Ngày vía Thần Tài cúng gì? Lễ vật cúng ngày vía Thần Tài gồm những gì?
Ngày vía Thần Tài cúng gì? Lễ vật vía Thần Tài gồm những gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Ngày vía Thần Tài cúng gì? Lễ vật vía Thần Tài gồm những gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
>> Xem thêm: Giờ đẹp mua vàng ngày vía Thần Tài 2021: Mua vàng ngày vía Thần Tài giờ nào tốt?
Ngày vía Thần Tài cúng gì?
Ngày vía Thần Tài cúng gì?
Cúng vía Thần Tài (hay còn gọi là cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng) được xem là một nghi thức quan trọng để rước tài lộc và may mắn về nhà. Đặc biệt, những gia đình buôn bán đều sẽ có một bàn thờ Thần Tài được đặt ở vị trí dưới đất sát mép tường gần cửa ra vào. Theo quan niệm của dân gian thì việc đặt bàn thờ cúng Thần Tài ở vị trí này là để nghênh đón tài lộc vào nhà và phù hộ cho gia đình mình luôn được “thuận buồm xuôi gió” trong công việc. Vậy cúng vía Thần Tài gồm những gì, mời bạn tham khảo tiếp phần dưới đây.
Một số lễ vật cúng vía Thần Tài:
- Đèn cầy (nến).
- Hương thắp (nhang).
- 3 chén nước.
- 3 chén rượu.
- Gạo tẻ.
- Tiền vàng mã.
- Muối hạt sạch.
- Thuốc lá.
- Bộ tam sên: Thịt lợn ba chỉ luộc, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
- Hoa tươi: Hoa cúc, hoa đồng tiền…
- Tiền lẻ.
- 1 đĩa bánh kẹo.
- Trái cây: Đủ 5 loại quả (ngũ quả).
- Trầu cau: 1 quả cau, 1 lá trầu.
- Xôi đỗ xanh.
- Sắm lễ cúng Thần Tài có thể có cá lóc nướng, lợn quay bánh hỏi hoặc không tùy điều kiện của mỗi gia đình.
>> Tìm hiểu: Ngày vía Thần Tài mua vàng tây có được không? Mua bạc được không?
Cách bày trí lễ vật cúng ngày vía Thần Tài
Ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm là ngày cúng Thần Tài quan trọng, được nhiều người mong đợi nhất bởi đây là ngày mà ông Thần Tài về trời. Trong ngày này, bạn cần lau dọn bàn thờ, sắm sửa lễ vật thành tâm dâng lễ để cảm ơn Thần Tài đã phù hộ cho gia chủ làm ăn phát đạt cũng như cầu mong may mắn và tài lộc nhiều hơn trước.
>> Xem thêm: Đặt ông Thần Tài bên trái hay bên phải, sao cho đúng?
Khi đã sắm sửa đầy đủ lễ vật thành tâm, bạn cần bày trí như sau:
Ở giữa ông Thần Tài và ông Địa bạn đặt 1 hũ gạo, 1 hũ muối và 3 chén nước đầy (không quá đầy).
Đối với bát nhang, bạn cần cẩn thận khi bày trí. Nếu chẳng may bát nhang bị xê dịch khỏi vị trí đó thì công việc làm ăn của gia chủ có thể gặp nhiều trục trặc, bất lợi. Do đó, để tránh làm động bát nhang thì khi lau chùi bạn cần “dán chết” bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính… Tiếp theo, bạn đặt lọ hoa ở bên tay phải, đĩa trái cây ở bên tay trái. Trầu, cau bạn đặt phía trước lọ hoa.
Ngoài ra, nhiều gia chủ còn đặt thêm ông Cóc ngậm tiền (cóc 3 chân) tượng trưng cho sự giàu có và tiền bạc. Ông Cóc ngậm tiền này được bày trí ở bên trái, phía trước Thần Tài, sáng quay Cóc ra ngoài, tối quay Cóc vào trong. Không chỉ vậy, ở ngoài cùng trên mặt đất nhiều người còn đặt một cái tô sứ đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt cánh hoa trải trên mặt nước.
Văn khấn lễ vía Thần Tài, văn khấn ngày vía Thần Tài 2021 chuẩn nhất
Dưới đây là bài khấn ngày vía Thần Tài 2021 mà chúng tôi sưu tầm được. Hãy tham khảo nhé!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Con lạy chín phương trời, mười phương đất Kính lạy Quan đương niên Hành khiển, Tề vương Hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần. Kính lạy các Ngài Thành Hoàng bản cảnh chư vị đại vương. Kính lạy ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ. Con tên là... Năm sinh... Cửa hàng tại địa chỉ... Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng năm Tân Sửu 2021. Tín chủ con thành tâm sắm sửa, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bàn thờ chư vị Tôn Thần, tín chủ con chắp tay kính cẩn. Khấu xin Thành Hoàng bản địa, ông Địa - Thần Tài chứng minh cho tâm lành khấn vái, xin chân thành cảm ơn chư vị thần linh đã phù hộ độ trì cho con trong suốt thời gian qua, cho chúng con kinh doanh buôn bán lo toan công việc tại nhà này xứ này. Hôm nay tân niên xuân tiết, nhân cát nhật cát nguyệt cát niên. Tín chủ con có chút lòng thành dâng lên chư vị. Trước bàn thờ chư vị tôn thần, tín chủ con kính cẩn tấu trình. Xin chư vị khai ân cho chúng con được khai phúc khai lộc, khai vận khai hoa cho cả năm mưa thuận gió hoà, công việc ổn thoả. Lòng người yên ả, nô bộc thuận hoà. Cho con buôn may bán đắt, nức tiếng gần xa, hữu xạ tự nhiên hương mà vô hạn tai ương tán. Không dám mơ những cao xa vọng tưởng. Chỉ mong công sức được ra thành quả. Cố gắng được ra thành tựu. Chăm chỉ được tới hồi thành công. Thêm chút vận may mà có thêm lộc rơi lộc rụng. Chúng con người trần mắt thịt, việc dương chưa tỏ việc âm chưa thấu, nếu có điều gì lầm lỡ mong các Ngài bỏ qua đại xá cho chúng con Con xin Thành Hoàng bản địa, ông Địa - Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái. Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần). (Khấn xong, vái hay lạy ba cái). |
Trên đây là một số thông tin về ngày vía Thần Tài cúng gì, lễ vật cúng vía Thần Tài gồm những gì, bài văn khấn cúng vía Thần Tài mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Bạn đang xem: Ngày vía Thần Tài cúng gì? Lễ vật cúng ngày vía Thần Tài gồm những gì?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Ngày vía Thần Tài có nên bán vàng không? Bán vàng ngày Thần Tài có sao không?
- Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 chính xác
- Nghi thức, bài văn khấn cúng phóng sinh đơn giản tại nhà
- Khối C gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối C
- Điểm khuyến khích thi THPT quốc gia là gì? Khác gì điểm ưu tiên?
- Danh sách số cứu hộ ô tô trên cả nước & Những lưu ý khi gọi cứu hộ ô tô