10 Cách giảm tiếng ồn cho máy nén khí hiệu quả nhất
Trong quá trình hoạt động, hệ thống máy nén khí luôn phát ra tiếng ồn, rung lắc to gây nhiều bất tiện trong quá trình làm việc cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người. Vậy làm sao để giảm tiếng ồn cho máy nén khí? Cùngkhám phá ngay 10 cách giảm tiếng ồn hiệu quả sau nhé!
Trong quá trình hoạt động, hệ thống máy nén khí luôn phát ra tiếng ồn, rung lắc to gây nhiều bất tiện trong quá trình làm việc cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người.
10 Cách giảm tiếng ồn cho máy nén khí hiệu quả nhất
- Nguyên nhân khiến máy nén khí phát ra tiếng ồn
- Cách giảm tiếng ồn cho máy nén khí
- Ưu tiên chọn mua các máy nén khí chính hãng chất lượng cao
- Chọn vị trí lắp đặt phù hợp cho máy nén khí
- Mang nút bảo vệ tai khi làm việc với máy nén khí
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc, làm việc gần hệ thống máy nén khí
- Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng máy nén khí
- Lưu ý đến việc bôi trơn cho máy nén khí
- Thường xuyên vệ sinh máy nén khí, đặc biệt là phần bộ lọc
- Sử dụng một số cách làm hạn chế sự rung động của máy nén khí
- Hấp thụ rung động
- Trang bị bộ tiêu âm cho máy nén khí
Nguyên nhân khiến máy nén khí phát ra tiếng ồn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng máy nén khí phát ra tiếng ồn lớn trong quá trình hoạt động, có thể kể đến như:
- Vị trí lắp đặt máy nén không đảm bảo: Nếu vị trí đặt bị nghiêng lệch hoặc không đủ chắc chắn sẽ làm tăng độ ồn và độ rung của máy nén khí, đặc biệt là máy nén khí công nghiệp, khiến chúng phát ra tiếng kêu to và liên tục trong toàn bộ quá trình vận hành.
- Đường hút gió bị bẩn, vỡ: Nguyên nhân tiếp theo khiến máy nén khí phát ra tiếng ồn khó chịu có thể do đường hút gió của bộ lọc không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách nên bị bám bẩn, hoặc đường ống đã vỡ mà không kịp thời phát hiện.
- Dầu máy không đủ hoặc quá bẩn: Lượng dầu bôi trơn trong máy không đủ hoặc quá bẩn làm giảm độ nhớt nên không thể giúp các chi tiết trong máy nén khí hoạt động trơn tru, êm ái, trong quá trình vận hành tạo ra ma sát mạnh gây tiếng ồn lớn.
- Do bánh răng bị hỏng: Trong quá trình lắp đặt phần bánh răng bên trong máy nén khí gặp sai sót hoặc đã hư hỏng sau thời gian dài sử dụng nên tạo thành những tiếng ồn không đáng có.
- Do piston va vào tấm van: Khi piston vận hành thì đầu xilanh của nó có thể va vào tấm van và tạo ra tiếng ồn lớn.
- Vòng bi bị hỏng: Máy nén khí phát sinh tiếng ồn trong quá trình hoạt động do bộ phận vòng bi gặp trục trặc như nứt, xước, hoặc xuất hiện khe hở quá lớn.
- Không được bảo dưỡng thường xuyên: Sau một thời gian dài sử dụng mà không được bảo dưỡng đúng cách nên các chi tiết bên trong máy nén khí như ròng rọc, dây đai, bánh đà, các chi tiết như ốc vít… sẽ bị lỏng ra gây tiếng ồn lớn khi thiết bị vận hành.
- Nguyên nhân cuối cùng là do phần Cacte gặp sự cố vì không được bảo dưỡng thường xuyên.
Vậy làm cách nào để chúng ta có thể giảm tiếng ồn cho máy nén khí?
Cách giảm tiếng ồn cho máy nén khí
Tiếng ồn phát ra từ máy nén khí không chỉ cản trở quá trình sản xuất, làm việc và giao tiếp mà còn gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy, việc giảm tiếng ồn cho máy nén khí là vấn đề rất quan trọng, đặc biệt trong các nhà máy, xí nghiệp và các công ty sản xuất quy mô lớn. Chúng ta hãy cùng tham khảo ngay 10 cách giảm âm cho máy nén khí hiệu quả sau nhé.
Ưu tiên chọn mua các máy nén khí chính hãng chất lượng cao
Đầu tiên, để có thể giảm tiếng ồn cho máy nén khí trong quá trình vận hành là lựa chọn mua và sử dụng các loại máy nén khí chính hãng với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, vừa được đảm bảo về chất lượng cũng như các khâu bảo hành bảo dưỡng về sau. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng máy nén khí được ưa chuộng bởi độ bền và hiệu quả hoạt động tốt, có thể kể đến như: Hitachi, Sullair, Atlascopco…
Chọn vị trí lắp đặt phù hợp cho máy nén khí
Khi vận hành, máy nén khí thường có độ rung lắc mạnh, độ ồn cao lên tới 70 - 75dB. Vì vậy, cần chọn lựa vị trí phù hợp để lắp đặt máy nén khí như trong phòng riêng có tường cách âm và tránh xa khu vực sản xuất, làm việc. Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung thêm các vật liệu cách âm như bông, vải, xốp… để tăng hiệu quả cách âm. (độ cách âm tùy thuộc rất nhiều độ dày và độ rộng của vật liệu cách âm).
Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo vị trí đặt máy nén khí phải bằng phẳng, chắc chắn, không gồ ghề, chênh vênh, có nhiệt độ trung bình, thoáng gió đồng thời độ ẩm không khí không quá cao hoặc thấp là cách giảm tiếng ồn cho máy nén khí và tăng tuổi thọ thiết bị.
Mang nút bảo vệ tai khi làm việc với máy nén khí
Nếu chúng ta phải tiếp xúc nhiều với tiếng ồn phát ra từ hệ thống nén khí trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến đôi tai, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến mất thính lực. Vì vậy, bạn hãy sử dụng một số thiết bị bảo hộ cho mình như nút tai hoặc bông bịt tai để đảm bảo an toàn trong toàn bộ quá trình làm việc nhé!
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc, làm việc gần hệ thống máy nén khí
Nếu bạn không có công việc hay nhiệm vụ gì liên quan trực tiếp đến máy nén khí (như kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa) thì tốt nhất không nên lại gần khi thiết bị đang hoạt động. Bởi dù có sử dụng thiết bị bảo hộ thì độ ồn và độ rung của máy vẫn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa tiếp xúc và làm việc gần hệ thống máy nén khí, đồng thời nên lắp đặt máy giám sát, màn hình và bộ điều khiển từ xa cho toàn bộ hệ thống máy nén khí.
Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng máy nén khí
Sau khi vận hành liên tục trong thời gian dài các bộ phận, linh kiện trong máy nén khí sẽ bị hao mòn dẫn tới tình trạng phát ra tiếng ồn ngày càng lớn. Việc kiểm tra, bảo trì thiết bị thường xuyên không chỉ giúp giảm tiếng ồn cho máy nén khí, giúp máy hoạt động hiệu quả, bền bỉ hơn mà còn nhanh chóng phát hiện những chỗ hư hao để khắc phục kịp thời, đặc biệt khi các bộ phận như vòng bi, bánh răng quá cũ thì cần nhanh chóng thay mới để tránh phát sinh những hư hỏng nặng nề hơn.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bạn nên bảo trì, bảo dưỡng máy nén khí sau khoảng 6.000 đến 12.000 giờ làm việc tùy loại máy.
Lưu ý đến việc bôi trơn cho máy nén khí
Giống như các loại máy móc khác, đa số linh kiện, bộ phận của máy nén khí được làm bằng kim loại. Vì vậy, để máy hoạt động trơn tru, hạn chế tiếng ồn lớn và rung lắc nhiều thì chúng ta cần tiến hành bôi trơn thường xuyên bằng dầu, đặc biệt chú ý đến các bộ phận như: bánh răng, trục vít, vòng bi, các khớp nối…
Để đạt hiệu quả bôi trơn tốt nhất, bạn cần lựa chọn và sử dụng đúng loại dầu nhớt phù hợp với máy nén khí, tránh dùng lại dầu cũ đã bị bẩn sẽ khiến máy càng phát ra tiếng ồn lớn hơn.
Thường xuyên vệ sinh máy nén khí, đặc biệt là phần bộ lọc
Các bộ phận như lọc tách, lọc dầu, lọc gió… có tác dụng chính là loại bỏ bụi bẩn, cặn dầu tồn tại trong không khí khi được đưa vào máy nén khí. Sau thời gian dài thì những bụi bẩn, cặn dầu, dầu nhớt này sẽ tích tụ lại, bám dưới đáy thành lọc hoặc bám vào thành xilanh gây tắc nghẽn, làm giảm hiệu quả hoạt động cũng như gây ra tình trạng thiết bị rung lắc nhiều, phát ra tiếng ồn lớn.
Vì vậy, để giảm tiếng ồn máy nén khí chúng ta nên vệ sinh lõi lọc thường xuyên sau khoảng 6.000 giờ hoạt động, hoặc có thể thực hiện với tần suất dày hơn nếu máy làm việc ở môi trường không khí nhiều bụi bẩn.
Sử dụng một số cách làm hạn chế sự rung động của máy nén khí
Trong quá trình hoạt động, việc máy nén khí rung lắc quá mạnh cũng là nguyên nhân khiến nó phát ra tiếng ồn lớn. Vì vậy, một trong những cách giảm âm máy nén khí phát ra khi vận hành hiệu quả nhất đó là hạn chế sự rung lắc của thiết bị như dùng lò xo thép hoặc hơi, miếng cao su đàn hồi, xốp nhẹ có lỗ hổng… Tùy thuộc vào độ rung của máy mà bạn có thể chọn vật liệu khác nhau sao cho phù hợp nhất.
Hấp thụ rung động
Ngoài cách hạn chế, triệt tiêu tiếng ồn của máy nén khí bằng các vật liệu đặc biệt, chúng ta còn có thể hấp thụ luôn sự rung động của máy nén khí bằng cách lắp đặt nó phía trên một bề mặt đàn hồi để giảm chấn động của máy trong quá trình vận hành.
Trang bị bộ tiêu âm cho máy nén khí
Bộ tiêu âm cho máy nén khí là thiết bị có tác dụng giảm âm, loại bỏ không khí chứa đầy bụi bẩn và độ ẩm. Các kiểu kết nối chân ren gồm: XY-05-½”, XY-07-¾”…
Khi lắp đặt bộ tiêu âm, không khí sẽ đi qua bộ lọc hạt kép để lọc các hạt bụi nhỏ, sau đó không khí trong lành sẽ thấm tự do qua bộ phận giảm tiếng ồn thứ cấp ở bộ thu âm. Trong quá trình này sẽ có 1 van được mở ra để tránh tình trạng không khí bị tắc nghẽn bởi sự tích tụ bụi bẩn và chuyển khí trực tiếp ra ngoài môi trường.
Trên đây là nguyên nhân chính gây ra tiếng ồn ở máy nén khí và 10 cách giảm tiếng ồn cho máy nén khí hiệu quả nhất màtổng hợp được. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có quá trình làm việc với máy nén khí an toàn và hiệu quả.
Bạn đang xem: 10 Cách giảm tiếng ồn cho máy nén khí hiệu quả nhất
Chuyên mục: Công cụ, dụng cụ
Các bài liên quan
- Máy nén khí piston là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Máy nén khí trục vít là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng
- 5 Cách làm tăng áp lực nước đơn giản, hiệu quả nhất
- Lực siết bu lông là gì? Tiêu chuẩn, cách tính và bảng tra lực siết bu lông
- Dầu máy nén khí là gì? Có công dụng gì? Máy nén khí dùng dầu gì?
- Hướng dẫn cách thay dầu máy nén khí đúng cách, chi tiết nhất