Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ có nguy hiểm không, cách xử lý thế nào?

Nhiệt kế thuỷ ngân là một trong những thiết bị y tế thông dụng trong gia đình. Trong quá trình sử dụng nhiệt kế, nhiều người vô tình đánh rơi vỡ và khiến thuỷ ngân bên trong chảy ra ngoài. Vậy thuỷ ngân có độc không? Làm sao để xử lý nhiệt kế thuỷ ngân vỡ? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Nhiệt kế thuỷ ngân là một trong những thiết bị y tế thông dụng trong gia đình. Trong quá trình sử dụng nhiệt kế, nhiều người vô tình đánh rơi vỡ và khiến thuỷ ngân bên trong chảy ra ngoài. Vậy thuỷ ngân có độc không? Làm sao để xử lý nhiệt kế thuỷ ngân vỡ? Cùng Điện máy XANH tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1Thuỷ ngân trong nhiệt kế có độc không? Có nguy hiểm không?

Thông thường, thủy ngân trong nhiệt kế được sử dụng là loại thủy ngân nguyên chất rất độc hại. Tuy nhiên, nếu vô tình nuốt phải thuỷ ngân bạn cũng đừng quá lo lắng bởi thuỷ ngân nguyên chất hấp thu rất kém qua da cũng như đường tiêu hóa và có thể được đào thải ra ngoài cơ thể (khoảng 0.01% qua ruột khỏe mạnh). 

Thuỷ ngân trong nhiệt kế có độc không? Có nguy hiểm không?

Nhiễm độc thủy ngân chỉ nguy hiểm khi người nuốt đang mắc các bệnh đường tiêu hóa như thủng ruột, lúc này thủy ngân sẽ được hấp thu với lượng nhiều vào máu và có thể gây ngộ độc cấp tính.

Tuy không nguy hiểm khi vô tình nuốt thuỷ ngân nhưng sẽ rất độc nếu hít trực tiếp, đặc biệt là trẻ em. Khi nhiệt kế thuỷ ngân vỡ sẽ làm thuỷ ngân phát tán ra không khí.

Ngộ độc thuỷ ngân

Lúc này khi trẻ hít vào, thủy ngân sẽ qua màng phế nang vào máu đến các cơ quan chức năng như thận, gan lách, hệ thần kinh trung ương gây viêm phổi nặng, mất trí nhớ, lơ mơ, co giật, nôn ói, viêm ruột. Trong một số trường hợp tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn có thể gây ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

2Hàm lượng thuỷ ngân trong nhiệt kế

Thủy ngân là một kim loại ở dạng lỏng, màu trắng bạc, không mùi, bay hơi chậm ở nhiệt độ phòng (25 độ C). Một cây nhiệt kế thủy ngân chỉ chứa hàm lượng thủy ngân khoảng 0.61 grams (theo EPA). Thủy ngân ở dạng khí bay hơi rất độc đối với cơ thể người.

Hàm lượng thuỷ ngân trong nhiệt kế

Ngưỡng gây độc cho cơ thể > 4-5 Micromol/L hoặc > 1.6 Microgram/kg/ngày (theo FAO/WHO Joint Expert Committee on Food Additives)

Người ngộ độc thuỷ ngân sẽ có cảm giác mùi kim loại trong miệng. Tiếp đến đầu sẽ đau dữ dội kèm theo các triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, lợm giọng, đau mỏi toàn thân và lạnh bụng.

Dấu hiệu ngộ độc thuỷ ngân

Do hơi thủy ngân kích thích đường hô hấp nên có các triệu chứng ho, ho có đờm, khó thở, da tím tái. Ở khoang miệng, lợi răng sưng đỏ, niêm mạc vỡ và xuất huyết. Hơi thủy ngân xâm nhập qua da gây viêm da dị ứng, mẩn ngứa, thường gặp ở vùng mặt, cổ nách, đùi. Một số bệnh nhân bị mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, tâm trạng thất thường.

3Cách xử lý nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ

Khi bạn vô tình làm vỡ nhiệt kế, thuỷ ngân bên trong nhiệt kế sẽ chảy ra ngoài. Lúc này thuỷ ngân sẽ ở dạng những hạt hình tròn. Để tránh bị ngộ độc thuỷ ngân, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ và người thân ra khu vực an toàn. Sau đó để bảo đảm sức khoẻ, bạn cần thay quần áo cũ, đeo găng tay cao su, khẩu trang y tế và bắt đầu thu dọn thủy ngân.

Cách xử lý nhiệt kế thuỷ ngân vỡ

  • Dùng que bông ướt hoặc giấy mỏng thu gom thủy ngân lại, cho các hạt thủy ngân vào lọ thủy tinh bịt kín. Động tác khi thu gom thủy ngân phải hết sức nhẹ nhàng để tránh các hạt thủy ngân phân li thành các hạt nhỏ hơn, gây khó khăn cho việc thu dọn.
  • Nếu có thể nên rắc một ít bột lưu huỳnh vì lưu huỳnh phản ứng với thủy ngân tạo thành hợp chất khó bốc hơi hơn. Nếu không có lưu huỳnh có thể thay bằng lòng đỏ trứng gà, cũng mang lại hiệu quả tương tự.
  • Thu dọn xong phải mở hết cửa để khu vực thông thoáng trong vài giờ, sau đó mới có thể vào sinh hoạt như bình thường.
  • Sau khi thu hồi thủy ngân, lọ thủy tinh chứa thủy ngân phải được bịt kín, bọc nhiều lớp ni-lon, dán băng dính và ghi chú rõ bằng nhãn ở bên ngoài rồi mới để trong thùng rác phân loại. Tuyệt đối không được đổ thủy ngân đã thu dọn xuống các cống rãnh vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
  • Quần áo đã dính thủy ngân nên loại bỏ, nếu muốn sử dụng trở lại phải giặt thật kỹ. Nên ngâm trong nước lạnh 30 phút, sau đó ngâm 30 phút trong nước xà phòng nhiệt độ 70-80 độ, ngâm thêm 20 phút trong nước có nhiệt độ cao đã pha 1 ít chất tẩy, sau đó giặt sạch với nước lạnh và đem phơi khô, mới mặc được.
  • Đưa trẻ đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân hoặc nuốt phải thủy ngân.

4Lưu ý để khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân tránh vỡ

Để tránh gây vỡ nhiệt kế thuỷ ngân, sau khi sử dụng nhiệt kế xong bạn nên cất giữ nhiệt kế ở vị trí an toàn, tránh xa tầm với của trẻ, không cho trẻ ngậm nhiệt kế. Đặt nhiệt kế vào hộp hoặc túi bông vải để tránh va đập làm vỡ nhiệt kế.

Lưu ý để khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân tránh vỡ

Nếu bạn có điều kiện, tốt nhất hãy chuyển sang sử dụng nhiệt kế điện tử để tránh trường hợp ngộ độc thuỷ ngân do nhiệt kế thuỷ ngân vỡ gây ra. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nhiệt kế điện tử với mức giá vô cùng đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu người sử dụng. 

Trên đây là thông tin sẽ giúp bạn an tâm hơn trong việc xử lý nhiệt kế thuỷ ngân vỡ. Mọi thắc mắc hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!

 

Bạn đang xem: Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ có nguy hiểm không, cách xử lý thế nào?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết