Máy giặt lồng nghiêng là gì? Máy giặt đứng hay nghiêng tốt hơn?
Chúng ta thường nghe nhắc về các loại máy giặt lồng đứng, máy giặt lồng ngang nhưng chắc hẳn chưa nhiều người biết về những chiếc máy giặt lồng nghiêng phải không? Nếu bạn chưa biết máy giặt lồng nghiêng là gì thì hãy cùngtìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Máy giặt lồng nghiêng là gì? Máy giặt đứng hay nghiêng tốt hơn?
Máy giặt lồng nghiêng là gì?
Máy giặt lồng nghiêng là một loại máy giặt có thiết kế tương tự máy giặt lồng đứng, với cửa mở ở phía trên. Khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ, lồng giặt của loại máy giặt này là dạng lồng giặt nằm nghiêng (nghiêng 1 góc 10 độ so với chiều thẳng đứng).
Đặc điểm của máy giặt lồng nghiêng
Máy giặt thùng nghiêng cũng giống như những loại máy giặt khác, cũng có những ưu nhược điểm riêng khiến nó trở nên khác biệt với máy giặt lồng đứng và máy giặt lồng ngang. Một số ưu điểm nổi bật của máy giặt lồng nghiêng là:
- Dễ lấy đồ trong lồng giặt: Lồng giặt được thiết kế nghiêng một góc 10 độ về phía trước sẽ giúp chúng ta không cần cúi xuống thật sâu mới có thể lấy được đồ trong thùng giặt.
- Giặt sạch hơn đến 60%, tiết kiệm nước đến 22%: Thiết kế lồng nghiêng sẽ giúp tạo ra luồng nước theo 3 chiều, đồ giặt sẽ chuyển động xoay vòng theo chiều đứng cùng với luồng nước tác động mạnh mẽ ở xung quanh giúp làm sạch và đánh bay hoàn toàn mọi vết bẩn. Vì vậy, máy giặt lồng nghiêng được đánh giá là hiệu quả giặt sạch hơn 60% so với kiểu máy giặt lồng đứng, bên cạnh đó khả năng tiết kiệm nước cũng lên đến 22% (theo nghiên cứu của thương hiệu Sanyo).
- Không hại quần áo: Thiết kế lồng nghiêng của máy giặt giúp quần áo không bị xoắn lại khi vắt, qua đó hạn chế được những tác động của ngoại lực đến sợi vải, nhờ vậy sợi vải được bảo vệ tốt hơn, độ bền cao hơn.
Tuy nhiên, cho đến nay, máy giặt lồng nghiêng tuy đã xuất hiện khá lâu nhưng vẫn chưa tạo thành xu thế công nghệ mới. Lý do bởi dòng máy giặt này cũng còn khá nhiều nhược điểm, ví dụ như:
- Tốn diện tích hơn: Với thiết kế lồng giặt nghiêng 1 góc 10 độ, máy giặt lồng nghiêng thường có thân máy khá to, tốn diện tích hơn so với các loại máy giặt khác. Bên cạnh đó, vì thiết kế thường cồng kềnh hơn nên máy giặt lồng nghiêng thường chỉ có các mẫu nhỏ gọn, phổ biến phù hợp với gia đình (khối lượng tối đa thường chỉ 10kg).
- Khả năng vắt kém: Các máy giặt lồng nghiêng thường chỉ có tốc độ vắt trung bình 700 vòng/phút, ít hơn nhiều so với tốc độ vắt 1400 vòng/phút của máy giặt lồng ngang.
- Độ ồn cao: Động cơ của máy giặt lồng nghiêng thường là loại động cơ dây curoa nên khi hoạt động máy sẽ gây ra tiếng ồn khá lớn do ma sát. Ngoài ra, do thiết kế nghiêng và khả năng quay ba chiều nên khi quay nhanh, lồng máy sẽ va đập vào phần vỏ máy gây tiếng ồn.
- Sửa chữa khó khăn: Thiết kế lồng nghiêng hiện nay vẫn chưa phổ biến, vì vậy khi gặp trục trặc thì việc tìm các linh kiện để thay thế khá khó khăn. Bên cạnh đó bạn cần tìm những thợ sửa chữa giỏi, có nhiều kinh nghiệm mới có thể xử lý được sự cố của dòng sản phẩm này.
Nhìn chung, máy giặt lồng nghiêng là một sự sáng tạo mới mẻ tuy nhiên vẫn còn khá nhiều nhược điểm cần được khắc phục. Hiện nay trên thị trường, dòng máy giặt này thực sự không quá phổ biến, mới chỉ có thương hiệu AQUA (Sanyo) là đang kinh doanh dòng máy giặt lồng nghiêng này.
So sánh máy giặt lồng nghiêng, máy giặt lồng đứng, máy giặt lồng ngang
Máy giặt lồng nghiêng, lồng đứng hay lồng ngang thì đều có những ưu - nhược điểm riêng biệt. Tuy nhiên, nếu không có sự so sánh thì chúng ta không thể hiểu rõ những khác biệt này. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những khác biệt của 3 dòng máy nhé!
Máy giặt lồng đứng | Máy giặt lồng ngang | Máy giặt lồng nghiêng | |
Khả năng giặt | Mâm giặt chuyển động 2 chiều, làm sạch dựa vào ma sát với lồng giặt. Quần áo thường bị xoắn chặt vào nhau sau khi giặt | Mâm giặt chuyển động theo cấu trúc quay ly tâm, giảm ma sát giữa sợi vải với quần áo nên quần áo sau khi giặt không bị xoắn vào nhau. | Mâm giặt chuyển động theo 3 chiều, đồ giặt xoay vòng theo chiều đứng, hiệu quả giặt sạch hơn 60% so với máy giặt lồng đứng. |
Khả năng vắt | Tốc độ vòng quay thường ở mức từ 700 - 1000 vòng/phút. | Tốc độ vòng quay trung bình thường từ 1000 - 1400 vòng/phút. | Tốc độ vòng quay trung bình khoảng 700 vòng/phút. |
Mức tiêu thụ điện và nước | • Máy giặt lồng đứng có tốc độ vòng quay cao nhưng khá tiết
kiệm điện, trung bình tiêu thụ dưới 1kW/h. • Tốn nhiều nước. |
• Máy giặt lồng ngang thường sử dụng khá nhiều điện trong quá
trình vận hành, trung bình ở mức trên 1,5kW/h, thậm chí thường
xuyên lên trên mức 2kW/h. • Tốn ít nước hơn 40 - 50% so với máy giặt lồng đứng. |
• Máy giặt lồng nghiêng được thiết kế với động cơ không
quá mạnh, do đó, điện năng tiêu thụ thường không quá nhiều chỉ ở
mức dưới 1kW/h. • Tốn ít nước hơn 22% so với máy giặt lồng đứng. |
Mức khối lượng | Mức khối lượng đa dạng, có thể lên đến hơn 20kg. | Mức khối lượng đa dạng, có thể lên đến hơn 20kg. | Mức khối lượng kém đa dạng, tối đa thường chỉ đến 10kg. |
Độ ồn | Độ ồn ở mức trung bình, các dòng máy động cơ truyền động trực tiếp thường hoạt động khá êm ái, ít tiếng ồn. | Được đánh giá là loại máy giặt có độ ồn thấp nhất, hoạt động khá yên tĩnh. | Độ ồn thường khá cao do lồng giặt ma sát nhiều với vỏ máy. |
Mức giá | Mức giá đa dạng, thường ở mức tầm trung, giá rẻ. | Mức giá đa dạng nhưng thường cao hơn so với máy giặt lồng đứng cùng thương hiệu, khối lượng và công nghệ. | Giá cả thường tương đương với máy giặt lồng đứng. |
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về các sản phẩm máy giặt lồng nghiêng. Hiện nay, các dòng máy giặt lồng nghiêng đã không còn phổ biến, thay vào đó các gia đình thường chọn máy giặt lồng đứng hoặc máy giặt cửa ngang để sử dụng.
Bạn đang xem: Máy giặt lồng nghiêng là gì? Máy giặt đứng hay nghiêng tốt hơn?
Chuyên mục: Điện lạnh
Các bài liên quan
- Có nên mua máy giặt online? Những lưu ý cần nhớ khi mua máy giặt online
- Chế độ giặt ngâm là gì? Sử dụng chế độ giặt ngâm như thế nào?
- 7 Nguyên nhân và cách khắc phục máy giặt bị rò rỉ nước chuẩn nhất
- 3 Nguyên nhân và cách sửa lỗi E30 máy giặt Toshiba
- 3 Nguyên nhân và cách sửa máy giặt xong vẫn còn bọt xà phòng
- 5 Nguyên nhân và cách sửa lỗi E20 máy giặt Electrolux