Lực siết bu lông là gì? Tiêu chuẩn, cách tính và bảng tra lực siết bu lông

Mỗi kết cấu thép, máy móc, loại bu lông khác nhau lại cần tới lực siết bu lông khác nhau để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về độ chắc chắn cho liên kết và tránh hỏng hóc khi đưa vào sử dụng. Vậy lực siết bu lông là gì? Cùngtìm hiểu chi tiết tiêu chuẩn, cách tính và bảng tra lực siết bu lông trong bài viết sau nhé!

Mỗi kết cấu thép, máy móc, mỗi loại bu lông khác nhau lại cần tới lực siết bu lông khác nhau để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về độ chắc chắn cho liên kết và tránh hỏng hóc khi đưa vào sử dụng.

Lực siết bu lông là gì? 

Lực siết bu lông có thể hiểu là loại lực hữu ích kết hợp với các công cụ siết để tạo thành momen xoắn, khi lực đạt độ lớn nhất định sẽ tác động lên đai ốc hoặc đầu bu lông tạo ra ứng suất căng ban đầu giúp bu lông được kẹp chặt lại theo đúng yêu cầu kỹ thuật. 

 Lực xiết bu lông là gì?

Như vậy, lực siết bu lông thực chất là loại lực momen kết hợp với công cụ siết và đai ốc để bu lông có thể kẹp chặt vào vật liệu, đảm bảo độ chắc chắn, an toàn  cho liên kết thép trên các loại máy móc, phương tiện giao thông... Lực siết bu lông được quy định phụ thuộc vào từng loại bu lông (theo các yếu tố như đường kính, độ bền…)

Hiện nay, lực siết bu lông được quy định theo các tiêu chuẩn riêng biệt trong sản xuất và xây dựng. Dựa vào lĩnh vực và công việc cụ thể mà người kỹ sư cần kiểm tra, tính toán lực siết bu lông sao cho phù hợp nhất. 

Tiêu chuẩn lực siết bu lông

Tại Việt Nam hiện nay có 2 văn bản chính quy định về lực siết bu lông tiêu chuẩn gồm: 

  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8298:2009 Công trình thủy lợi về yêu cầu kỹ thuật trong chế tạo, lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916:1995 về bu lông, vít, vít cấy và đai ốc - yêu cầu kỹ thuật. 

 Tiêu chuẩn lực xiết bu lông là gì?

Ngoài việc tham khảo quy định về tiêu chuẩn lực siết bu lông, bạn còn cần tham khảo thêm cách tính size bu lông, lực siết bu lông, cách tra bảng lực siết bu lông để có thể lựa chọn được máy siết bu lông hoặc lực siết phù hợp cho công việc của mình. 

Cách tính lực siết bu lông 

Để tính lực siết bu lông, chúng ta cần phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là chỉ số đường kính và chỉ số độ bền của bu lông. 

Ở một số trường hợp, đường kính bu lông thường bị nhầm lẫn với chỉ số size bu lông. Thực chất, size bu lông là chỉ số kích thước ecu vặn vào của bu lông được ký hiệu là S. Trong khi đó, đường kính của bu lông được ký hiệu là d. Khi nhầm lẫn giữa 2 chỉ số này sẽ dẫn đến việc chọn sai kích cỡ của thiết bị tháo siết bu lông. 

Cách tính lực xiết bu lông 

Để tính lực siết bu lông, ta cần phải biết được size bu lông, muốn tính size bu lông bạn có thể dựa vào công thức sau: 

S = 1.5*d

Trong đó: 

  • S là kích thước ecu vặn vào của bu lông - hay size bu lông
  • d là đường kính của bu lông.

Từ công thức này, chúng ta đối chiếu với bảng tra lực siết bu lông dưới đây để biết được thông số lực siết bu lông phù hợp với loại bu lông đang sử dụng.

Bảng tra lực siết bu lông, cách tra và những điều cần lưu ý

Bảng lực siết bu lông

Chúng ta có thể tham khảo bảng tổng hợp lực siết bu lông như sau: 

Chủng loại
(d - mm)

Đầu lục nổi
(S - mm)

Đầu lục chìm 
(mm)

Cấp độ bền của Bu lông 
(Hệ mét và biên dạng ren tam giác, bước ren lớn, hệ số ma sát K = 0.15 tương đương bề mặt phủ dầu)
(N.m) 

4.8

5.8

6.8

8.8

10.9

12.9

M3

5.5

2.5

0.64

0.8

0.91

1.21

1.79

2.09

M4

7

3

1.48

1.83

2.09

2.78

4.09

4.79

M5

8

4

2.93

3.62

4.14

5.5

8.1

9.5

M6

10

5

5

6.2

7.1

9.5

14

16.4

M8

13

6

12.3

15.2

17.4

23

34

40

M10

16

8

24

30

34

46

67

79

M12

18

10

42

52

59

79

116

136

M14

21

12

67

83

95

127

187

219

M16

24

14

105

130

148

198

291

341

M18

27

14

145

179

205

283

402

471

M20

30

17

206

254

291

402

570

667

M22

34

17

283

350

400

552

783

917

M24

36

19

354

438

500

691

981

1148

M27

41

19

525

649

741

1022

1452

1700

M30

46

22

712

880

1005

1387

1969

2305

M33

50

24

968

1195

1366

1884

2676

3132

M36

55

27

1242

1534

1754

2418

3435

4020

M39

60

-

1614

1994

2279

3139

4463

5223

M42

65

32

1995

2464

2816

3872

5515

6453

M45

70

-

2497

3085

3525

4847

6903

8079

M48

75

36

3013

3722

4254

5849

8330

9748

M52

80

-

3882

4795

5480

7535

10731

12558

M56

85

41

4839

5978

6890

9394

13379

15656

M60

90

-

6013

7428

8490

11673

16625

19455

M64

95

46

7233

8935

10212

14041

19998

23402

Cách tra bảng thông số lực siết bu lông

Dựa vào bảng trên, ta có thể xác định kích cỡ bu lông và lực siết như sau:

Cách xác định kích cỡ bu lông

  • Chủng loại (d): Theo bảng tổng hợp trên, cột thứ nhất được ký hiệu là d cho biết đường kính các loại bu lông thông dụng từ M3 đến M64. 
  • Đầu lục nổi (S): Đây là cột thể hiện kích cỡ bu lông với ký hiệu S, cụ thể hơn là kích thước ecu vặn vào bu lông. Khi cần biết kích cỡ bu lông bạn chỉ cần gióng ngang sang từ cột đường kính bu lông. 

Ví dụ: Bu lông M10 có size là 16mm, còn bu lông M56 có size 85mm.

Đầu lục chìm: Độ bền của bu lông. Như đã đề cập ở trên, lực siết bu lông phụ thuộc vào 2 yếu tố là kích cỡ và độ bền của bu lông. Với mỗi loại bu lông có kích cỡ độ bền khác nhau lực siết tiêu chuẩn khác nhau. Phần độ bền bu lông thường được các nhà sản xuất đánh ký hiệu rõ trên đỉnh bu lông, khi đó chúng ta chỉ cần xác định đường kính, kích cỡ của bu lông rồi đối chiếu với độ bền ở từng cột nhỏ. 

 Bảng tra lực siết bu lông PDF

Cách kiểm tra lực siết bu lông

Khi đã xác định được độ bền và đường kính của bu lông, bạn chỉ cần lấy cột đường kính làm mốc gióng ngang sang cột độ bền, sau đó từ cột thứ 3 gióng xuống phía dưới, tại ô giao nhau giữa hàng ngang và hàng dọc chính là lực siết tiêu chuẩn của bu lông đó. 

Ví dụ: Loại bu lông M12 có size 18, độ bền 8.8 thì lực siết tiêu chuẩn cần đạt là 79N.m

Tương tự như vậy, loại bu lông M30 size 46, độ bền 12.9 có lực siết tiêu chuẩn cần đạt là 2305N.m

Một số lưu ý khi tra lực siết bu lông

Một số lưu ý khi tính lực siết bu lông

  • Cần phân biệt rõ đường kính của bu lông (d) và size của bu lông (S) để tránh thực hiện tra thông số và xác định sai lực siết cũng như thiết bị cần sử dụng. 
  • Bảng tra lực siết trên chỉ áp dụng với bu lông mới, không thể áp dụng với bu lông đã được tái sử dụng nhiều lần hoặc trải qua xử lý luyện nhiệt.
  • Tìm hiểu rõ những quy định về tiêu chuẩn lực siết bu lông để hiểu thêm về quy định trong thiết kế, thi công các kết cấu thép cũng như phương tiện vận chuyển. 
  • Cần nắm vững cách tính lực siết bu lông để đảm bảo lựa chọn đúng thiết bị siết và đáp ứng tối đa yêu cầu kỹ thuật. 

Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy siết bu lông tiện dụng, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thi công các công trình.

Bạn đang xem: Lực siết bu lông là gì? Tiêu chuẩn, cách tính và bảng tra lực siết bu lông

Chuyên mục: Công cụ, dụng cụ

Chia sẻ bài viết