Xuân sẽ hơn bé Xuân mấy tuổi?
Đáp án: 3 tuổi.
Câu số 4: Bánh Chưng Bánh Tét, Bánh Chưng Bánh Giò đâu là tên của sự tích dân gian Việt Nam?
Đáp án: Không có cái nào, đó là Bánh Chưng Bánh Giầy.
Câu số 5: Muốn ăn bánh chưng thì sẽ ăn vào ngày Tết hay là Noel?
Đáp án: Ngày Tết truyền thống, hoặc ăn vào ngày Noel hay ngày bình thường khác cũng được.
Câu số 6: Nhà bé Mai có 2 chị em. Ngày Tết bé Mai phụ mẹ gói bánh chưng. Hỏi anh bé Mai đang làm gì?
Đáp án: Không có anh bé Mai.
Câu số 7: Làm thế nào để bỏ 8 cái bánh chưng vào trong 5 cái túi, mà số bánh chưng trong mỗi túi đều phải là số chẵn?
Đáp án: Cắt 8 cái bánh chưng ra, mỗi cái cắt thành 5 phần bằng nhau và cho vào mỗi túi. Kết quả thu về vẫn là con số chẵn.
Câu số 8: Xông hơi, xông pha, xông đất, tăng xông cái nào là tên gọi của 1 phong tục ngày Tết?
Đáp án: Xông đất.
Câu số 9: Người xông đất là người xông vô nhà mình, nhảy vô nhà mình hay là lẻn vô nhà mình sau thời khắc giao thừa?
Đáp án: Bước vô nhà mình đầu tiên.
Câu số 10: Hầu hết mọi người đều xem vào đêm giao thừa. Là cái gì ?
Đáp án: Pháo hoa.
Câu số 11: Vào ngày Tết, trẻ em được nhận gì?
Đáp án: Nhận lì xì.
Câu số 12: Vào ngày Tết, mọi người thường đi đâu để cầu chúc sức khỏe, may mắn?
Đáp án: Đi chùa.
Câu số 13: Trước Tết, người Việt tổ chức một bữa tiệc gọi là gì?
Đáp án: Tiệc tất niên.
Câu số 14: Ở miền Nam, người Việt thường mua hoa gì để trang trí nhà dịp Tết?
Đáp án: Hoa mai.
Câu số 15: Công việc mà các thầy đồ thường làm vào ngày Tết?
Đáp án: Viết chữ, câu đối ngày Tết.
Câu số 16: Tại sao quét nhà trong dịp Tết là điều kiêng kỵ?
Đáp án: Vì mọi người quan niệm rằng đấy là quét đi may mắn.
Câu số 17: Ở miền Bắc, lẵng trái cây trang trí cho dịp Tết gồm có gì?
Đáp án: Gồm có chuối, đào, quýt, bưởi và hồng.
Câu số 18: Trong ngày đầu năm, trẻ em thường làm gì?
Đáp án: Trẻ em mặc quần áo mới và chúc Tết người lớn trước khi nhận tiền lì xì.
Câu số 19: Tết Nguyên đán còn có tên gọi khác là gì?
Đáp án: Tết Âm lịch.
Câu số 20: Con gì tới 12 giờ khuya thì có lúc thay đổi kích thước từ nhỏ qua to hoặc từ to qua nhỏ?
Đáp án: Con giáp.
Trên đây là bài viết tổng hợp những câu đố về ngày Tết hay và ý nghĩa kèm đáp án hay nhất để bạn tham khảo.
Bạn đang xem: Những câu đố về ngày Tết hay và ý nghĩa kèm đáp án
Chuyên mục: Giải trí
Các bài liên quan
- Top 4 những cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam giữ sứ mệnh World Cup
- Top 12 những cầu thủ bóng đá đẹp trai nhất được giới trẻ mê mẩn năm 2019
- 40+ câu đố bằng thơ thú vị dành cho học sinh tiểu học
- Những câu đố về hoa hay và thú vị nhất kèm đáp án
- 100+ câu đố về quả, trái cây hay nhất kèm đáp án
- Tổng hợp 500+ câu đố trong Nhanh như chớp hay và thú vị nhất