NAV trong chứng khoán là gì? Công thức tính NAV chuẩn nhất
NAV trong chứng khoán là gì? Công thức tính NAV chuẩn nhất như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
Xem nhanh nội dung
NAV trong chứng khoán là gì?
NAV là gì? Thuật ngữ NAV trong chứng khoán là gì? Đây là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra hiện nay. NAV là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Net Asset Value, được hiểu là chỉ số giá trị tài sản thuần của một công ty. Nhà đầu tư thông qua chỉ số này có thể xác định được giá trị tài sản thuần của công ty và các cổ đông. Nhờ vậy mà các nhà đầu tư có thể nhận biết được bản chất thật sự của công ty có tương xứng với vẻ bên ngoài hay không.
Thông thường, vốn của một công ty sẽ được cung cáp bởi 2 nguồn chính là nguồn vốn từ cổ đông và vốn vay. Nếu công ty có vốn điều lệ thấp (loại vốn do cổ đông đóng góp) mà tài sản thể hiện ra bên ngoài cao thì nguồn này là do vốn vay. Còn giá trị tài sản của công ty do các cổ đông đóng góp mới được tính là chỉ số NAV hay giá trị tài sản thuần của công ty đó.
>>> Xem thêm:
- Giờ giao dịch chứng khoán, giờ mở cửa và đóng cửa sàn giao dịch chứng khoán
- Cách đăng ký mở tài khoản chứng khoán Vndirect online
- Lệnh FS là gì trong chứng khoán?
- Nhà đầu tư F0 là gì trong chứng khoán?
- Danh sách các chỉ số chứng khoán hàng đầu thế giới
Công thức tính NAV chuẩn nhất
Dưới đây là công thức tính NAV:
NAV = (Tổng tài sản - Tổng nợ phải trả)/Tổng số cổ phiếu đang lưu hành
Trong đó: Tổng tài sản = Tổng chứng khoán của quỹ tính theo thị giá + Tiền mặt.
Chỉ số NAV trong chứng khoán có ý nghĩa gì?
NAV là chỉ số quan trọng để các nhà đầu tư dựa vào tính toán và phân tích để đánh giá cổ phiếu của công ty, doanh nghiệp đó như thế nào nhằm đưa ra quyết định có nên đầu tư mua cổ phiếu ấy hay không.
Trường hợp mệnh giá cổ phiếu của công ty phát hành thấp hơn so với giá trị NAV thì chứng tỏ công ty đã sẵn nguồn vốn tích lũy phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn này được lấy nhiều phần từ nguồn lợi nhuận của công ty, nên nhà đầu tư có thể yên tâm mua cổ phiếu.
Trường hợp chỉ số NAV không đổi nhưng doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao thì các nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục đầu tư bởi cổ phiếu của công ty có thể đem lại cho bạn mức lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn.
Còn nếu chỉ số NAV giữ nguyên nhưng công ty lại làm ăn thua lỗ, đồng thời số tiền vay nợ cao hơn nhiều so với giá trị NAV thì các nhà đầu tư cần xem xét lại quyết định đầu tư của mình bởi công ty này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được NAV trong chứng khoán là gì cũng như công thức tính NAV chuẩn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng.
Bạn đang xem: NAV trong chứng khoán là gì? Công thức tính NAV chuẩn nhất
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Tháng 12 Âm lịch, Dương lịch năm 2021 có bao nhiêu ngày?
- Tháng 12 trong tiếng Anh là gì? Cách đọc tháng 12 bằng tiếng Anh
- Cách đặt tab, tạo dòng dấu chấm trong Word nhanh đơn giản nhất
- Sinh tháng 12 là cung hoàng đạo gì, thuộc mệnh gì?
- CIC là gì? Cách check, tra CIC cá nhân đơn giản nhất
- Lệnh FS là gì trong chứng khoán?