Ngủ ngáy có nguy hiểm không? Nguyên nhân ngủ ngáy và cách khắc phục
Ngủ ngáy là một hiện tượng khá phổ biến và thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên có nhiều người thắc mắc không biết ngủ ngáy có nguy hiểm không? Nguyên nhân ngủ ngáy là gì và cách khắc phục ngủ ngáy như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
Xem nhanh nội dung
Ngủ ngáy là hiện tượng gì? Ngủ hay ngáy là bệnh gì?
Ngủ ngáy (hay còn gọi là ngáy khi ngủ) chính là hiện tượng luồng không khí mà 1 người hít vào khi đang ngủ. Lúc đi qua 1 vùng hẹp ở đường hô hấp trên sẽ tác động làm cho niêm mạc các mô xung quanh rung lên và tạo nên một loại âm thanh đặc trưng thường được gọi là tiếng “ngáy”. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng.
Hiện tượng ngáy hay xuất hiện trong thì hít vào nhưng cũng có thể xảy ra trong thì thở ra. Ngáy là một hành vi khá phổ biến, thường xuất hiện ở 44% nam giới và 28% nữ giới trong độ tuổi từ 30 đến 60, đặc biệt là ở những người thừa cân, béo phì.
Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng 20% đàn ông dưới 30 tuổi có ngủ ngáy. Tỷ lệ này là 50% ở đàn ông trên 50 tuổi. Cường độ của tiếng ngáy có thể lên tới 80 dbl, tức là bằng tiếng ồn của một máy hút bụi hay tiếng ồn ào của đám đông.
Ngủ ngáy có nguy hiểm không?
Ngủ ngáy có nguy hiểm không? Ngủ ngáy là tốt hay xấu? Khá nhiều người băn khoăn về vấn đề này.
Người ngủ ngáy thường có suy nghĩ rằng việc ngủ ngáy chỉ gây ra phiền toái đôi chút cho những người xung quanh chứ không làm ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bản thân họ. Tuy nhiên, đây lại là 1 quan điểm khá sai lầm bởi trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng việc ngủ ngáy có mối liên quan chặt chẽ với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Các bệnh tim mạch, đột quỵ, tình trạng thừa cân, béo phì, đau đầu, thiếu ngủ, giảm ham muốn tình dục...
Người ngủ ngáy thường dễ bị ngưng thở một thời gian khá lâu. Lý do là bởi mô mềm và niêm mạc của cuống họng thường lỏng lẻo và có thể che lấp khí quản, khiến cho hai lá phổi không thực hiện được chức năng trao đổi khí, gây nên tình trạng thiếu oxy toàn thân. Trong khi đó, não là cơ quan rất nhạy cảm nhất với tình trạng thiếu oxy, sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở vùng hầu họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu những rối loạn này diễn ra liên tục trong thời gian dài thì sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ. Và điều đó thực sự nguy hiểm.
Sự ngưng thở khi ngủ ngủ ngáy làm thiếu oxy còn khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, giấc ngủ không sâu giấc, khiến thời gian ngủ say bị ngắt quãng. Hệ quả của điều này chính là khiến cho bộ não không được nghỉ ngơi đầy đủ sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, và làm giảm khả năng tập trung. Nghiêm trọng hơn là nó có thể khiến sóng điện não bị xáo trộn, làm giảm trí nhớ, giảm năng suất lao động. Đặc biệt với những người phải tham gia giao thông thì còn dễ gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Triệu chứng và nguyên nhân ngủ ngáy là gì?
Triệu chứng của việc ngủ ngáy
Ngáy ngủ có thể chia làm 3 cấp độ, bao gồm:
- Cấp độ 1: Ngáy ít, tiếng ngáy không to và khi nằm nghiêng sẽ ngừng ngáy.
- Cấp độ 2: Ngáy vừa phải, ngáy to hơn và khi nằm ngủ ở tư thế nghiêng sẽ hết ngáy.
- Cấp độ 3: Ngáy rất to ở mọi tư thế nằm ngủ và kèm theo triệu chứng nghẹt thở nhất thời, khiến người ngáy tỉnh giấc với trạng thái mệt mỏi. Mức độ này có thể nguy hiểm tới bệnh nhân.
Nguyên nhân gây nên tình trạng ngủ ngáy
Nguyên nhân ngủ ngáy là gì? Hầu như mọi việc gây trở ngại cho sự lưu thông bình thường của không khí giữa vùng mũi họng và thanh quản đều được coi là nguyên nhân ngủ ngáy. Nó có thể là hậu quả của 1 hay sự kết hợp của nhiều yếu tố như sau:
- Tắc nghẽn đường hô hấp mũi: Nguyên nhân gây ngủ ngáy có thể là do dị ứng hoặc viêm xoang. Một số người chỉ ngáy trong một số thời điểm nhất định, ví dụ như vào mùa dị ứng hoặc khi bị nhiễm trùng xoang. Một số dị tật mũi như vách ngăn lệch hoặc polyp mũi cũng có thể gây ra tắc nghẽn đường thở, khiến ngủ ngáy xuất hiện.
- Mô họng quá lớn: Những người thừa cân, béo phì có thể bị tích lũy mô mỡ ở vùng hầu họng, điều này sẽ khiến cho mô họng quá lớn, làm hẹp khoảng không giữa vùng hầu họng và thanh quản và gây ra tiếng ngáy. Ngoài ra, trẻ em bị viêm amidan, viêm VA hoặc vòm họng lớn cũng thường bị ngáy khi ngủ.
- Uống rượu: Rượu có thể làm ức chế và gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương, từ đó làm giãn các cơ vùng cổ. Khi tất cả mô và cơ xung quanh cổ họng giãn ra thì đường hô hấp dễ đóng lại hơn và gây nên hiện tượng ngủ ngáy.
- Vị trí ngủ: Hiện tượng ngáy khi ngủ cũng thường gặp khi nằm ngửa do cổ họng làm hẹp đường thở; đặc biệt là lúc nằm ngủ gối đầu cao.
- Ngoài ra, ngủ ngáy còn có thể bị gây ra bởi một số dị tật bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài...
Ngủ ngáy có chữa được không? Mẹo chữa ngủ ngáy đơn giản, hiệu quả
Ngủ ngáy có chữa được không? Như đã đề cập ở trên, ngủ ngáy là từ khá nhiều nguyên nhân gây nên. Chính vì thế, để biết chắc chắn được ngủ ngáy có chữa được không thì trước tiên bạn cần tới các cơ sở y tế để thăm khám nhằm loại trừ những bệnh lý liên quan.
Bên cạnh đó, có một số phương pháp có thể cải thiện chứng ngủ ngáy, cụ thể như:
Cách trị ngủ ngáy bằng việc nằm nghiêng khi ngủ
Nằm ngửa khi ngủ cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng ngủ ngáy. Chính vì thế, một trong những cách trị ngủ ngáy đơn giản đó chính là bạn áp dụng tư thế nằm nghiêng để lưỡi và vòm họng không bị sụp xuống phía sau thành cổ họng gây nên âm thanh rung và ngáy.
Cách trị ngủ ngáy tại nhà bằng việc giảm cân, duy trì cân nặng ổn định
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ ngáy. Khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ khiến cho đường hô hấp bị hẹp nên người béo phì sẽ dễ bị khó thở. Chính vì thế mà việc giảm cân, duy trì cân nặng vừa phải cũng là một trong những cách giúp giảm tình trạng ngủ ngáy.
Cách giảm ngáy khi ngủ bằng việc gối cao đầu
Gối cao đầu khi ngủ sẽ giúp nâng đỡ đầu và giúp khắc phục tình trạng ngủ ngáy. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý để lựa chọn độ cao sao cho phù hợp nếu không sẽ dễ gây đau cổ nhé.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được ngủ ngáy có nguy hiểm không và nguyên nhân ngủ ngáy, cách khắc phục ngủ ngáy. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Ngủ ngáy có nguy hiểm không? Nguyên nhân ngủ ngáy và cách khắc phục
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới và cách điều trị hiệu quả
- Bệnh lậu có điều trị được không? Cách điều trị bệnh lậu thế nào?
- Mẹ bầu mới có thai 3 tháng đầu không nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- Cách xem vùng xanh, vùng đỏ - Phân biệt vùng xanh, vùng đỏ, vùng vàng
- Câu thả thính bằng nghề giáo viên tiểu học, stt thả thính giáo viên tiểu học hay, vui nhất
- 036 là mạng gì? Đầu số 036 được đổi thành gì?