Ngày giỗ tổ thợ hồ là ngày nào? Mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng gồm những gì?

Ngày giỗ tổ thợ hồ là ngày nào? Mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng gồm những gì? Để trả lời những câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Ngày giỗ tổ thợ hồ là ngày nào? Cúng tổ nghề xây dựng là ngày nào?

Ngày giỗ tổ xây dựng hay còn được gọi là giỗ tổ ngành thợ hồ, thợ nề, nghề xây dựng thường được diễn ra vào ngày 20 tháng Chạp hằng năm. Ngày lễ này sẽ giúp cho những người làm các công việc liên quan đến ngành xây dựng, các công ty xây dựng cúng giỗ tổ ngành - người có công gây dựng và phát triển ra ngành xây dựng. Lễ giỗ này thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta, đồng thời cũng là ngày hội để những người thợ xây dựng có thể sum vầy, cùng nhau trao đổi công việc, kinh nghiệm cho nhau.

Bên cạnh ngày 20 tháng Chạp thì còn 1 ngày cúng giỗ nữa diễn ra vào ngày 13 tháng 6 Âm lịch hằng năm tại nơi làm việc của những người thợ nề, những công trình đang thi công hoặc nơi làm việc của thợ xây. Lễ cúng vào ngày này thường sẽ khá đơn giản chỉ cần chuẩn bị 1 con tôm luộc, 1 miếng thịt heo luộc, chai rượu nếp, 1 quả trứng luộc là được.

Còn ngày giỗ tổ chức vào 20 tháng Chạp sẽ linh đình hơn và thường được diễn ra theo kiểu làng nghề. Nghĩa là trong một làng nghề xây dựng họ sẽ phân công từng nhóm khác nhau để mang lễ vật đến giao cho người chủ lễ và chủ lễ sẽ đáp lễ lại trong lễ cúng.

Giỗ tổ thợ hồ

Mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng gồm những gì?

Dưới đây là những lễ vật thường có trong mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng để bạn tham khảo:

  • 1 mâm trái cây
  • 1 lọ hoa tươi
  • 5 cây nhang rồng phụng 
  • Đèn cầy
  • Gạo, muối hủ
  • Trà pha sẵn
  • Rượu nếp, trầu cau
  • Nước chai
  • Xôi, gà luộc
  • Heo quay con
  • Bánh bao
  • Bánh chưng/bánh tét
  • Chả lụa
  • Giấy cúng giỗ tổ ngành xây dựng (không thể thiếu)

Mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng có thể sẽ khác nhau tùy vào vùng miền, tuy nhiên điều quan trọng cần phải có đó chính là giấy cúng giỗ tổ ngành xây dựng và quan trọng nữa là ở tấm lòng thành kính của người tiến hành cúng giỗ.

Cách cúng tổ nghề xây dựng như thế nào? Sau khi chuẩn bị mâm cúng xong thì người thợ chính được cử đại diện làm lễ sẽ ăn mặc chỉnh tề và tiến hành khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề khai sáng ra nghề xây dựng, đồng thời cầu mong tổ nghề phù hộ độ trì để công việc trong năm được diễn ra thuận lợi, gặp nhiều điều may mắn.

Giỗ tổ thợ hồ

Bài văn khấn giỗ tổ nghề xây dựng

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
  • Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
  • Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …….

Ngụ tại……….

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……..

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……….

Cúi xin chư vị Tôn thần Thánh sư nghề…………. . thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã biết ngày giỗ tổ thợ hồ là ngày nào cũng như mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng gồm những gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn đang xem: Ngày giỗ tổ thợ hồ là ngày nào? Mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng gồm những gì?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết