Mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng gồm những gì?
Từ xưa tới nay, theo quan niệm của dân gian thì ngày 10 tháng Giêng hằng năm là ngày cúng vía Thần Tài để mong một năm mới có nhiều tài lộc và sung túc. Tuy nhiên, khi cúng Thần Tài bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài đầy đủ nhất nhé.
Từ xưa tới nay, theo quan niệm của dân gian thì ngày 10 tháng Giêng hằng năm là ngày cúng vía Thần Tài để mong một năm mới có nhiều tài lộc và sung túc. Tuy nhiên, khi cúng Thần Tài bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài đầy đủ nhất nhé.
>>> Xem thêm: Cách sắm đồ cúng ngày vía Thần Tài, lễ vật vía Thần Tài đầy đủ nhất, Văn khấn thần tài
Mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng gồm những gì?
Mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài chuẩn nhất
Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một ngày có ý nghĩa rất quan trọng với người Việt Nam, đặc biệt là những người làm kinh doanh. Trong ngày này, mọi người thường đi mua vàng lấy "vía" Thần Tài và dâng mâm cỗ cúng Thần Tài để cầu mong Thần Tài phù hộ cho họ có một năm mới làm ăn "thuận buồm xuôi gió", có nhiều tài lộc.
Chính vì ý nghĩa quan trọng của nghi lễ cúng ngày vía Thần Tài mà việc chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài thế nào là chuẩn nhất, tươm tất nhất là điều mà rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, hằng tháng mọi người cũng đều cúng Thần Tài nhưng lễ cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là lễ cúng quan trọng nhất năm nên cần đặc biệt quan tâm.
Theo đúng phong tục của người Việt Nam thì mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài chuẩn nhất phải có bộ tam sên. Theo quan niệm của người Việt xưa, lễ vật dâng lên Thần, Thánh phải có đủ 3 món đại diện 3 loài sinh vật sống ở các điều kiện khác nhau gồm trên trời, trên mặt đất và dưới nước, đại diện cho ba yếu tố: Thiên, Thủy và Thổ. Đây là các yếu tố tạo nên sự sống muôn loài trên trái đất. Không những thế, 3 thứ này là phải 3 sinh vật ở hình thái: Thai Sinh, Noãn Sinh và cuối cùng là Thấp Sinh mới được coi là bộ tam sên đúng nghĩa. Vì vậy, vào ngày vía Thần Tài, người ta thường thấy mâm cỗ tam sên gồm 3 món: Thịt heo (có thể luộc hoặc quay), trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) và tôm hoặc cua luộc.
Ngoài bộ tam sên thì mâm cúng ngày vía Thần Tài còn cần chuẩn bị thêm:
- 1 bình hoa tươi
- 1 bộ giấy tiền vàng mã
- 1 đĩa ngũ quả, chén nước
- Chum rượu
Ngoài những lễ vật này bắt buộc phải có thì các vật phẩm khác có thể gia giảm tùy tâm cũng như tùy điều kiện kinh tế của từng gia chủ.
Ngoài ra, trong mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài của người miền Nam còn có cả món cá lóc nướng. Cá lóc nướng dùng để cúng ngày vía Thần Tài phải là loại cá lóc nguyên con, nguyên vảy, đem đi nướng trụi. Cá lóc nướng nguyên con, nguyên vảy là một cách để tưởng nhớ sự khó khăn, thiếu thốn trong buổi đầu khai hoang của ông cha ta. Bởi vì cuộc sống khốn khó nên người xưa không nề hà chuyện ăn cá cả vảy, miễn sao nuôi dưỡng bản thân và đảm bảo công việc là được.
Lưu ý khi chuẩn bị mâm lễ cúng ngày vía Thần Tài
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng sao cho đầy đủ nhất thì bạn cũng nên lưu ý một số điều sau để có thể sắp xếp lễ cúng chu đáo, tươm tất, thành kính nhất dâng lên Thần linh:
- Bàn thờ Thần Tài không được đặt sát nhà tắm bởi dân gian quan niệm phòng tắm là nơi ô uế, đặt bàn thờ Thần Tài gần phòng tắm sẽ làm mất không khí tôn nghiêm.
- Khi hành lễ, gia chủ nên đọc thật to, rõ ràng bài văn khấn cúng vía Thần Tài để cầu mọi việc được hanh thông.
-
Thắp hương cúng Thần Tài có thể tiến hành bất kỳ giờ nào trong ngày nhưng tốt nhất, chọn ngày giờ đẹp có sao tốt để kích hoạt trường khí dễ hơn.
- Chén để nước trên bàn thờ Thần Tài cần rửa vệ sinh sạch sẽ trước khi lấy nước mới. Bạn cũng không cần đổ nước quá đầy, chỉ cần đổ cách miệng chén khoảng 1cm và cẩn thận để nước không bị tràn ra hoặc đổ lên bàn thờ. Đấy là điều không may, dễ khiến tài lộc bị phân tán.
- Hoa dâng Thần Tài chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt nhưng nhất định không nên dùng hoa giả.
- Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt... Đặc biệt, dân gian truyền rằng, Thần Tài rất thích món heo quay, chuối chín vàng nên nếu có điều kiện, bạn hãy chuẩn bị một nải chuối chín vàng dâng lên Thần Tài để thể hiện lòng thành kính nhé!
>>> Xem thêm: Ý nghĩa mèo thần tài vẫy tay là gì? Mèo thần tài may mắn hợp tuổi gì?
Ngày vía Thần Tài năm 2021 là ngày nào, thứ mấy?
Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm, và vào năm nay, ngày Thần Tài năm 2021 rơi vào ngày Chủ nhật, ngày 21 tháng 2 năm 2021 tính theo Dương lịch. Mặc dù là Chủ nhật nhưng các tiệm vàng vẫn hoạt động bình thường nên bạn không cần lo lắng nếu có nhu cầu mua vàng "lấy may" trong dịp này. Bạn cũng đừng quên chuẩn bị mâm lễ cúng ngày vía Thần Tài thật cẩn thận theo hướng dẫn của chúng tôi để tỏ lòng thành kính với Thần linh nhé!
>>> Xem thêm: Giá vàng ngày vía Thần Tài 2021 bao nhiêu?
Bạn đang xem: Mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng gồm những gì?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 chính xác
- Nghi thức, bài văn khấn cúng phóng sinh đơn giản tại nhà
- Khối C gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối C
- Điểm khuyến khích thi THPT quốc gia là gì? Khác gì điểm ưu tiên?
- Danh sách số cứu hộ ô tô trên cả nước & Những lưu ý khi gọi cứu hộ ô tô
- Khối D01 (D1) gồm những môn nào, ngành nào? Các trường Đại học khối D1