Cách đọc nhiệt kế thủy ngân và vị trí đo để có kết quả chính xác nhất
Nhiệt kế thủy ngân là thiết bị chăm sóc sức khỏe phổ biến giúp kiểm tra nhiệt độ cơ thể nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý cách đo và vị trí đo nhiệt kế thủy ngân để sử dụng một cách an toàn cho kết quả chính xác!
Nhiệt kế thủy ngân là thiết bị chăm sóc sức khỏe phổ biến giúp kiểm tra nhiệt độ cơ thể nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý cách đo và vị trí đo nhiệt kế thủy ngân để sử dụng một cách an toàn cho kết quả chính xác!
Xem nhanh
1Cách đọc nhiệt kế thủy ngân
Trước khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, cần phải lau sạch để đảm bảo nhiệt kế không bị nhiễm trùng. Nên dùng một miếng bông gòn, thấm cồn và lau sạch đầu nhiệt kế, tức là vùng kim loại sẽ tiếp xúc với cơ thể khi đo.
Để có được chỉ số nhiệt độ chính xác, cần thực hiện đúng cách đo nhiệt kế thủy ngân và tuân theo các bước sau:
Bước 1: Cầm chắc đuôi nhiệt kế, dùng lực cổ tay vẩy mạnh nhiệt kế cho xuống dưới mức 35 độ C.
Bước 2: Cho nhiệt kế thủy ngân vào vị trí đo và giữ nguyên nhiệt kế thủy ngân ở vị trí đó ít nhất từ 5-7 phút.
Bước 3: Rút và đọc kết quả hiển thị trên nhiệt kế.
Sau khi sử dụng xong nhiệt kế, cần dùng một chiếc khăn sạch để lau sạch đầu của nhiệt kế. Nếu cẩn thận hơn bạn nên nhúng khăn qua cồn và vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế rồi mới đặt nhiệt kế trở lại hộp bảo quản.
2Các vị trí đo để có kết quả chính xác nhất
Một số cách đo nhiệt kế thủy ngân trên cơ thể bạn có thể sử dụng như sau:
Ở trực tràng (hậu môn): vùng này cho biết nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, thường được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Dưới nách: Đo nhiệt độ bằng cách kẹp nhiệt kế thủy ngân vào nách là cách dùng phổ biến nhất. Cách này cho kết quả thấp hơn từ 0,5-1,5 độ C.
Dưới lưỡi: Thường dùng cho người lớn và thanh thiếu niên. Thường cho kết quả thấp hơn 0,3-0,8 độ C so với đo ở trực tràng.
Sau khi xác định được vùng cơ thể mà bạn muốn đo, đặt đầu nhiệt kế tại đó và chờ trong khoảng 5-7 phút, thời gian cần thiết để cột thủy ngân dâng cao lên và xác định nhiệt độ chính xác. Không nên xê dịch nhiệt kế trong thời gian chờ đợi vì có thể làm sai lệch kết quả.
Khi cơ thể bạn vượt quá 37 độ C, bạn có thể đang bị bệnh sốt, khi nhiệt độ cao hơn 39 độ C thì bạn nên đi khám ngay.
3 Một số lưu ý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ
- Không nên sử dụng các loại máy hút bụi vì sẽ làm thủy ngân dễ bay vào không khí và tăng khả năng tiếp xúc.
- Không dùng chổi để quét thủy ngân vì sẽ làm thủy ngân vỡ thành nhiều giọt nhỏ hơn. Mua bột diêm sinh hay còn gọi là lưu huỳnh rắc vào nơi thủy ngân rơi rồi dùng chổi quét kỹ, khi đó diêm sinh giúp hạn chế sự bay hơi của thủy ngân.
- Đặc biệt là không được đổ thủy ngân vào cống, vì thủy ngân là chất độc có thể gây hư hại hệ thống ống nước và gây ô nhiễm nguồn nước.
- Nếu áo quần dính thủy ngân, nên để tách riêng với những quần áo khác nhằm hạn chế sự lan truyền của thủy ngân. Giẫm lên hay dùng vải chạm vào thủy ngân sẽ làm thủy ngân lan rộng hơn.
Nhiệt kế thủy ngân là dụng cụ khá phổ biến vì cách sử dụng đơn giản và giá thành phù hợp với túi tiền, bạn nên biết cách sử dụng với loại nhiệt kế này để tránh nhiễm độc thủy ngân nhé!
Bạn đang xem: Cách đọc nhiệt kế thủy ngân và vị trí đo để có kết quả chính xác nhất
Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm
Các bài liên quan
- Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ có nguy hiểm không, cách xử lý thế nào?
- Hiểu về 5 đặc điểm, cấu tạo, thông số trên nhiệt kế y tế thủy ngân
- Nhiệt kế hồng ngoại là gì? Dùng để làm gì? Lưu ý gì khi mua?
- Mua nhiệt kế đo trán loại nào tốt? Lưu ý gì khi mua?
- Nhiệt kế thủy ngân là gì? Dùng để làm gì? Nên mua loại nào?
- Khẩu trang y tế có dùng nhiều lần được không? Lưu ý gì khi sử dụng?